Nước Anh chưa bao giờ là đồng minh của Pháp, giúp Pháp “chiếm” Việt Nam

Trương Nhân Tuấn

10-9-2022

Nữ hoàng Elizabeth II băng hà, Hoàng đế Charles III muôn năm. Vương quốc Anh chịu quốc tang. Tang lễ Nữ hoàng sẽ kéo dài 10 ngày, tính từ ngày 9 tháng 9.

Vương quốc Anh chế độ quân chủ đại nghị, cũng như nhiều chế độ quân chủ lập hiến (hay đại nghị khác trên thế giới), đặc biệt các quốc gia Châu Âu, là những quốc gia hòa bình “dân giàu nước mạnh”.

Ngay cả ở các vương quốc Ả Rập hay ở Châu Á, nội tình dân tộc các xứ này khá bình ổn, nếu so sánh với các quốc gia chủ trương “bài phong” mà nội chiến như cơm bữa xảy ra ở chung quanh. Nước Nhật, không nói làm chi, vì sắc dân Nhật đồng nhất và hiến pháp ở đây do Mỹ viết. Mã Lai, Thái Lan, hai vương quốc này được thành hình với dân chúng gồm nhiều chủng tộc khác nhau (về tôn giáo, nguồn gốc, khuynh hướng chính trị…) nhưng nội bộ của họ không có nhiều xung đột (như xứ chi đó phía Đông nước Lào).

Vì vậy các chế độ quân chủ lập hiến hay quân chủ đại nghị cần được các lý thuyết gia chính trị quan tâm nhiều hơn. Nhất là ở các quốc gia mà mâu thuẩn sắc tộc, tôn giáo, vùng miền, chính kiến… khiến quốc gia không thể phát triển.

Ở đây tôi chỉ nói về quan hệ giữa “Thực dân Pháp” và “Đế quốc Anh”. Hai đế quốc này không phải lúc nào cũng “đồng minh” với nhau, ngay cả ở “vấn đề Việt Nam”.

Nếu chỉ nói từ hậu bán thế kỷ 19 đặc biệt khu vực Châu Á, Anh và Pháp luôn ở tư thế “cạnh tranh chiến lược”. Lực lượng hai đế quốc này ngang ngữa với nhau. Về hải quân, nước Anh vượt trội. Nhưng đến các năm 1890 thì hải quân Pháp có phần lấn lướt.

Pháp chiếm Bắc kỳ 1882, nguyên nhân chính là Pháp sợ Anh “phỗng tay trên”. Đầu tiên đổ quân ra Bắc là chiếm Hà Nội, tức thời sau đó là mỏ than Hồng Gai. Pháp sợ quân Anh, đóng ở Hồng Kông chiếm trước khu vực “chiến lược” này. Nên biết tàu bè thời đó còn chạy bằng than đá. Than đá tương đương với dầu hỏa bây giờ. Không có Anh đe dọa thì chưa chắc Pháp chiếm Bắc kỳ.

Thái Lan chịu thần phục cùng lúc Anh và Pháp. Những năm 1893 (ỷ mạnh) hải quân Pháp đưa tàu chiến ngược sông Chao Phraya uy hiếp Vọng Các (Bangkok) bất chấp sự hiện diện của đế quốc Anh. Lúc đó Thái đã thần phục đế quốc Anh. Vì không muốn đụng độ, mục tiêu của Anh và Pháp là “xẻ nai” Trung Hoa của nhà Thanh. Anh và Pháp ký hiệp ước cộng đồng cai trị Thái Lan (condominium).

Thái Lan, sau này là Lào, trở thành một thứ “quốc gia trái độn” để hai thế lực Anh và Pháp không đụng chạm lẫn nhau (kiểu nước sông không phạm đến nước giếng).

Trong chiến tranh Pháp – Thanh (1883-1885) quân Trung Hoa được “tư nhân” Anh (và Đức) bán vũ khí. Các chiến hạm của nhà Thanh do Anh đóng (tại mẫu quốc), được các đề đốc (về hưu) Anh và Mỹ chỉ huy. Chiến tranh Pháp – Trung xảy ra trên hai mặt trận: trên đất liền, vùng biên giới Việt – Trung và trên biển, đánh Phúc Châu và phong tỏa Đài Loan.

Hòa ước Pháp – Thanh (còn gọi là hòa ước Thiên Tân 1885), nhà Thanh được chuyên gia Anh làm cố vấn. Nhà Thanh “nhường” VN cho Pháp để được lợi ích kinh tế.

Nhờ cố vấn của Anh mà Trung Hoa có được lợi ích về kinh tế. Đổi lại, nhà Thanh “nhượng” VN cho Pháp chỉ là cái “bánh vẽ”. Nhà Thanh làm gì “có” VN mà nhượng? (Cố vấn Anh cũng có mặt chỉ điểm cho nhà Thanh vụ phân định biên giới với Pháp các tỉnh Hoa Nam và Bắc kỳ. Ngay cả sở quan thuế của nhà Thanh cũng do chuyên gia Anh chỉ dẫn).

Thời Đệ nhị thế chiến, Pháp thua sớm.

Nhưng ở Đông Dương, Anh và Mỹ từ chối bán cho Pháp (trên trăm chiếc máy bay cùng vũ khí đạn dược) để chống Nhật. Rốt cục Nhật chiếm VN ra sao mọi người đều biết.

Khi quân Nhật “đảo chánh” Pháp, một đạo quân Pháp gồm khoảng 5.000 quân phải di tản qua Vân Nam. Đến những ngày cuối cùng Thế chiến, quân Nhật đã thua, quân Anh và Mỹ vẫn không giúp cho đạo quân lưu vong của Pháp vũ khí để đánh Nhật. Nhật đầu hàng, nhưng số phận của Nhật đã được các đại cường định đoạt tại Potsdam 1945.

Hội nghị Potsdam có nội dung “phân chia vùng ảnh hưởng” mà thực chất là chia chác “chiến lợi phẩm” và đòi tiền bồi thường. Nước Nga của Stalin chiếm phần lớn nhất về lãnh thổ cũng như tháo gỡ 90% công xưởng kỹ nghệ của Đức đem về nước. Về “hồ sơ thuộc địa”, Anh cô đơn vì Mỹ và Nga có cùng quan điểm về giải thực.

Tại Đông Dương, quân chiến thắng phân công, phe Anh giải giới quân Nhật từ nam vĩ tuyến 16 và Trung Hoa bắc vĩ tuyến 16. Tại sao là Trung Hoa? Là tại vì Hòa ước Thiên Tân 1885. Theo hòa ước này trước 1885 “chủ quyền” của VN thuộc nhà Thanh.

Đồng bịnh tương lân, cùng có chủ trương bảo vệ lợi ích ở các thuộc địa. Nước Anh lại cần đến Pháp.

Nước Pháp tuy thua trận nhưng đất nước không bị tàn phá. Trong khi nhờ có De Gaulle mà Pháp đứng về “phe chiến thắng”. Pháp là một bên ký kết văn kiện đầu hàng giữa Đồng minh và Nhật trên chiến hạm Missouri neo trong vịnh Tokyo ngày 2 tháng 9 năm 1945. (Hòa ước San Francisco 1951 cũng do chuyên gia Pháp cộng tác soạn thảo).

Anh ủng hộ Pháp trở lại Đông Dương. Cùng lúc TT Truman (mới lên thay Roosevelt) đã thấy tham vọng của Stalin đồng thời đe dọa hiểm họa cộng sản. Vì vậy Mỹ cũng ủng hộ giải pháp của Anh về vai trò của Pháp (ở Châu Âu và Châu Á).

Cùng thời kỳ Trung Hoa lâm vào nội chiến Quốc – Cộng. Tưởng Giới Thạch cần sự trợ giúp của phe Đồng minh để chống cộng sản. Nhờ vậy quân họ Tưởng dễ giải giao Bắc kỳ lại cho Pháp (tháng ba năm 1946). (Chớ nếu không dân ngoài bắc vĩ tuyến 16 bây giờ nói chuyện “ngộ tả nị sẩy” hết rồi).

Tức là nước Anh chưa bao giờ là đồng minh của Pháp, giúp nước này “chiếm” Việt Nam hết cả. Anh vào Việt Nam giải giới quân Nhật là do sự chỉ định của phe thắng trận.

Ta có thể hiểu ngầm (quyết định của Đồng minh) rằng số phận Việt Nam do Anh và Trung Hoa quyết định.

Năm 1945 phe Việt Minh của ông Hồ đứng về “phe chiến thắng”. Vấn đề hội nghị Potsdam khiến TT Truman của Mỹ thấy được tham vọng “nhuộm đỏ địa cầu” của Stalin. Ông Hồ, vốn là cán bộ xách động và tuyên truyền của quốc tế cộng sản (có tên Nga là Linov), vì vậy bị Mỹ gạt ra ngoài. Phe “quốc gia” rốt cục được mời vào ghế “chống Nhật” để ký hòa ước với Nhật.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN


  1. Chuông gọi Hồn Ai hỡi Big Ben ? !
    *****************

    https://www.youtube.com/watch?v=aSLSsolWS9Q
    Mourners say goodbye as Queen Elizabeth II lies in state at Westminster Hall


    Hồi Chuông gọi Hồn Ai hỡi Big Ben ? !
    Luân Đôn trầm mặc Quốc táng trống kèn
    Chính Người hoạch định chương trình an táng
    Lập trình thời điểm thời lượng đan chen
    Quan tài Nữ hoàng trên xe đại bác
    Ngự lâm quân dẫn đầu mũ tang đen
    Tượng đài Anh hùng Churchill nhìn xuống
    Tiễn đưa Nữ Chiến binh Anh vào Đền
    Bao quanh hải quân Hoàng gia đều nhịp
    Người Luân Đôn hai bên đường lệ hoen
    Thế kỷ 20 Hôm nay chính thức tận
    Dáng Yên bình Nữ hoàng vào lãng quên
    Thế kỷ 21 : Ngưỡng cửa Khói lửa
    Chiến tranh Ukraine về Eo biển Đài Loan
    Hồn Ai hỡi Big Ben Hồi Chuông gọi ? !
    Nữ Giáo hoàng Anh giáo buồn Big Ben !

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. Học Giả Bùi Chí Vịnh

    Bạo chúa Putin “không được mời dự tang lễ nữ hoàng Anh”
    Chỉ một nội dung đơn sơ thôi nhưng mà cực kỳ lăng nhục
    Sống như thế nào để bị cô lập giữa hành tinh
    Mang tiếng làm đại đế Nga nhưng tự mình quản thúc

    Danh sách “không được mời” còn có chư hầu Belarus
    Có Myanmar, Triều Tiên những xứ sở độc tài
    Những xứ sở đẩy dân mình vào địa ngục
    Và giết người chỉ bằng một cái búng tay

    Thời Internet toàn cầu không có chỗ “giả nai”
    Không có chỗ đi đêm bằng “phiếu trắng” hay “phiếu chống”
    Không có chuyện mặc áo giấy hay áo cà sa
    Khi ma quỷ lẫn thầy chùa đều hí lộng

    Cái chết của nữ hoàng Anh lại bắt đầu “sự sống”
    Bắt đầu sự thiện ác công khai, sự minh bạch chính tà
    Trái đất không chứa bọn độc tài đánh đu tham vọng
    Trái đất để dành cho cỏ và hoa…

    Putin soi gương thành độc tài Stalin

    Nguồn Mạng.

  3. HỌC GIẢ BÙI CHÍ VINH

    19 tuổi lao động như một thợ sửa xe
    Cô gái đang quỳ trong tấm hình chính là nữ hoàng Anh sau này với vương hiệu Elizabeth
    Chuyện bình thường của một nữ quân nhân kiêm tài xế xe tải thời chống phát xít Đức
    Trong chiến tranh không có chuyện lá ngọc cành vàng

    “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” rất rõ ràng
    Nhưng đây là Đại úy Elizabeth Windsor vô cùng quý phái
    Đây không phải là đàn bà mà mới là… con gái
    Chẳng cần hóa trang thành Hoa Mộc Lan mà làm rung động triều đình

    Mối tình với Hoàng tử Philip của bà gây sửng sốt nước Anh
    Cặp đôi “Love Story” trị vì 70 năm vẫn còn nguyên lãng mạn
    96 tuổi bà ra đi đêm qua trong bình yên và thanh thản
    Để gặp lại chàng Romeo Philip ở trên trời

    Bài thơ tiếc thương bà và buồn cho đất nước tôi…

    Nguồn Mạng.

  4. Năm lần, bảy lượt… Hồ viết thư cho Mỹ nhằm mục đích gì vậy?
    Dứt khoát, không phải mục đích riêng.
    Vậy, mục đích gì vậy
    Cụ, Bác nào uyên bác, mong lên tiếng để mở rộng tầm mắt cho bạn đọc

    • HCM không biết Harry Truman là nhân vật chính trong quyết định của Hội đông Bảo an LHQ về việc gởi lính Pháp qua hỗ trợ quân Anh giải giới Nhật và ổn định an ninh miền nam VN. HCM tưởng người Pháp xâm lược VN lần thứ 2 nên gởi thư cầu cứu Harry Truman. (Giường như đến giờ cộng sản Việt Nam vẫn chưa biết điều này nên thỉnh thoảng lại lôi mấy cái thư của HCM gởi cho Harry Truman ra kể lể…)

Comments are closed.