15-10-2022
Cuối tháng 8/2022, bà Phạm Thị Kim Tuyến – nguyên phó ban đại diện cha mẹ HS lớp 2/7 niên khóa 2021-2022, Trường tiểu học An Hội, Gò Vấp đến gặp bà Phan Thúy Trang – hiệu trưởng, nhân danh “nhóm mạnh thường quân lớp 2/7” tặng trường 14 triệu đồng để xài tùy thích; và xin tặng và 1 máy lọc nước đặt tại lớp 3/10 niên khóa 2022-2023.
Hiệu trưởng Trang hoan hỉ nhận quà, mà không tìm hiểu quà này có được vận động từ phụ huynh không? (vi phạm Thông tư 55/2011/TT – BGDĐT).
Vì lớp 2/7 cũ sẽ lên lớp 3/10 mới, bà Tuyến đã “vận động hành lang” để tranh cử vào Ban đại diện cha mẹ HS lớp 3/10. Giống như vụ lobbying tranh cử tổng thống Mỹ (Trump tố con trai Biden nhận lương của Cty TQ), phụ huynh Nguyễn Thị Liên đã tố bà Tuyến ép phụ huynh nộp đổ đồng, không có mạnh thường quần… què nào cả! Ban đại điện cha mẹ HS lớp 2/7 cũng can ngăn, nhưng bà Tuyến đã loại những người này khỏi khỏi group Zalo, tiếp tục đi thu.
Cô chủ nhiệm lớp 3/10 báo cáo hiệu trưởng Trang, vẫn bị bà Tuyến loại khỏi group Zalo. Từ đó, hiệu trưởng Trang mới yêu cầu bà Tuyến dừng quyên góp, trả lại số tiền đã thu nếu phụ huynh có yêu cầu. Đồng thời, trường trả lại tiền bà Tuyến xin “tặng”. Bà Tuyến đã khóc vì “bể kèo”, xin sẽ giải quyết ổn thỏa.
Lẽ ra, với vai trò giống “Tối cao Pháp viện Mỹ,” bà Trang và Ban đại diện cha mẹ trường xử lý tiền lobbying trước tranh cử đã xong. Đàng này, ngày 3/10, bà Trang và Trưởng ban đại diện cha mẹ HS trường lại tham dự cuộc họp phụ huynh đầu năm, trong đó có phần tranh cử.
Tại đây, bà Liên lên án bà Tuyến thu đổ đồng, cô lập bà Liên và con, dọa lấy ý kiến cha mẹ HS lớp 3/10 đề nghị trường đưa con sang lớp khác học nếu không đồng ý đóng tiền. Bà Tuyến đã gặp con bà Liên, bảo về nói với mẹ vào group “mạnh thường quần”.
Nhiều phụ huynh tố bà Tuyến lạm thu, bà Tuyến giải trình, do mong muốn HS của lớp có điều kiện học tập, sinh hoạt tốt và không có số đt của bà Liên nên mới phải nhắn cho con về nhắc mẹ. Rồi hiệu trưởng không ngắt lời, để bà Tuyến gọi đến phụ huynh nghèo thứ ba đối chất chuyện nhạy cảm “Nghèo đừng theo lớp này”, giống “Nhức răng đừng ăn tôm hùm”.
Tuy bà Tuyến không tranh cử, mất toi mấy tháng vận động hành lang, nhưng hiệu trưởng Trang chỉ yêu cầu bà Tuyến trả lại tiền cho phụ huynh nào “có yêu cầu”, bà Liên sợ chìm xuồng bèn tung clip “Nghèo đừng theo lớp này” lên TikTok. Hiệu trưởng Trang chữa cháy “sự cố truyền thông” bằng xăng, gọi bà Liên lên hỏi động cơ đăng Clip? Bà Liên nói chỉ tố hành vi lạm thu, lạm quyền của bà Tuyến, không có ý làm xấu nhà trường. Tuy nhiên, bà Liên vẫn gỡ Clip.
Nhưng “cây muốn lặng, mà gió chẳng ngừng”, nhà bà Liên bị tạt sơn, bà tung lại Clip, vì nghĩ bà Tuyến trả thù. Nhưng hiệu trưởng Trang là “người trong cuộc nên hiểu người trong kẹt”, chỉ cho bà Liên thấy: trước một ngày nhà bị tạt sơn, bà Liên đã đăng trên mạng việc đi đòi lại tiền cho người chị họ bị lừa mua sản phẩm, do đó không thể xác định ai tạt sơn nhà bà Liên. Hiệu trưởng đã hướng dẫn, đồng thời liên hệ với công an Phường 14 để bà Liên đến trình bày việc nhà bị tạt sơn!
Đề nghị Sở GD&ĐT tống cổ ngay hiệu trưởng Phan Thúy Trang ra khỏi ngành giáo dục, vì Trang có dấu hiệu là “dân trong nghề tạt sơn”!
Học giả NĐK
(“Hội phụ huynh” là cách gọi trước đây, còn tên chính thức trên văn bản giấy tờ bây giờ là “Ban đại diện cha mẹ học sinh”, giống kiểu như “thu phí” với “thu giá” vậy).
Với kinh nghiệm 3 năm liền làm Trưởng ban đại diện CMHS lớp, Phó trưởng ban đại diện CMHS trường (ở một trường tiểu học tại TP.HCM) tôi cho rằng Bộ Giáo dục & Đào tạo nên cân nhắc bỏ hẳn cơ cấu “Ban đại diện CMHS” hiện nay tại tất cả các trường công.
Theo dõi câu chuyện lạm thu hơn 15 năm nay ở các trường (kể từ khi mới bước chân vào nghề báo, cho đến khi thực tham gia trực tiếp vào hoạt động của ban đại diện CMHS mới đây) tôi thấy hoạt động chủ yếu, tích cực và xuyên suốt của hầu như tất cả các ban đại diện chỉ có một, đó là: THU TIỀN QUỸ.
Thực ra cũng không cần trải nghiệm thực tế, chỉ để ý quan sát một chút cũng thấy ngay, đầu mối của tất cả các khoản lạm thu được phản ánh trên báo chí những năm trước và thời gian gần đây đều ở một chỗ đó là: BAN ĐẠI DIỆN CMHS (HỘI PHỤ HUYNH).
Vậy mà, thật đáng ngạc nhiên, bấy lâu nay chưa thấy ai đặt câu hỏi về việc có nên hay không để tồn tại một cơ cấu ban đại diện CMHS này trong các trường công?
Qua trải nghiệm ba năm trong ban đại diện của mình quả thực tôi thấy vai trò của ban đại diện CMHS trong việc phối hợp, hỗ trợ nhà trường trong việc nuôi – dạy các con là vô cùng hạn chế. Hạn chế đến mức, tôi có thể nói chắc rằng có hay không ban đại diện CMHS cũng không ảnh hưởng gì đến chất lượng dạy – học và hoạt động của học sinh tại trường.
Vậy tại sao các Ban đại diện CMHS vẫn được lập ra? Và ai sẽ là người sốt sắng lập nên Ban đại diện CMHS này nhất? – Xin thưa, tất cả những ai từng có con học trong hệ thống trường công đều có thể dễ dàng trả lời ngay đó là: BAN GIÁM HIỆU.
Như đã nói ở trên, nếu không có cơ cấu gọi là ban đại diện CMHS các ban giám hiệu các trường chắc chắn sẽ gặp khó khăn với các khoản tiền cần “xã hội hóa” hàng năm để: mua máy chiếu, mua tivi, mua rèm cửa… vân vân và vân vân. (Một điều kỳ lạ là năm nào cũng có những khoản kiểu như thế này, như thể sau mỗi năm học, qua một kỳ nghỉ hè, ngôi trường lại rơi vào thế giới của Kafka, trang thiết bị năm cũ đột nhiên biến mất hết không một dấu tích vậy).
Mỗi lần nghe các vị lãnh đạo các trường lên báo chí giải thích về các khoản thu của cha mẹ học sinh đều là “tự nguyện”, “đồng thuận”… nói thật tôi thấy buồn nôn kinh khủng (“mắc ói dễ sợ” – nói theo kiểu miền Nam).
Cái gọi là “tự nguyện”, là “đồng thuận” của quý vị là gì?
– Là bóng gió gợi ý (nhiều khi là thẳng tuột luôn), là giả đò lấy ý kiến, rồi phổ biến cho ban đại diện trường, rồi đưa xuống cho giáo viên chủ nhiệm, đưa xuống cho ban đại diện lớp, rồi lấy biểu quyết ở lớp theo cùng một mô-típ như sau: Sẽ có vài vị phụ huynh có điều kiện đứng lên ủng hộ nhiệt thành, thậm chí còn đòi tăng thêm các khoản đóng góp. Sẽ một vài ý kiến yếu ớt chất vấn, hay phản đối. Sẽ nói qua nói lại một hồi, rồi hết thời gian họp phụ huynh. Biểu quyết. Đa số đồng ý. Xong.
Khốn thay, trong một trường, hay một lớp học bao giờ cũng thế, những gia đình, những phụ huynh có điều kiện nhất là những người mạnh miệng (lớn tiếng) nhất. Ở chiều ngược lại, những gia đình, những phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn nhất lại chính là những người ít có tiếng nói nhất. Họ là những người yếu thế. Họ không dám lên tiếng. Hoặc có thể tệ hơn, vừa nghe đến những khoản thu kiểu như vậy thì họ đã ngay lập tức xây xẩm mặt mày, vội nghĩ cách xoay xở cho ra cái khoản đó để kịp đóng góp cho con, chứ làm gì đã nghĩ đến chuyện lên tiếng phản đối hay chất vấn.
Như thế, cái gọi là “tự nguyện”, là “đồng thuận” của quý vị thực ra chỉ là “ném đá giấu tay”, mượn tay ban đại diện thực hiện các mục tiêu của mình, và lấy đa số (to tiếng) áp đặt thiểu số (yếu thế) không có tiếng nói.
Nói đến đây tôi chắc phải dừng lại một chút, để có vài lời thanh minh. Thứ nhất, tôi không nói tất cả các trường, các ban giám hiệu đều như thế (bản thân tôi cũng đã có may mắn gặp được những thầy, cô giám hiệu thực sự hết lòng vì các con), nhưng hầu như chắc chắn các trường có chuyện lạm thu phụ huynh đều như thế. Thứ hai, có lẽ mọi phụ huynh đều nghĩ những khoản quỹ đóng góp cho ban đại diện CMHS là để lễ tết thầy cô, để tỏ lòng biết ơn. Nhưng thực tế, như cá nhân tôi nhìn nhận, quả tình thầy cô cũng không có mặn mà gì với các món quà của phụ huynh đâu, họ thường cảm thấy miễn cưỡng, khó xử khi nhận được các món quà này hơn là thích thú. Trong đa số trường hợp, thầy cô, nhất là thầy cô chủ nhiệm cũng là nạn nhân của nạn lạm thu này (vừa chịu o ép từ trên ban giám hiệu, vừa phải chịu tiếng oan o ép phụ huynh)
Nói tiếp về chuyện lạm thu. Việc lạm thu của Ban đại diện CMHS diễn ra ở tất cả các cấp học, nhưng nó đặc biệt tệ hại với cấp tiểu học và trung học cơ sở. Nhà nước đã chủ trương miễn học phí để mọi trẻ em đều có thể đến trường, phổ cập tiểu học (tiến tới phổ cập trung học cơ sở), thế nên, việc lạm thu đầu năm ở các trường không gì khác là phá hoại chính sách đúng đắn, nhân văn này.
Điều cuối cùng, nếu cần có tiếng nói, có sự tham gia của cha mẹ học sinh trong việc giáo dục con cái tại trường, chúng ta có thể cân nhắc thiết lập một mô hình khác hiệu quả hơn đó là thiết lập các học khu (có thể phân theo phường, xã), mội học khu sẽ có một Ban giám học là đại biểu nhân dân, giáo chức về hưu hoặc những nhà chuyên môn khác có quan tâm đến giáo dục, để hỗ trợ, theo dõi, giám sát hoạt động giáo dục tại tất cả các trường công trong phạm vi học khu của mình. Tôi tin, “Ban giám học” này sẽ có nhiều chuyên môn, trách nhiệm và sẽ có khả năng mang lại hiệu quả hỗ trợ, giám sát, nâng cao chất lượng giáo dục các trường công tốt hơn nhiều các “Ban đại diện CMHS” hiện nay.
Nguồn Mạng.
Học Giả Thái Bá Tân.
Trên cổng một trường nọ
Ở Nam Phi, người ta
Khắc câu nói nổi tiếng
Của Nelson Mandela.
“Muốn hủy diệt một nước,
Không cần bom hạt nhân.
Tên lửa và đại bác,
Tàu chiến cũng không cần.
Chỉ cần ngành giáo dục
Của nước ấy suy đồi.
Chuẩn thấp, chất lượng thấp
Gian lận điểm và rồi
Các bác sĩ nước ấy
Sẽ giết chết bệnh nhân,
Và các nhà chính trị
Hoang phí tiền của dân.
Mua bằng, gian lận điểm,
Kỹ sư, nhà mới xây
Nứt lún hoặc sụp đổ,
Hoặc thẩm thấu suốt ngày.
Cũng vì lý do ấy,
Trong tay các quan tòa
Công lý bị bóp méo,
Gây hậu quả xót xa.
Khi giáo dục xuống cấp,
Trí thức thành lưu manh.
Tôn giáo sẽ xung đột.
Đất nước sẽ chiến tranh.
Vì vậy, để sụp đổ
Ngành giáo dục nước nhà,
Tức là tự cho phép
Sụp đổ một quốc gia.
Nguồn Mạng.
Học Giả: BÙI CHÍ VINH
Xưa học hành miễn phí
Giờ vượt 7 hàng rào
Chẳng lẽ tiên học lễ
Hậu học toàn gươm đao
Xưa không có đồng nào
Vẫn ung dung đến lớp
Giờ không có hầu bao
Thì coi như trớt quớt
Xưa vua quan sĩ tốt
Đều trên dưới một lòng
Bệnh có nhà thương thí
Học có trường vì dân
Không phải đóng tiền ăn
Không đóng tiền mua sữa
Đến trường khỏi băn khoăn
Nghèo giàu đều như rứa
Giờ thì đóng thả cửa
Hết tiền xây dựng trường
Rồi đến tiển quỹ lớp
Đủ thứ tiền bất lương
Tiền bán trú không buông
Tiền đồng phục cũng lấy
Tiền chìm hội phụ huynh
Tiền nổi có trời thấy
Tiền bảo hiểm y tế
Tai nạn cũng bảo kê
Tiền, tiền, chết mặc kệ
Không có tiền thì… về
Xưa học ở đồng quê
Trẻ con còn huýt sáo
Giờ học chốn thị thành
Trẻ con toàn mất máu
Xưa, đâu thèm nói xạo
Thời Đệ Nhất Cộng Hòa
Chỉ cần đi đến lớp
Học trò là… bông hoa !
Nguồn Mạng.
Sự khốn nạn của một bộ phận không nhỏ các quan chức trong ngành giáo dục đang làm băng hoại nền giáo dục nước nhà. Đất nước này, dân tộc này đã đang và sẽ phải chịu hậu quả vì loại quan chức khốn nạn đó.
Đã có hiệu trưởng dẫn gái là học trò cho quan trên, hiệu trưởng ngồi trên taxi vào trường làm gãy chân học trò nhưng lại trơ trẽn tìm cách chối tội đến hiệu trưởng chủ trương thu tiền mỗi suất nghỉ trưa 15.000 đồng thì không còn gì để nói về một bộ phận không nhỏ các quan chức quản lý nền giáo dục nước nhà. Ai cho phép vị hiệu trưởng trường trên biến các lớp học của trường thành phòng trọ rẻ tiền?. Còn biết bao nhiêu vị hiệu trưởng từ cấp tiểu học đến cấp đại học đang biến trường học thành nơi mình thực hiện uy quyền và trục lợi khi đang tại chức? Ai phải chịu trách nhiệm vì đã đề bạt, bổ nhiệm những kẻ thiếu nhân cách lên làm hiệu trưởng?. Những hiệu trưởng khốn nạn đó học trò biết, phụ hunh biết, giáo viên biết lẽ nào quan chức giáo dục các cấp cao hơn không biết!
Thưa các thầy các cô ở những trường có loại hiệu trưởng khốn nạn nói trên, lẽ nào các vị không thấy xấu hổ với học trò mình, không thấy xấu hổ với con cái mình? Thiếu sự dũng cảm phê phán những việc làm sai trái tới mức khốn nạn của lãnh đạo trường liệu các vị có đủ tư cách dạy cho trò cách làm người tử tế?
Nguồn Mạng.
Trẻ con không được ăn thịt chó.
Từ lâu chứ đâu phải giờ mới vậy, nhưng vẫn khoái được coi là “cao quý”, mà bản thân những người dạy học cũng chẳng biết cái sự “cao quý” ấy ở đâu mà ra.
Khổng Tử không thành công trên đường làm quan, về vườn, chuyên về dạy học. Trải qua bách gia tranh minh, Pháp Gia và Nho Gia thắng thế ở chính trường thời phong kiến bên Tàu, vì vậy nghề dạy học của Khổng Tử được đề cao quá mức so với tam giáo cửu lưu, bách gia chư tử, nguồn gốc “cao quý” là do vậy, chứ không phải là thực sự cao quý so với nghề khác.
Khổng Tử nói “suy ngẫm không bằng học”, thể hiện chủ nghĩa giáo điều, xem nhẹ sáng tạo, nhưng vua chúa khoái món này, nên Khổng giáo được trọng dụng.
Ở phố xá xứ Tây Phi, cha mẹ có tiền có quyền, nịnh thày nhằm có lợi cho con, cha mẹ nghèo hèn sợ con bị trù, không dám lên tiếng vì thấp cổ bé họng.
Ở nông thôn, nông dân nghèo là chính, tiền đâu mà góp lắm. Học phí tăng từ 90 ngàn lên 200 ngàn đã nháo nhác lên cả, viết đơn đưa đi các nơi. Họp phụ huynh, nhà trường họp muộn so với thông báo, phê bình ngay, nhà trường và thày cô như vậy là không được, mất ngày mất buổi, còn phải kiếm ăn, ở phố thì im thin thít.
Nhưng nhiều người lại coi thường “đám dân trí thấp”, chỉ biết cái trước mắt, chả nhìn được cao xa.