27-7-2022
Tôi phản đối việc khôi phục loa phường bởi những lý do sau:
1. Thời đại thông tin, tivi, internet tràn lan, mỗi cái điện thoại chính là một cái đài phát thanh, thu thanh, một cái tivi, một “văn phòng” để tiếp nhận, xử lý, trao đổi thông tin, vậy tại sao lại cần một hệ thống loa phường như mấy chục năm trước?
Thông tin của UBND phường có gì đặc biệt mà người dân nhất định phải nghe? Thông tin ấy khác gì với thông tin đã đưa lên đài, báo, ti-vi hàng ngày?
Thông tin từ phường khác gì với thông tin từ thành phố trong những việc quan trọng như covid-19?
2. Trình độ người làm chương trình ở cấp phường thường hạn chế, tại sao cứ bắt toàn dân phải nghe, những người nghe có giáo sư, tiến sỹ, những người học cao, nếu nghe những thông tin thô sơ do những cán bộ truyền thông cấp phường soạn ra, họ sẽ cảm thấy thế nào?
3. Mỗi người làm việc và nghỉ ngơi với giờ giấc khác nhau, có bác sỹ, y tá trực cả đêm, sáng mới về nhà để ngủ, có những người công nhân làm ca đêm, lấy ngày làm thời gian nghỉ ngơi, vậy tại sao cứ cưỡng bức họ phải thức dậy để nghe loa phường?
Làm vậy là không tôn trọng con người, là quản lý xã hội một cách ấu trĩ, thô thiển, phí tiền thuế của dân.
Vị nào đưa cái “sáng kiến” này làm ơn ra mặt để nhân dân thủ đô được trân trọng “cảm ơn” cái nhỉ? Vấn nạn loa phường là nỗi kinh khiếp của người dân, mãi mới bỏ được, giờ lại ngứa ngáy chân tay, đùng cái lại muốn hoạt động lại là sao?
Hình như tác hại của chứng “hậu Covid” khiến đầu óc con người ta hoạt động không bình thường thì phải.
Mà cấp độ phường thì đừng mang cái trí tuệ nhân tạo AI và Big Data ra làm màu. Nghe nó vớ vẩn và nói cho chính xác thì là thối lắm.
Tôi xin các vị hãy dừng cái ý tưởng kì quặc này lại. Nếu có làm thì hãy làm một cuộc thăm dò tử tế với người dân trước đã. Mà tôi thăm dò trên cái post này luôn.
Bạn nào đồng ý để loa phường hoạt động lại thì viết: Đồng Ý. Bạn nào không đồng ý thì viết: Không.
Xin trân trọng cảm ơn các bạn!
“Thời đại thông tin” thì cũng còn tuỳ thời thế, dân chủ thông minh hay độc tài mông muội.
Khẩu súng/cái loa cũng thế, lọt vào tay ai, dùng đúng đắn hay sai quấy còn tuỳ con người và mục đích.
TV, điện thoại là của cá nhân, người ta tự do thích thì nghe, nhức đầu thì tắt.
Ní nuận như ông là không phải dân bắc kì rồi!
“tại sao lại cần một hệ thống loa phường như mấy chục năm trước” hả?
Là để cưỡng chế con ráy nhét cnxh vào, không muốn cũng phải nghe.
Lỗ mũi cưỡng chế được, lỗ tai sao không?
Thiên hạ bắt đầu nghĩ tới những điều rồ dại, như leo lên cột điện làm chập dây loa (đừng quên camera an ninh đấy)
Cam chịu cúi đầu xin 2 chữ bình an, thì dùng nút bít tai cao su/nhựa mềm, bông gòn vo cục sẵn có trong nhà…
Dân khá giả thì lắp thêm cửa kính…
Ý tưởng cái mới tệ hơn cái cũ lại lảng vảng trở về…Sắt cũ tốt hơn sắt mới, sơn cũ bền hơn sơn mới. Thằng sau tệ hơn thằng trước.
Chủ tịch cũ – đồ mắc dịch, đã như…xái bò – không lẽ lại dễ chịu hơn thằng mới ?!
Thời đại nghịch lý khó thở…
đang không bổng dưng gây chuyện?
Có loa không loa thì niềm tin vào cái mắc dịch kia vẫn thế thôi!
Bức xúc đến mức căm giận…thì tuyên truyền ra rả trên loa liệu có ai thèm nghe?!
Có chăng là quán xá, nhà nhà… sẽ đầy tiếng thị phi chửi rủa.
Bọn loa thùng, rao hàng, ca ra ô kê hét rống khắp đường phố trước đây bị cấm vì gây ồn, nay sẽ lại tái xuất giang hồ…
…tụi nó được, mình được. Mẹ nó sợ gì !
Trở lại “cái loa phường ” mà 20 năm xhcn miền Bắc lạc hậu csCN đã phải dùng nó và sau khi chiesm miền Nam dem áp dụng máy móc …đã một thowswfi bị ché ai .phản đối ,cười cọt như một chuyện hài thé mà bây giờ có thằng ‘quay ” trở lai …
Chúng ta nên hiểu : quay trở lại loa phưng chỉ là hình thức ,vì vói thông tin bây gifi ,loa cổ lỗ sỉ theo không kipTasc giả nên biét CHỈ LÀ QUAN MỚI ,TIM CACH LÀM TIỀN THÔI. LOA nói gì thì nơi ,dan nghe hay không nghe mặc dân. Miễn Tiền vào TÚI căng phòng là được ,,,
Tác giả không cần phản đối ,không cần lấy ý kiến . Đây không phải sáng kiến mà chỉ là tối kiến lập lại …như một con vẹt ,như một con khỉ …nhưng đều co mục đich :TIỀN TIỀN và TIỀN
Nhà sư ,đòng chí vói CON BÒ NGU thì cái tên này cung là BÒ NGU (cung đan trường sơn -một dàn bò về thánh phố-nhãn hiệu cầu chứng -RED VN trademarks-)
Hãy đẻ cho BU NGÒ phô trương đầu óc …KIẾM TIỀN!
Đồng ý
“những người nghe có giáo sư, tiến sỹ, những người học cao, nếu nghe những thông tin thô sơ do những cán bộ truyền thông cấp phường soạn ra, họ sẽ cảm thấy thế nào?”
Có nhiều giải pháp, tốt nhất là chọn người làm chương trình là giáo sư, tiến sĩ, thì chương trình của loa phường phù hợp với cả giáo sư lẫn tiến sĩ, đồng thời nâng cao dân trí luôn thể . Nếu không có đủ giáo sư, tiến sĩ thì họ là thiểu số . Chừng nào số giáo sư tiến sĩ trong dân chiếm tỷ lệ đa số, then có thể dẹp loa phường . Hiện bây giờ thì cần . Vả lại nếu thật sự Đoàn Bảo Châu lo lắng tới loại giáo sư tiến sĩ aka “tinh hoa” thì nên ủng hộ xây nhà hát & sân golf.
Ngày xưa có “Tiếng hát át tiếng bom”, bây giờ đổi thành “Tiếng loa át tiếng phê ke”. Không thể trách được . Rất nhiều trí thức nhà mình, Đoàn Bảo Châu included, hơn 1 lần mong muốn trở về thời xưa, thời Dân Chủ Cộng Hòa, ngô ra ngô, khoai ra khoai . Lê Huyền Ái Mỹ “Tôn vinh bà cũng là bảo tồn những giá trị đang dần bị mai một”, Nguyễn Thông xem dân thời loa phường “Họ đều là người tốt, cao đẹp, trượng nghĩa, xả thân. Không như dân bây giờ”, Tiến sĩ Trần Hữu Dũng gọi thời đó là “Thời của những nhà văn hóa lớn”, chớ có như ĐBC hổng có súng lục nên bắn vào quá khứ bằng súng nước “khôi phục sự áp đặt ấu trĩ, thô thiển” đâu .
Muốn văn hóa cách mạng lại phát triển rực rỡ như xưa thì terra-forma, cải tạo đất & reo những hạt giống như xưa, đưa lại những yếu tố đã làm nên vinh quang để tạo điều kiện cho vinh quang lại nảy nở là đúng quá rồi . Đem lại các yếu tố tạo thành 1 “Thời của những nhà văn hóa lớn”, kết quả sẽ là những nhà văn hóa lớn . i guess Đoàn Bảo Châu aint gonna be one of them. Giải khuyến khích, thành lều văn hóa be bé xinh xinh ?
Những chuyện lặt vặt khác, tại sao ngày xưa không có problem mà bây giờ lại có ? Quy luật tiến hóa, con người sẽ tự nhiên đổi -in this case- đúng theo cái môi trường mà mình sống . No Star Where.
“Trình độ người làm chương trình ở cấp phường thường hạn chế, tại sao cứ bắt toàn dân phải nghe” ( Trích ĐBC )
– Trình độ người phụ trách văn hóa thông tin của một xã sát bên thành phố HCM : Buổi sáng hôm thanh niên tập trung để lên đường làm nghĩa vụ quân sự, loa của xã mở nhạc để tạo khí thế . Hát một số bài xong, nhận thấy còn thiếu hình ảnh người chiến sĩ, anh phụ trách bèn cho phát ngay bài “Màu hoa đỏ” . Trong bài này có câu “người chiến sĩ ấy ra đi từ đó không về” .
Chẳng biết các em thanh niên có nghe không ?! Nếu nghe thì chắc mũi lòng mà rơi lệ !
Học Giả Thái Bá Tân.
Xã hội của một nước
Phát triển thấp hay cao
Phụ thuộc vào dân trí
Ở nước ấy thế nào.
Còn ta thì sao nhỉ?
Dẫu văn hiến, anh hùng,
Mà tôi thấy dân trí
Hơi điên điên, khùng khùng.
Cả đêm ngày, mưa nắng,
Ông ổng bên vệ đường.
Dân trí của ta đấy.
Dân trí cấp loa phường.
Mấy chục năm ông ổng,
Cứ như đấm vào tai.
Cũng một dạng tra tấn
Theo kiểu không giống ai.
Người dân khó chịu lắm,
Nhưng rồi dần phải quen.
Quen có người nghĩ hộ,
Quen chỉ nghe chính quyền.
Quen “thi đua”, “chiến dịch”,
Rồi “đồng loạt ra quân”
“Năm tốt” và “bảy đẹp”,
Rồi “vì dân”, “do dân”.
Quen ta luôn chính nghĩa.
Quen tư bản đáng khinh.
Đến mức ai nói trái
Là diễn biến hòa bình.
Chừng ấy từ sáo rỗng
Của văn hóa cái loa,
Đã trở thành dân trí
Của nước Việt Nam ta.
Mà người nghĩ ra nó,
Ai đấy ở trung ương,
Giỏi thì cũng giỏi thật,
Nhưng văn hóa loa phường
Nguồn Mạng.
Học Giả Thái Bá Tân.
Xã hội của một nước
Phát triển thấp hay cao
Phụ thuộc vào dân trí
Ở nước ấy thế nào.
Còn ta thì sao nhỉ?
Dẫu văn hiến, anh hùng,
Mà tôi thấy dân trí
Hơi điên điên, khùng khùng.
Cả đêm ngày, mưa nắng,
Ông ổng bên vệ đường.
Dân trí của ta đấy.
Dân trí cấp loa phường.
Mấy chục năm ông ổng,
Cứ như đấm vào tai.
Cũng một dạng tra tấn
Theo kiểu không giống ai.
Người dân khó chịu lắm,
Nhưng rồi dần phải quen.
Quen có người nghĩ hộ,
Quen chỉ nghe chính quyền.
Quen “thi đua”, “chiến dịch”,
Rồi “đồng loạt ra quân”
“Năm tốt” và “bảy đẹp”,
Rồi “vì dân”, “do dân”.
Quen ta luôn chính nghĩa.
Quen tư bản đáng khinh.
Đến mức ai nói trái
Là diễn biến hòa bình.
Chừng ấy từ sáo rỗng
Của văn hóa cái loa,
Đã trở thành dân trí
Của nước Việt Nam ta.
Mà người nghĩ ra nó,
Ai đấy ở trung ương,
Giỏi thì cũng giỏi thật,
Nhưng văn hóa loa phường
Nguồn Mạng.
Tóm lại thì đây là quyền của quan CS. Họ muốn là được, còn nếu ta là người Việt Nam sống trong đất nước này thì phải phục tùng thôi, có than khóc cũng vô ích!
Chuyện thích (hay không thích) nghe loa phường liên quan tới quyền cá nhân, không thể giải quyết bằng cuộc thăm dò, hay bỏ phiếu. Đa số chẳng có giá trị gì. Xin tác giả (bác Châu) lưu ý.
Xin xét trường hợp (giả định) sau đây: Một nhóm 6 bạn đi phượt. Mỗi đêm, mỗi cá nhân ngủ trong cái túi ngủ của mình. Bỗng một anh nảy ra sáng kiến: Luân phiên, mỗi đêm hai người ngủ chung trong một túi để tăng cường tình thân ái. Lấy biểu quyết: Chỉ một cô gái phản đối, còn 5 anh thanh niên “nhất trí” tán thành.
Cái “nghị quyết” kiểu CS có giá trị gì không?