Khi lãnh tụ thích thơ

Trần Thất

6-3-2023

Cách nay vài năm, một lãnh tụ của chúng ta có chuyến thăm các tỉnh miền núi phía Bắc. Nhìn thấy cảnh thiên nhiên hùng vĩ của Tổ quốc, ông nổi hứng làm mấy câu thơ, trong đó có câu:

“Sông hồng sóng cuộn phù sa

Chảy xuôi Yên Bái chia ra hai bờ”.

 

Khi đọc đến câu này thì tôi giật thót mình: Một phát hiện tuyệt vời! Té ra Sông Hồng phía thượng nguồn Yên Bái chỉ có MỘT BỜ (khi về Yên Bái mới “chia ra hai bờ”) Không hiểu sao lúc ấy tôi bỗng nghĩ tới bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ người Nga – bài “ĐÔI BỜ”. Thế rồi tôi nổi hứng làm mấy câu họa để nịnh lãnh tụ” như sau:

Hỡi chàng thi sĩ mộng mơ

Sông Hồng có đoạn một bờ chăng ta?

Hỡi chàng nhạc sĩ nước Nga

Sao anh không viết bài ca MỘT BỜ?

Mấy ngày gần đây trên báo chí cách mạng và cả trên mạng Facebook đang hot về mấy câu thơ của nhà thơ Xuân Diệu như sau:

“Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi

Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu

Tôi sống với cuộc đời chiến đấu ….”

Ảnh: Nhân vật “đang lên”, đọc thơ “Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi…” trong bài tuyên thệ nhậm chức. Nguồn: Dân Trí

Tôi thắc mắc: Làm sao một người lại có thể là ” cùng xương thịt” với nhiều người được nhỉ? Đó chỉ là cách nói ví von, hình ảnh của các thi sĩ mà thôi. Ngoài thi sĩ ra thì chẳng ai (đặc biệt là lãnh đạo) khi thề thốt lại nói năng ví von hình ảnh như thế.

Nói độc mồm, đã có một anh bạn từng tuyên thệ trong lễ nhậm chức rằng “Nếu tôi không cháy lên, nếu anh không cháy lên, nếu chúng ta không cùng cháy lên …thì làm sao có thể thay đổi được“. Vậy là vừa qua anh ta bị “cháy” thật mọi người ạ.

Ảnh: Người phát biểu mấy câu thơ: “Nếu tôi không cháy lên…” đã bị cháy. Nguồn ảnh: Internet

Từ những suy nghĩ nêu trên, tôi xin mạo muội sửa lại câu thơ nói trên của ông Xuân Diệu nào đó cho chính xác như sau:

Tôi cùng xương thịt với ông, cha của tôi

Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu

Tôi sống với cuộc đời chiến đấu

Quyết giành lại ngôi báu của ông tôi.

Các bạn thấy có đúng không?

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN


  1. Từ Bán cầu Bắc nhớ thương về Nam nơi Cầu Gỗ Cũ – Cầu Giấy Xưa
    ***************************

    Thương nhớ gửi Cầu Giấy Xưa
    Paris Hoa Tuyết quyện bụi mưa
    Nhớ thương về Cầu Gỗ Cũ
    Nhung nhớ biết sao cho vừa …
    Gởi về Nam bán cầu từ Bắc
    Từ châu Âu châu lục già nua

    Cô liêu bên Tháp Eiffel Anh đứng
    Thương về Hồ Gươm + Tháp Rùa
    Dưới dòng Sông Seine xuôi chảy
    Thương về Hà Nội – Phố Cổ xưa
    Đê Yên Phụ có còn cao hun hút ??
    Sông Hồng cuồn cuộn Buồm về chưa ?
    Chân mây cuối trời Sao Hôm vỡ lệ
    Ngân Hà lấp lánh vì siêu sao thưa

    Cô liêu bên Tháp Eiffel Anh đứng
    Thương về Hồ Gươm + Tháp Rùa
    Dưới dòng Sông Seine xuôi chảy
    Thương về Hà Nội – Phố Cổ xưa
    Cô đơn cạnh Tháp Eiffel anh muốn
    Ép-Em thành Phượng Vỹ hồng chưa
    Cắm vào Cầu Giấy đường hoa Cầu Gỗ
    Nhớ nhung Cổ Ngư biết mấy cho vừa
    Hà Nội phố ơi ! Người Hà Nội hỡi !
    Phố Sinh từ + Cố nhân ấm đêm mưa
    Hơi tình nồng Đêm hồng Phố Cổ
    Thương về Phố Sinh từ Hà Nội năm xưa
    Ngã ngàn bước thăng trầm cơn gió bụi
    Tháp Bút may ghi kịp… Tháp Rùa chưa !!
    Việt Sử giáng thăng Cận đại + Hiện đại
    Nội chiến vừa tàn Chiến tranh Lạnh chưa !!
    Giờ lại bão lốc Thời đại toàn Thế giới
    Âu sử Mỹ sử Á sử chẳng đâu chừa

    Hà Nội phố ơi ! Người Hà Nội hỡi !
    Phố Sinh từ + Cố nhân ấm đêm mưa

    Ăn năn xin gục đầu nguyện hối cải
    Đoạn trường đứt ruột tiếc nhớ thuở xưa
    Có Ai sắp về Phố Sinh từ chốn cũ
    Xin nhắn gởi giùm ta qua cơn bụi mưa
    Mái tóc thề Tràng An bồng bềnh suối chảy
    Nhớ chăng một Người Hà Nội về chưa ?
    Lưu vong lưu đày lưu sinh lưu lạc từ ấy
    Hỡi Hà Nội phố Sinh từ ơi Cầu Gỗ Xưa
    Từng người di cư di tản vượt biên Đời khép lại
    Thương nhớ gửi Hồ Gươm bóng Trăng thưa
    Paris bụi mưa bay Hoa Tuyết quyện
    Nhớ thương về Cầu Gỗ Cũ đêm mưa
    Xin gởi về Nam bán cầu từ Bắc
    Nhung nhớ biết sao cho vừa …

    Cô liêu bên Tháp Eiffel Anh đứng
    Thương về Hồ Gươm + Tháp Rùa
    Đất Pháp từ châu Âu lục già nua
    Dưới dòng Sông Seine xuôi chảy
    Thương về Hà Nội – Phố Cổ xưa
    Đê Yên Phụ có còn cao hun hút ??
    Sông Hồng cuồn cuộn Buồm về chưa ?
    Chân mây cuối trời Sao Hôm vỡ lệ
    Ngân Hà lấp lánh vì siêu sao cuối mùa…

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. “Cách nay vài năm, một lãnh tụ của chúng ta có chuyến thăm các tỉnh miền núi phía Bắc. Nhìn thấy cảnh thiên nhiên hùng vĩ của Tổ quốc, ông nổi hứng làm mấy câu thơ, trong đó có câu:
    “Sông hồng sóng cuộn phù sa
    Chảy xuôi Yên Bái chia ra hai bờ”.”
    Lưu Trọng Văn lại viết trên facebook:
    “Hay, tất cả là do chính cái bọn ở Yên Bái tết vừa rồi đã nồng nhiệt ca ngợi thơ của anh Bảy: thơ thế mới là thơ… thần, để anh Bảy thấy thơ ai giống thơ mình là vội khen?
    Thái Sinh, nhà văn ở Yên Bái vừa gửi gã bài thơ anh Bảy đọc ở Yên Bái mà được hầu hết quan chức trung ương và tỉnh nồng nhiệt vỗ tay, không biết trong đó có ông Hiệp tháp tùng không?
    Thơ rằng:
    Sông Hồng sóng cuộn phù sa
    Chảy xuôi Yên Bái chia ra hai bờ
    Mường Lò đẹp đến sững sờ
    Khiến hồn lữ khách thẫn thờ miên man
    Chập chùng dãy ruộng bậc thang
    Lúa xanh óng ả bạc ngàn nhấp nhô.”
    Trong khi báo Yên Bái viết:
    “.. để Yên Bái đẹp mãi như bài thơ:
    Sông Hồng sóng cuộn phù sa,
    Chảy xuôi Yên Bái chia ra hai bờ,
    Mường Lò đẹp đến sững sờ,
    Khiến hồn lữ khách thẫn thờ miên man,
    Chập chùng dãy ruộng bậc thang,
    Lúa xanh óng ả bạc ngàn nhấp nhô.”
    Kể ra Nguyễn Xuân Phúc mà làm được mấy câu thơ ấy thì cũng khá, không đến nỗi cờ lờ mờ vờ. Cũng như, khoái xỉ vả người khác, nhưng khi bản thân viết lách lảm nhảm, bị người ta vạch ra thì sôi máu lên.
    Thấy có bài thơ:
    “Tình Yêu Yên Bái
    Tác giả: Dung Nguyên
    Sông Hồng sóng cuộn phù sa .
    Chảy xuôi Yên Bái chia ra hai bờ .
    Mường Lò đẹp đến sững sờ .
    Khiến hồn lữ khách thẫn thờ miên man .
    Chập chùng dãy ruộng bậc thang .
    Lúa xanh óng ả bạt ngàn nhấp nhô .
    Thoảng mùi cốm ướt cốm khô .
    Thơm hương xôi nếp bỏng ngô cháy giòn .
    Nhản Văn Chấn chín mọng tròn.
    Ăn no cái bụng miệng còn muốn thêm .
    Cam sành ngọt lịm Lục Yên .
    Đẫy đà xuân sắc ngã nghiêng dưới đồi .
    Miền tây sơn cước xa xôi .
    Có cô gái Thái đôi môi nồng nàn.
    Dịu dàng như cánh hoa Ban.
    Băng rừng lội suối gian nan tìm chồng.
    Núi cao đất rộng mênh mông .
    Chùn chân rã sức má hồng vùi chôn .
    Chuyện tình Ban Trắng hoàng hôn .
    Nghe qua ai cũng bồn chồn xót xa.
    Thác Bà cá nối đuôi nhau.
    Mặt hồ như ngọc thanh tao giữa trời
    Thủy Tiên huyền ảo ngỏ lời.
    Len trong thủy động rũ đời gió sương.
    Một lần thôi đủ vấn vương.
    Tình yêu Yên Bái ngàn thương gửi người.”
    Vốn đầu tiên tác giả viết sai chữ “bạc ngàn” sau sửa lại là “bạt ngàn”.
    Dung Nguyên có đến 221 bài thơ, nếu in cũng được vài tập thơ.
    Hay Nguyễn Xuân Phúc có bút danh là Dung Nguyên chăng.

  3. Đang lo tân chủ tịch không hề bằng cựu chủ tịch.
    Hóa ra chỉ là cái lo hão.

Comments are closed.