Cù Tuấn, dịch
9-10-2022
Tóm tắt: Trường Cao đẳng Linacre định đổi tên thành Cao đẳng Thảo, theo tên chủ tịch Sovico Group, để đổi lấy 155 triệu bảng Anh, nhưng vẫn chưa thấy tiền đâu cả.
Kế hoạch đổi tên một trường cao đẳng Oxford theo tên một bà trùm hàng không “bikini” người Việt Nam để đổi lấy khoản tài trợ trị giá 155 triệu bảng Anh đang bị nghi ngờ sau khi đợt chuyển tiền mặt đầu tiên không thành hiện thực.
Trường Cao đẳng Linacre năm ngoái đã thông báo rằng sau khi nhận được “món quà mang tính bước ngoặt” từ Sovico Group, trường sẽ đổi tên thành Trường Cao đẳng Thảo, được đặt theo tên của Chủ tịch công ty này, Nguyễn Thị Phương Thảo.
Nhưng Telegraph đã có thông tin rằng 50 triệu bảng đầu tiên – theo lịch sẽ được trả cho trường này vào ngày 30 tháng 6 – đã không đến.
Trong bối cảnh dư luận có thái độ tiêu cực và nghi ngờ về việc liệu việc đổi tên trường có được thực hiện hay không, bà Thảo đã muốn rút chân bỏ chạy.
Hiệu trưởng và giám đốc phát triển của trường đã đến Việt Nam vào cuối tháng 9 để cố gắng đảm bảo thỏa thuận này.
“Nếu bà ấy không có được sự thay đổi tên, bà ấy có thể rút chạy,” một nguồn tin cho biết, và nói thêm rằng “sự nghi ngờ về việc đổi tên và dư luận bất lợi” là lý do rất có thể cho sự chậm trễ chuyển tiền.
Tại thời điểm tuyên bố quyên góp, bà Thảo cho biết: “Tôi tin rằng Oxford là nơi phù hợp để biến mong muốn đóng góp lâu nay của tôi cho nhân loại thông qua giáo dục, đào tạo và nghiên cứu thành hiện thực”.
Đầu năm nay, Chính phủ Anh đã mở một cuộc điều tra về khoản quyên góp này, sau khi Tiến sĩ Lewis cảnh báo Hạ viện Anh rằng bà Thảo “cực kỳ thân thiết với chính quyền cộng sản Việt Nam”.
Nhưng cuộc điều tra đã này khép lại, với các quan chức của Bộ Giáo dục đã ca ngợi mức độ thẩm định do Cao đẳng Linacre thực hiện.
1. ‘Tiền bẩn và các khoản quyên góp lừa bịp’
Để tên trường đại học có thể được thay đổi, nó phải được sự chấp thuận của Hội đồng Cơ mật. Các cựu sinh viên Cao đẳng Linacre đã phát động một chiến dịch để ngăn chặn việc đổi tên, cho rằng việc đổi tên này sẽ gửi một thông điệp rằng các trường đại học ở Anh “về cơ bản là dùng để bán cho người trả giá cao nhất”.
Tiến sĩ Julian Lewis MP, một thành viên của Hội đồng Cơ mật, đang thúc giục cơ quan này ngăn chặn việc thay đổi tên. Phát biểu tại Hạ viện Anh, ông nói: “Nếu chúng ta muốn làm sạch các khoản tiền bẩn và các khoản quyên góp bịp bợm ở đất nước này, thì đây sẽ là một ví dụ tốt để bắt đầu.”
Ông Lewis, chủ tịch Ủy ban Tình báo và An ninh nhưng nói với tư cách cá nhân, giải thích: “Trong khi trường đại học có thể nhận tiền cho dù chính phủ có thích hay không, trường đó không thể đổi tên mà không có sự cho phép của Hội đồng Cơ mật. Do đó, chỉ có Hội đồng Cơ mật mới có quyền can thiệp một cách hiệu quả ”.
Thỏa thuận chính thức giữa trường Cao đẳng Linacre và bà Thảo nêu rõ rằng trường sẽ “sử dụng những nỗ lực hợp lý” để đổi tên trước tháng 9 năm 2023 sau khi nhận được khoản thanh toán 50 triệu bảng đầu tiên. Nhưng nó lưu ý rằng việc này này là “tùy thuộc vào trường đại học có được sự đồng ý trước của Hội đồng Cơ mật hay không”.
Cao đẳng Linacre được thành lập vào năm 1962 và được đặt theo tên của nhà nhân văn và bác sĩ nổi tiếng Thomas Linacre, người được sinh ra ở Canterbury vào giữa thế kỷ 15.
Nhưng vào tháng 11, trường đại học đã thông báo rằng họ sẽ đổi tên để đổi lấy khoản tài trợ trị giá 155 triệu bảng Anh từ công ty Sovico Group của bà Thảo.
Bà Thảo sinh năm 1970 tại Hà Nội, miền Bắc Việt Nam. Bà bắt đầu gây dựng tài sản của mình ở tuổi 21 khi đang theo học tại Đại học Kinh tế Nga Plekhanov ở Matxcơva, với việc nhập khẩu máy fax, nhựa và cao su vào Liên Xô khi đó.
Năm 2007, bà khai trương VietJet Air là hãng hàng không tư nhân giá rẻ đầu tiên tại Việt Nam, được gọi là “hãng hàng không mặc bikini” sau khi thực hiện chiến dịch quảng cáo với các tiếp viên mặc bikini.
2. ‘Ảnh hưởng của tiền đến từ nước ngoài’
Một thập kỷ sau, bà niêm yết công ty lên sàn chứng khoán và trở thành nữ tỷ phú duy nhất của Đông Nam Á.
Bà Thảo là Chủ tịch HĐQT của Sovico Holdings, công ty mẹ của VietJet Air. Công ty này cũng đầu tư vào một số dự án bất động sản và năng lượng.
Người phát ngôn của Cao đẳng Linacre cho biết: “Chúng tôi đang làm việc với Sovico Group và các cố vấn tài chính của họ để phát triển các quy trình chuyển tiền minh bạch, có thể kiểm toán và đáp ứng tất cả các yêu cầu pháp lý của cả chính phủ Vương quốc Anh và Việt Nam.
“Việc tìm kiếm một giải pháp tài chính hiệu quả đã gây ra một số chậm trễ. Sau các cuộc gặp mặt trực tiếp hiệu quả tại Việt Nam, chúng tôi hiện đang áp dụng tất cả các quy trình và thủ tục giấy tờ liên quan để chuyển số tiền trên.”
Một phát ngôn viên của Bộ Giáo dục Anh cho biết: “Chúng tôi đã đưa ra một bản sửa đổi nhằm giải quyết những lo ngại chính đáng về ảnh hưởng của tiền từ nước ngoài trong giáo dục đại học, mà không cản trở khả năng làm việc của các trường đại học đẳng cấp thế giới của chúng tôi với các đối tác toàn cầu.
“Chúng tôi sẽ không chấp nhận các hợp tác làm tổn hại đến an ninh quốc gia của chúng tôi, và Chính phủ Vương quốc Anh tiếp tục hỗ trợ lĩnh vực này nhằm xác định và giảm thiểu các nguy cơ can thiệp”.
Hai Lua Ðây la môt dang mua DANH ngu xuân ! Sau khi hoc xong LEKHANOP thanh mac benh than kinh !That la ngu xuan ! Du co mang ten truong gi thi van la NGU XUAN
Trong nước thì thiếu thốn đủ thứ nhưng vì cái tánh háo danh nên bỏ tiền ra mua danh, thấy mà ngứa mắt, đương nhiên là nhà cầm quyền này họ cũng gai mắt nên thương vụ mua danh 150 triệu bảng anh đã không thành. Chó cái