29-10-2022
BẾN KHÔNG CHỒNG là tiểu thuyết tuyệt vời của nhà văn Dương Hướng, đoạt giải thưởng Văn học của Hội nhà văn VN năm 1991, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2016, với hơn 14 lần tái bản; được dịch ra nhiều ngôn ngữ quốc tế và chuyển thể thành phim.
Tiểu thuyết khắc họa cuộc đời của những con người ở bến sông Đình Đoài, làng Thụy Liên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, với bao trắc trở, đổ vỡ và bi thương, thời gian trong và sau chiến tranh. Trong hai cuộc kháng chiến có 230 người hy sinh, để lại làng quê 31 Bà mẹ VN anh hùng và hàng trăm góa phụ.
BẾN KHÔNG CHỒNG được đạo diễn Lưu Trọng Ninh chuyển thể thành phim cùng tựa (năm 2000), đoạt giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim VN lần thứ 13.
Năm 2017, BẾN KHÔNG CHỒNG một lần nữa được Lưu Trọng Ninh chuyển thể thành bộ phim truyền hình dài tập Thương nhớ ở ai, đoạt giải Cánh Diều vàng cho phim truyện truyền hình xuất sắc nhất.
Năm 2019, Ủy ban xã Thụy Liên tổ chức lễ khánh thành khu Bia lưu niệm “BẾN KHÔNG CHỒNG”, kinh phí hơn 2,6 tỷ đồng!
Không chỉ bom, đạn tàn phá trong chiến tranh, quy hoạch giải tỏa trong thời bình cũng tàn phá nhà cửa, nhà chùa, con người kinh khủng. Cứ nhìn chuyện giải tỏa ở Thủ Thiêm thì rõ.
Trong cơn cuồng phong quy hoạch, TP.HCM đầu tư 4.000 tỷ đồng để xây Siêu Bến xe Miền Đông mới, lớn nhất nước, diện tích 16ha, thừa sức chuyên chở 7 triệu lượt hành khách/năm.
Giống như quy hoạch chợ, chính quyền quy hoạch bến xe không tính 3 yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa, mà chỉ dựa vào trí tưởng tượng lãng mạn của mình. Vì vậy chợ mới xây xong, tiểu thương không bán trong nhà lồng, mà ra vỉa hè quanh chợ để bán. Bến xe mới xây xong, xe không vào bến, mà tìm bến cốc, bến dù đậu tạm.
Tinh trạng bến cốc, bến dù xảy ra tại các bến xe trong các quận ven đã khó xử. Đàng này, Bến xe miền Đông mới dời một phát ra ngoại thành, cách bến cũ 15 cây số, khánh thành đã hai năm mới dời được hơn 100 tuyến từ bến cũ ra bến mới, nhưng mỗi ngày giảm gần 300 chuyến so với thời gian các tuyến này còn chạy ở địa điểm cũ.
Sở GTVT cho hay, có một nửa số chuyến chuyển sang bến dù, bến cốc, một nửa chuyển sang các bến khác, hoặc đổi từ chạy cố định sang hợp đồng để vào nội đô đón trả khách.
Nếu nhà văn Dương Hướng vào Bến xe miền Đông mới, viết tiểu thuyết BẾN KHÔNG XE chắc chắn sẽ hấp dẫn không thua BẾN KHÔNG CHỒNG. Nó sẽ đoạt giải thưởng văn học, dựng thành phim sẽ đoạt giải Cánh Diều Vàng. Biết đâu, sau này còn có Bia tưởng niệm Bến không xe?
Điều nổi bật trong bài này là vẫn tồn tại 1 dòng chảy ngầm của nền văn hóa cách mạng . Bến Không Chồng của Dương Hướng cùng với Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh là, trích ý, bằng chứng về sự hy sinh không gì so sánh được của nhân dân các bác trong cuộc chiến tranh đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào . Những thế hệ sau như các bác phải sống xứng đáng với những hy sinh không gì đo đếm được đó, chớ hổng phải tứ khoái phải theo tiêu chuẩn tư bửn mới chịu được .
Giải thưởng văn hóa mang tên Phan Chu Trinh được trao cho Lữ Phương là “tiếng thét từ trái tim người Cộng Sản”, if you will, lời hiệu triệu văn hóa cách mạng phải chiến thắng . Tất cả những ai có lương tri đều phải hưởng ứng .
Nên nhớ thắng văn hóa là thắng hết, thua văn hóa là thua hết . Hãy làm cho nền văn hóa cách mạng rũ bùn đứng dậy sáng lòa, trở thành vinh quang rất đỗi tự hào như ngày xưa . Cố lên các bạn ơi
Từ “Bến không chồng” đến “Bến không xe”= Từ “Chết cho đảng chễm chệ trên ngôi vua không cần dân, chỉ cần có bố tàu ôm trong lòng” đến “Cái gì ăn được thì cứ làm vì đã có thằng dân nai lưng ra gánh”
Rồi sẽ có Bến không có gì.