Cư dân phải đối mặt với thực tế ở thành phố Kherson mới chiếm lại

AP

Cù Tuấn, dịch

4-12-2022

Những người dân bị thương đi bộ sau một cuộc tấn công của Nga ở Kherson, miền nam Ukraine, ngày 24 tháng 11 năm 2022. Ảnh: AP

KHERSON, Ukraine (AP) — Khi Ukraine giành lại Kherson từ quân chiếm đóng Nga cách đây gần một tháng, đó là một khoảnh khắc vinh quang và tự hào, được ca ngợi là khởi đầu của sự kết thúc chiến tranh. Nhưng khó khăn cho người dân thành phố này còn lâu mới kết thúc.

Mặc dù thoát khỏi sự kiểm soát của Nga, thành phố phía nam này và các khu vực xung quanh vẫn đang phải chịu hậu quả của gần 9 tháng chiếm đóng và cảm nhận được sự áp sát gây chết người của quân Nga, hiện đang đóng quân bên kia sông Dnepr.

Kherson bị chiếm vào tháng 3 đầu cuộc chiến, thành phố này trở thành một phần của vùng Kherson do Nga nắm giữ cho đến tháng 11, khi người Ukraine chiếm lại khu vực này. Quân Ukraine giành lại quyền kiểm soát thành phố chính — Kherson, với dân số trước chiến tranh là 200.000 người — và các thành phố khác do Nga kiểm soát.

Việc giải phóng thành phố diễn ra chỉ vài tuần sau khi Nga sáp nhập Kherson và ba khu vực khác một cách bất hợp pháp sau các cuộc trưng cầu dân ý giả mạo. Nhưng quân Nga đã tấn công lại từ phía bên kia của Dnieper, với Kherson nằm trong tầm bắn của pháo binh.

Kể từ đó, các vụ pháo kích gần như hàng ngày và tình trạng mất điện, nước đã trở thành một thực trạng mới. Trong giá lạnh, mọi cư dân phải xếp hàng để lấy khẩu phần thức ăn hoặc nước uống. Họ để tang những người đã khuất và phủ vải lên thi thể của những nạn nhân mới bị pháo kích nằm trên vũng máu. Một số người lấy nước trực tiếp từ sông Dnepr, mạo hiểm tính mạng với lính bắn tỉa của Nga từ bờ bên kia.

Tại ngôi làng Tsentralne, các thành viên gia đình Ukraine gặp nhau lần đầu tiên kể từ khi quân đội Nga rút khỏi vùng Kherson, miền nam Ukraine, ngày 13 tháng 11 năm 2022. Các gia đình tan nát khi Nga xâm lược vào tháng 2, khi một số bỏ chạy và những người khác sống trong ẩn nấp. Ảnh: AP

Không giống như những ngôi làng và thị trấn ngay trên tiền tuyến, thành phố Kherson dường như tương đối bình yên. Khi họ giành lại quyền kiểm soát vào giữa tháng 11, chính quyền Ukraine đã tổ chức các buổi hòa nhạc và thành phố mở tiệc ăn mừng, tạm thời quên đi chiến tranh. Người dân ca ngợi những người lính đến giải phóng như những anh hùng và quấn mình trong những lá cờ Ukraine có chữ ký của những người lính. Tất cả đều rạng ngời niềm tự hào và hạnh phúc.

Chỉ vài tuần sau, còi hụ vang lên khắp nơi, với các xe cứu thương chở những người bị thương trong vụ pháo kích mới nhất. Bằng chứng về những hành động tàn bạo của quân chiếm đóng Nga đã được những người dân kể lại với cáo buộc bị tra tấn. Trước tình trạng mất điện thường xuyên, nhiều người xếp hàng sạc điện thoại tại các điểm điện chung trong công viên thành phố. Vào ban đêm, cư dân với đèn pin đi lục lọi trong đống đổ nát tại ngôi nhà bị đánh bom của họ.

Một số người không thể chịu nổi nữa. Họ đóng gói đồ đạc trong ô tô, mang theo thú cưng của mình và đi đến một nơi nào đó an toàn hơn, hy vọng chiến tranh sẽ sớm kết thúc để họ có thể trở về nhà.

Những người ở lại bất chấp và sẵn sàng chịu đựng gian khổ. Trẻ em chơi đùa tại các trạm kiểm soát bị bỏ hoang giương cao lá cờ Ukraine bất chấp những vụ nổ gần đó, và những cư dân khác thì chửi bới những người bị tình nghi là cộng tác viên cho Nga bị trói ở nơi công cộng.

Ở một nơi khác, một bức ảnh đóng khung của Tổng thống Nga Vladimir Putin nằm trên mặt đất, kính trong khung ảnh đã bị đập vỡ.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Mai mốt đây sẽ có 1 anh lính Nga chưa bao giờ tham chiến ở Kherson nhưng lại mạo nhận, nên được huân huy chương này nọ . Nổi trận lôi đình, những người lính Nga đã tham chiến ở Kherson sẽ vạch mặt bản chất lừa đảo của người lính mạo nhận công lao đó, và trí thức Nga cũng phụ họa lên tiếng vạch trần bản chất xấu xa, lừa đảo của người lính mạo nhận công lao đó . Và dân Nga sẽ ca tụng & kính trọng các trí thức đã gióng lên tiếng nói của sự thật

    Why i know this, vì nó đã xảy ra ở Việt Nam tụi bay . Bình thường thui

  2. Kherson có vẻ giống Huế Mậu Thân năm nào

    “Kể từ đó, các vụ pháo kích gần như hàng ngày và tình trạng mất điện, nước đã trở thành một thực trạng mới … mọi cư dân phải xếp hàng để lấy khẩu phần thức ăn hoặc nước uống. Họ để tang những người đã khuất và phủ vải lên thi thể của những nạn nhân mới bị pháo kích nằm trên vũng máu”

    Và đây nữa

    “một bức ảnh đóng khung của Tổng thống Nga Vladimir Putin nằm trên mặt đất, kính trong khung ảnh đã bị đập vỡ”

    Chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh do nghệ sĩ nhiếp ảnh của Trung Quốc bấm máy, và lá cờ Tổ quốc của Đào Tiến Thi cũng đã nằm lăn lóc trên những con đường thành phố Huế ngày xưa

    “Người dân ca ngợi những người lính đến giải phóng như những anh hùng và quấn mình trong những lá cờ Ukraine có chữ ký của những người lính. Tất cả đều rạng ngời niềm tự hào và hạnh phúc”

    Chả khác Huế Mậu Thân là mấy

    “Bằng chứng về những hành động tàn bạo của quân chiếm đóng Nga đã được những người dân kể lại với cáo buộc bị tra tấn”

    No Star Where. 5000 mạng dân Ngụy có diễm phúc được Quân Đội Nhân Dân Việt Nam của Huy Đức chôn sống không bằng mạng ông đảng viên 56 tuổi Đảng . Nói chung, mất mát đã được tính trước & có thể chịu đựng được . No star cả & cũng chả star where.

Comments are closed.