Tại sao tôi không sống ở nước ngoài?

Mạc Văn Trang

18-8-2022

Ảnh: FB tác giả

Mấy bạn bè cứ hỏi, sao không sống ở nước ngoài?

Tính mỗi người một khác, riêng tôi sống với quê hương đất nước gắn bó cả đời quen rồi, không muốn rời bỏ đi. Tôi vẫn thường nói, đất nước mình đẹp lắm, bị tàn phá bao nhiêu mà vẫn còn đẹp; dân mình dẫu không ít thói xấu, tật hư mà sao thật dễ thương. Chuyện mỗi gia đình, mỗi người dân đều như một thiên Tiểu thuyết!

Nói như Phạm Đoan Trang: Tự do cho mỗi mình tôi thì dễ lắm.

Đã hai lần vợ chồng con Hồng làm thẻ tạm cư cho tôi ở Ba Lan, nhưng mỗi lần ở một năm rồi lại về.

Năm 2010 cô Thuận và tôi có thẻ, ở BaLan, rồi ở Pháp, đi khắp các nước châu Âu; ăn Tết, gói bánh chưng… được hơn một năm thì về. Rồi sau đó không sang đổi thẻ, bỏ thẻ hết hạn.

Năm 2017, tôi lại sang Ba Lan, con lại làm thẻ. Các con bảo, mẹ Thuận mất rồi, bố có một mình ở đây với chúng con. Vợ chồng con lớn ở Ba Lan, vợ chồng con thứ hai ở Pháp, chúng nó đều có nghề nghiệp tử tế, đời sống sung túc, nhà cửa đàng hoàng tại Thủ đô; bốn đứa cháu đều giỏi giang và yêu quý ông bà. Nhưng tôi cũng ở một năm rồi lại về.

Ở Ba Lan rất thú vị, ít xã hội có cuộc sống thanh bình, nhân ái như vậy; đặc biệt từ một nước thoát khỏi CNXH, mà xây dựng được một đời sống dân chủ, nhân quyền thật đẹp đẽ. Môi trường tự nhiên thì tuyệt vời, muông thú hoang sống tự do bên cạnh con người.

Tôi không cô đơn, sống hòa nhập với cộng đồng người Việt, được nhiều người quý mến; những buổi tôi nói chuyện về Tâm lý – giáo dục được anh chị em tham dự rất đông vui. Viết bài cho tờ báo Quê Hương được nhuận bút. Nghiên cứu viết về người Việt ở Ba Lan cũng rất thú vị. Tôi còn có hai cô bạn đồng nghiệp Ba Lan xinh đẹp, hay gặp nhau trao đổi về nghiên cứu tâm lý, xã hội học cũng vui.

Ở Wazawa, cộng đồng người Việt có đến hơn một vạn người, sinh hoạt của người Việt chả thiếu gì. Ở trung tâm buôn bán của người Việt, có đủ thứ chả khác chợ Đồng Xuân Hà Nội. Hàng hóa thì khỏi phải nói, các món ăn thì đủ cả: bánh cuốn, bánh rán, bánh dày, bánh giò, bánh chưng, bún đậu mắm tôm, bún cá, bún mọc, phở gà, phở bò, xôi đậu xanh, xôi lạc, trứng vịt lộn, lòng lợn tiết canh…

Ở Warzawa mình ngại nhất là đi liên hoan: Mừng tân gia, mừng khai trương cửa hàng, đi ăn cưới, ăn giỗ, ăn mừng cháu thôi nôi, ăn các dịp Lễ, Tết; ăn nhân dịp gặp gỡ nhau… Mà bữa nào cũng thật nhiều món truyền thống Việt Nam, đúng nghĩa “mâm cao cỗ đầy”! Mọi người cứ ưu tiên gắp cho mình, như để an ủi, bõ những ngày đói khổ ngày xưa!

Cứ thế, chừng hai tháng mình tăng trọng thành hơn 80kg! Lần nào cũng vậy, về lại phải giảm cân.

Người già ở Ba Lan được nhiều ưu tiên: đi các phương tiện công cộng trong thành phố miễn phí; vào bảo tàng, vườn thú… vé đắt lắm, cũng miễn phí hết; chữa bệnh không mất tiền, mỗi người một giường mà do nhân viên y tế chăm sóc, con cháu chỉ được phép vào thăm.

Mình có đi thăm người bạn ở bệnh viện; một người ở trại dưỡng lão thấy rất ổn.

Nhưng mình cứ có một cảm giác lướng vướng trong tâm tư: Mình chả làm gì đóng góp cho đất nước người ta, giờ lại sang tận hưởng, nó làm sao ấy. Có lần đến chục ông bà già nhà mình rủ nhau đợi xe buýt, xe dừng, cả nhóm kéo lên, đã miễn phí, mà những người Ba Lan lại đứng lên nhường chỗ; thế rồi cả đám hồ hởi vào cửa miễn phí xem Triển lãm.

Thú thật mình cứ ngường ngượng làm sao ấy!

Đầu năm 2020, mình bảo Kim Chi, đến tháng 7 mình lại đi Ba Lan; Kim Chi bảo tháng 10 cũng đi Mỹ.

Thế rồi duyên số làm sao, hai đứa lấy nhau và mong ước sống cùng nhau, đi thăm hết đất nước mình, rồi cùng chết.

Nhưng vẫn muốn đi thăm các con ở Mỹ và châu Âu lần cuối nữa. Vậy đó, mà có mấy đứa hèn mạt, chuyên “suy bụng ta ra bụng người” bảo mình, viết bài chửi chế độ để kiếm mấy đồng đôla và mong được Mỹ nó cho cư trú (?).

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN


  1. Ngày Nguyên Xuân giữa băng lạnh Hoa Tuyết : Ước gì bếp lửa xưa tàn tro cũ sáng nay khơi
    ****************

    Đứt phim vỡ Mộng mơ canh bếp lửa Bánh Chưng
    Xưa Mẹ ngồi gói bánh – anh em canh chừng
    Nay ngày Nguyên Xuân giữa băng lạnh Hoa Tuyết
    Đất Pháp hồi tưởng lệ thầm vỡ rưng rưng
    Mới đó chớm trung niên định cư tị nạn
    Giờ lưng còng tóc bạc trắng hết muối gừng
    Như Lá vàng lơ lửng Đại dịch Trun..g c..uốc
    Chẳng quy Cố Hương gởi xương mộ lầm
    Ước gì bếp lửa xưa tàn tro cũ sáng nay khơi

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. Tâm tư của ts.MVT. rất hợp tình hợp lý và cũng đáng qúy !
    Người VN.tỵ nạn CS.phải ra nước ngoài sinh sống là chuyện bất đắc dĩ vì bị cái
    nhà nuớc CS.độc tài toàn trị luôn “chiếu tướng” họ khiến họ phải ra đi.
    Không được đàng hoàng tử tế như tác giả, rát nhiều cán bộ, đảng viên CS. trái
    lại “hồ hỡi phấn khởi” tìm cách ra khỏi nước thì thật là “măt trơ trán bóng” không
    biết xấu hổ chút nào bởi vì họ hăng say đến mức mù qúang dựng lên chế độ CS.
    rồi lại bỏ đi là sao ? Hoá ra là một bọn đạo đức giả, chỉ yêu nước ở đầu môi chót
    lưỡi để lừa gạt đồng bào VN. cả nước !

  3. Thật ra những người được mọi người trong nước quý trọng không nên ra nước ngoài sống . Vì nhiều lý do

    – Số người quý trọng bác ở ngoài này không nhiều, thường chỉ gói gọn trong người thân gia đình bác . Ngay cả “quý trọng” bác, họ chỉ xem bác như 1 người lớn tuổi trong gia đình, kính lão đắc thọ, kiểu vậy . Chớ (rất) ít, nếu nói thẳng ra, chả ai kính trọng bác về kiến/tri/trí thức của bác . Có thể vài 3 ông got a 6-pack rùi khích bác nói về tâm lý giáo dục này nọ, chớ gặp tụi trẻ chắc chỉ nghĩ thầm “Lão này điên rùi!”

    – Lâu lâu cưỡi ngựa xem hoa, bác gửi bài thì có báo chợ đăng cho gọi-là tôn trọng đa nguyên này nọ, chớ bác qua hẳn ngoài này sống bằng nghề viết báo coi bộ hổng thọ . Mỗi lần bác nhắc tới Chủ tịch Hồ Chí Minh, có thể người Việt ở Ba Lan còn chịu được vài lần, nhưng sẽ có lúc họ sẽ đem Tổng bí thư Đỗ Mười ra phản biện bác . Người Việt bên Mỹ này hổng có ôn hòa có học kiểu đó . Bác viết về tấm gương sáng của Bác Hồ, sẽ có người dùng Đỗ Mười để phản biện lại bác .

    – Chó cậy gần nhà, trí thức như bác nên sống gần lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh . Nơi nào người ta kính trọng Bác Hồ, nơi đó trí thức các bác còn có giá trị . Cũng tiện để các bác lâu lâu ra đó tạo dáng bức xúc này nọ

    – Ra ngoài này bác coi như giải nghệ nghề phản biện . Tiếng u bác chập chững, kiến thức của bác ra ngoài này là nhất nhà dưỡng lão . Bác cứ kiên trì viết thì bác sĩ sẽ kê cho bác thuốc an thần . Thui rùi lủm ui nghề phản biện luôn

    – Bác ở lại thì những người kính trọng bác sẽ noi gương mà ở lại xây dựng đất nước, những người còn lại thì nên kiếm mọi cách mà GET OUT thui .

  4. Tại sao tôi không sống ở nước ngoài?
    Mạc Văn Trang

    Tại sao chúng ctôi không SỐNG BẤT KHUẤT như Chí sĩ PHẠM THÀNH nơi HOẢ LÒ ??????

    Tại sao tôi không sống ở nước ngoài?
    Mạc Văn Trang

    Tại sao chúng tôi không SỐNG BẤT KHUẤT như ANH HÙNG VỆ QUỐC Trần Kim Anh nơi HOẢ LÒ ??????

    Tại sao tôi không sống ở nước ngoài?
    Mạc Văn Trang
    Tại sao chúng tôi không SỐNG BẤT KHUẤT như thái tử đỏ PHẠM CHÍ DŨNG nơi HOẢ LÒ ??????

    Tại sao tôi không sống ở nước ngoài?
    Mạc Văn Trang
    Tại sao chúng tôi không SỐNG BẤT KHUẤT như ANH THƯ Phạm Đoan Trang nơi HOẢ LÒ ??????

    Tại sao tôi không sống ở nước ngoài?
    Mạc Văn Trang

    Tại sao chúng tôi không SỐNG BẤT KHUẤT như Tù nhân Lương tâm Trần Huỳnh DUY THỨC nơi HOẢ LÒ ??????

    Tại sao tôi không sống ở nước ngoài?
    Mạc Văn Trang
    Tại sao chúng tôi không SỐNG BẤT KHUẤT như NGƯỜI MẸ ANH THƯ Cấn Thị Thêu KHAI SINH hai con ANH HÙNG – cả 3 đều là TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM và LƯƠNG TRI nơi HOẢ LÒ ??????

    Tại sao tôi không sống ở nước ngoài?
    Mạc Văn Trang
    Tại sao tôi không sống ở nước ngoài?
    Mạc Văn Trang


    Hồng Hà – Hàn Giang tựa như Seine giữa Paris như Potomac giữa Washington
    *********************

    Hồng Hà chảy vào Thủ đô Hà Nội
    Như Seine giữa Paris lững lờ trôi
    Giờ đây Thế hệ trẻ Việt ai còn biết ?
    Thỉnh thoảng…về du lịch mà thôi !
    Bao năm đầu hoài hương hoài cảm
    Ta kẻ lưu vong nhớ nhung bồi hồi
    Hồ Gươm lung linh mây trời Tháp Bút
    Không có gì hơn ngoài điệp khúc xa xôi
    Vang vọng đêm giã từ Thủ đô dưới vực
    Từ mùa Thu chia ly lệ chưa hề phai phôi
    Sâm Cầm cùng các loài chim vỗ cánh
    Trên Sông Hồng hát khúc Tự do mãi thôi
    Khi Chân trời Hà Nội hoàng hôn chợt tối
    Sâm Cầm cùng các loài chim theo mây trôi
    Khuất sau Chân mây của Niềm tin Hy vọng…

    Hàn Giang chảy ngang Đà Nẵng phố biển
    Như Potomac giữa Hoa Thịnh Đốn trôi dịu hiền
    Giờ đây Thế hệ trẻ Việt ai còn biết ?
    Về du lịch nhìn Sông Hàn xuôi chảy triền miên
    Bao năm đầu nơi Thủ đô Mỹ hoài hương hoài cảm
    Ta kẻ lưu đày nhớ kỷ niệm buồn vui vượt biên
    Hàn Giang lững lờ chảy về Chân mây Cửa bể
    Giữa Washington nhớ về Hải phố Đà Nẵng hoà hiền
    Không còn gì hơn ngoài điệp khúc Nghìn trùng xa cách
    Vang vọng đêm giã từ Đà Nẵng dưới vực thụy miên
    Từ mùa Xuân chia ly chưa hề phai phôi nước mắt
    Hải Âu cùng các loài chim biển tung cánh thăng thiên
    Trên Sông Hàn vọng đồng Tự do khúc hát
    Khi Chân mây Đà Nẵng chiều tàn cùng Nàng Tiên
    Sa xuống Vịnh hoàng hôn nhớ nhà Chim Lạc Việt
    Khuất sau Đèo Hải Vân Hy vọng cùng bao Nỗi niềm…

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

Comments are closed.