Từ Điện Capitol đến toà nhà Quốc hội Brazil

Lâm Bình Duy Nhiên

10-1-2023

Cử tri của cựu Tổng thống cực hữu, Jair Bolsonaro, đã tràn vào tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Brasil hôm Chủ Nhật 08/01.

Họ đã đập phá cửa kính của Tòa Tối cao và tìm cách bao vây Dinh Tổng thống.

Những kẻ quá khích này cho rằng, Jair Bolsonaro đã bị Luiz Inacio Lula da Silva, Tổng thống đắc cử, gian lận trong cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua.

Họ không chấp nhận kết quả nên muốn tái tạo lại cuộc xâm chiếm Điện Capitol tại Hoa Kỳ của những người ủng hộ ông Trump khi ông này bị đánh bại trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Điều đáng nói và chưa từng xảy ra trong lịch sử Brazil là ông Jair Bolsonaro đã không chịu tham dự lễ chuyển giao quyền lực và nhậm chức của Tổng thống đắc cử của ông Lula. Bolsonaro đã bay sang Florida, Mỹ, cùng các trợ lý đắc lực.

Ông Jair Bolsonaro cũng có nhiều điểm tương đồng như ông Trump. Cả hai đều theo chủ nghĩa dân tuý và không chịu theo một khuôn khổ ngoại giao nào cả.

Và cả hai đều không thừa nhận kết quả cuộc bầu cử Tổng thống. Một cách gián tiếp, sự im lặng hay không chịu chúc mừng đối thủ đã tạo nên sự tồn tại cho các thuyết âm mưu không có cơ sở.

Vụ bạo loạn tại Điện Capitol vào năm 2021 đã tạo ra những tiền đề xấu cho các quốc gia đang bị chủ nghĩa dân tuý khuynh đảo, như Brazil. Thật vậy, cuộc xâm nhập vào toà nhà Quốc hội hôm 8/1 đã khiến chúng ta liên tưởng đến những hình ảnh sốc và bạo lực tại Điện Capitol.

Dẫu ông Bolsonaro đã lên án các cuộc bạo loạn trên, nhưng dường như tất cả đã quá muộn khi chính cái nền tảng của nền dân chủ đã bị tấn công.

Gần bốn thập niên trôi qua từ khi có bầu cử Tổng thống, Brazil chưa bao giờ phải trải qua những thời khắc phi dân chủ như hôm 8/1/2023!

Sau Mỹ và Brazil, đến lượt quốc gia nào sẽ “đi theo lối mòn” trên khi không chịu nhìn nhận kết quả bầu cử và tiến hành những cuộc bạo động xâm chiếm các trụ sở của chính phủ?

Dân tuý, phi dân chủ và không tôn trọng kết quả cuộc chơi bầu cử, đó là những di sản tại hại của những chính khách như Trump và Bolsonaro.

Bóng ma của cuộc bạo loạn tại Điện Capitol vẫn còn đó…

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Xin hỏi lại ngày Thương viện Hoa kỳ phe chuẩn Thẩm phán Kavanagh người dân tràn vào toà nhà Thượng viện la ó , phá phách thì có phải thái độ ôn hoà không ?
    Đám đông kéo tới Tối cao pháp viên khi rò rỉ tin tức về phán quyết phá thai năm vừa qua có phải là bóng ma cuộc bạo loạn không ? Đe dọa sinh mạng các Thẩm phán như vậy có khác gì bạo loạn không ?
    Cách mạng mùa Xuân Á rập hay những cuộc cách mạng màu có là bóng ma các cuộc bạo loạn nổi dậy không ? Xin dùng sự hiểu biết , thời gian và công sức của mình để đưa lên Tiếng dân những bài viết hay trong tinh thần truyền bá kiến thức và tình thương yêu , xay dựng để mỗi bài viết được người đọc trân trọng đón nhận và dành sự kính trong đối với tác giả . Thân ái. ,

  2. Nguyễn Gia Kiểng, Trương Nhân Tuấn chưa trả lời được câu hỏi: bầu cử dân chủ, bọn “xấu” nhiều hơn bọn “tốt” thì làm thế nào?
    Đổ tội cho Trump và Bolsonaro liệu đã xác đáng? Trump và Bolsonaro nói mà không ai nghe, liệu Trump và Bolsonaro có làm trò trống gì được không.
    Suy ra tiếp theo là “dân trí thấp”!!! Dân trí thấp do … “môi trường xã hội kém”, “giống người kém” …. vv. và ..vv… Tít mù nó lại vòng quanh. “Dân hèn kém” dẫn tới “chế độ xấu”, “chế độ xấu”dẫn tới “ân hèn kém”.
    Giới “tinh hoa” chỏ lối dẫn đường, dân đen vưỡn chửa hé được mắt ra.
    Nhưng ông anh tức giận đánh thằng em ngã lăn ra, lưng đè lên bát cho chó ăn, làm rách một miếng da trong Spare sắp ra mắt của Prince Harry, thì chưa chắc môi trường được che khuất bởi sự dối lừa đã hay ho. Không như Dương Trung Quốc lấy tên trên google là Hoàng Gia với sự đắc ý. Và Trương Huy San tự phụ, hoàng gia không tranh cãi với Mail. Chỉ là “hoàng gia lên giường với báo lá cải” để …

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây