30-6-2022
Ca sĩ Khánh Ly là người nổ phát súng đầu tiên vào cái “hủ tục” cấp phép bài hát của chính quyền. Đáng gọi là hủ tục, bởi vì nó vô ích và hình thức.
Vài chục năm trước, khi mà nhà nước có thể kiểm soát được đám đông nghe nhạc vì các buổi biểu diễn, ghi âm, phát thanh, truyền hình đều do nhà nước quản lý. Nhưng cũng vài chục năm trước, kể từ khi đổi mới, họ đã không thể kiểm soát thị trường băng đĩa nhạc từ hải ngoại chuyển về và đến nay thì hoàn toàn mất kiểm soát âm nhạc đến từ internet. Nhạc từ internet mới là nguồn nhạc phổ biến nhất hiện nay.
Hiện nay nhạc của Trịnh Công Sơn (TCS) vẫn có ba bài chưa được cấp phép là: Gia tài của mẹ, Đêm thấy ta là thác đổ và Huế – Sài Gòn – Hà Nội. Hôm 25/6 vừa qua, bà Khánh Ly đã nổ súng chống hủ tục nói trên và cơ quan chức năng, bao gồm cả An ninh chính trị nội bộ đã vào cuộc do “quần chúng tố giác”!
Thực ra quần chúng ở đây chính là anh em “bò đỏ” thôi. Chuyện này gây phẫn nộ dữ dội bởi anh em, do não trạng xơ cứng và máy móc, cứ thấy bài hát bị cấm là auto phẫn nộ khi có kẻ cả gan biểu diễn trái phép. Bọn chúng không hiểu rằng cấm thế chứ cấm nữa thì cũng vô ích. Bởi nghe offline chỉ có tối đa 1.000 người chứ nghe online thì cả triệu người và cả trăm triệu lượt người mấy chục năm qua, có cấm được đâu? Đấy là chưa kể khi báo chí rùm beng thì trẻ trâu nó search vì tò mò khiến bài hát lại càng được phổ biến. Thế nên bò càng húc lại càng giúp quảng bá bài hát, phản tác dụng.
Về nguyên tắc thì cơ quan chức năng cũng chỉ xử phạt hành chính đơn vị tổ chức biểu diễn theo quy định của pháp luật thôi chứ không cấm được chuyến lưu diễn của Khánh Ly. Đây lại vẫn là thủ pháp PR tốt cho chuyến lưu diễn, vì bà lại lên sóng. Có thể sẽ lọc bớt đám “bò đỏ” đi nghe, nhưng bọn đó đâu có đông đâu mà sợ. Những bài hát dạng này thì cả người thiện lành cũng chả thấy có gì ghê gớm cả, họ vẫn dám nghe công khai hàng ngày.
Trong status về phim TCS, mình thấy rất tiếc là phim Em và Trịnh không thể có bài Gia tài của mẹ, bởi vì bài này khắc họa rõ nét con người của TCS, con người phản chiến. Có lẽ bài hát này có lời nhạy cảm nhất trong số các bài hát của TCS.
“Hai mươi năm nội chiến từng ngày
gia tài của mẹ, để lại cho con
gia tài của mẹ, là nước Việt buồn
gia tài của mẹ, một rừng xương khô
gia tài của mẹ, một núi đầy mồ
Dạy cho con tiếng nói thật thà
mẹ mong con chớ quên màu da
con chớ quên màu da, nước Việt xưa
mẹ mong trông con mau bước về nhà
mẹ mong con lũ con đường xa
ôi lũ con cùng cha, quên hận thù
gia tài của mẹ, ruộng đồng khô khan
gia tài của mẹ, nhà cháy từng hàng
gia tài của mẹ, một bọn lai căng
gia tài của mẹ, một lũ bội tình.”
Mình đánh giá đây là một trong những bài hát ý nghĩa chính trị xã hội nhất của TCS, nó thể hiện con người chính trị của TCS cùng với bài Nối vòng tay lớn. Bộ phim Em và Trịnh luôn nhắc tới đề tài phản chiến nhưng lại không thể đưa bài hát này vào là rất đáng tiếc. Chắc chắn cũng do kiểm duyệt mà thôi. Giá mà đạo diễn có bản director cut để “rò rỉ” ra ngoài thì hiệu ứng lan tỏa sẽ tốt hơn là quăng ra tận hai bộ phim rồi lại tự bỏ đi một bản cắt.
Bài hát được sáng tác năm 1965, khi người Mỹ mới chính thức đổ quân vào VNCH. Nhưng TCS đã có TIÊN ĐOÁN 20 năm nội chiến từng ngày, kể ra cũng thánh phết. Bởi nếu tính thời điểm “nội chiến” thật sự thì cuộc chiến diễn ra từ 1955 (thành lập VNCH) đến 1975 là đúng 20 năm.
Anh em “bò đỏ” phẫn nộ nhất là ở câu Hai mươi năm nội chiến từng ngày. Nếu suy xét chi ly thì cuộc chiến 20 năm theo thời gian trên thì không hoàn toàn là nội chiến mà vừa là nội chiến vừa là cuộc chiến ủy nhiệm. Ủy nhiệm là hai miền đánh nhau dưới sự giật dây, tài trợ của hai phe nước ngoài. Nhưng nếu xét thời điểm 1965, khi Mỹ mới chỉ đổ quân thì cuộc chiến ủy nhiệm chưa hề rõ nét mà mới có 10 năm thực sự là nội chiến do hai bên mới chỉ có cố vấn nước ngoài trợ giúp và không tham chiến. Đấy là nếu xét theo lời Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một.” Đánh giá nội dung một tác phẩm nghệ thuật thì phải đặt nó đúng ở thời điểm sáng tác chứ?
“Bò đỏ” còn cãi gì nữa?
Cuộc chiến này chính phía VNCH cũng không coi là nội chiến vì sự can thiệp của phe XHCN vào VN, họ coi là miền Bắc xâm lược miền Nam. Về lý thì chính quyền VNCH cũng không ủng hộ phong trào phản chiến kiểu cào bằng hai phe, trong khi miền Bắc là bên chủ động tấn công miền Nam. Như phim Đất khổ (search Youtube) do TCS đóng, dựa trên truyện Giải khăn sô cho Huế, cũng bị chính quyền VNCH hạn chế phát hành năm 1974, vì tính phản chiến kiểu này. Nhưng bài hát Gia tài của mẹ lại không hề bị cấm ở miền Nam, cho thấy là chế độ cũ tự do hơn bây giờ rất nhiều.
Nhân vụ việc không đáng xảy ra vừa rồi, rất mong anh em quan lại nhanh chóng từ bỏ hủ tục quá lạc hậu kia đi vì nó chỉ còn tính hình thức và vô nghĩa, thẩm chí phản tác dụng. Chính quyền hành xử như vậy mới dẫn tới “bò đỏ” húc tán loạn làm trò cười cho dư luận trong nước và quốc tế.
Đúng là: “Gia tài của mẹ, một nước Việt buồn.”
Mồng 4 tháng 7 năm 2022 : Thân chào Nước Mỹ 246 Năm !
****************************
https://www.youtube.com/watch?v=bDAagtLvMf8
New York City Macy’s 4th of July Fireworks 2021
Thân chào Nước Mỹ mãi Muôn năm !
Giấc mơ Hoa Kỳ : Ngọn Hải đăng
Sức mạnh Mềm Văn hóa phóng khoáng
Công nghệ Số hóa Thông tin đa băng
Kỹ thuật quân sự khó ai bì kịp
Nông nghiệp mầu mỡ không đâu sánh bằng
Miền Đất hứa Di dân khát vọng Thế giới
Vùng Đất Tự do đến hẹn lỡ đấu tranh
Tù nhân Lương tâm về đây tiếp tranh đấu
Xin chào Nước Mỹ mạnh Muôn năm !
Giấc mơ Hoa Kỳ : Sáng tạo – Công bằng
Dù hơn hai mươi năm chưa thăm lại
Thung lũng Hoa Vàng công nghệ tối tân
Quảng trường Thời gian không bao giờ ngủ
Nữu Ước – New York năng động tảo tần
Tiểu bang New Orleans đầy Phố Pháp
Cali Phố Việt Sài-Gòn-Nhỏ tỵ nạn di dân
https://www.youtube.com/watch?v=iMPGHUkZkXo
4th of July Fireworks
Thân chào Nước Mỹ vững mạnh Muôn năm !
Giấc mơ Hoa Kỳ : Sáng tạo – Động năng
Dù chưa phải Thiên đàng trên Trái đất
Vẫn còn nhiều điều cải thiện Công bằng
Ý hệ nội thù đang sẽ bào mòn Nước Mỹ
Đang gây chia rẽ thù hận ly phân
Nhân danh gì luồng Gió độc che thiểu số
Khiến Nước Mỹ chẻ đôi nội chiến phân tranh
Thù trong nguy hiểm hơn siêu vi trun..g c..uốc
Nội thù thâm độc hơn cả Tàu cộng trò lưng đâm
Hơn hai mươi năm chưa trở về thăm lại
Thân chào Nước Mỹ vững mạnh Muôn năm !
Xin giữ giùm Sài-Gòn-Nhỏ dấu yêu yêu dấu
Nước Mỹ + Hoa Kỳ : Sáng tạo – Động năng
Mong bảo vệ giùm Biển Đông – Biển Mẹ
Truyền thống quân lực Mỹ mãi Vĩnh hằng….
http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
cảm tác nhân Kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 246 của Hoa Kỳ
Xin Mẹ Ukraine đừng khóc ! Xin Mẹ Việt Nam đừng quá âu lo !
******************************
https://www.youtube.com/watch?v=vWN6L1abKRs
Мамо, не плач. Пісня-присвята.
Xin Mẹ Ukraine đừng khóc
Xin Mẹ Ukraine đừng khóc
Hòa Bình chắc chắn sẽ trở lại vào Mùa Xuân sau
Bồ Câu Trắng ơi, đừng khóc
Đó là Định mệnh nhưng rồi chóng qua
Xin Mẹ Ukraine đừng khóc
Thiên thần hát cho Mẹ Ukraine bài hát ru.
Và vết thương chí mạng không còn đau nhức nữa.
Mẹ Ukraine biết không, nơi đây Tây Âu
Pháp + Đức + Anh cũng lo dại dịch nhiều lắm
Kẻ tử thù lại vô hình vô tâm vô cảm vô song
Siêu vi trun..g c..uốc tàn bạo gấp triệu lần mấy chú lính Nga
Lại được che chở bằng khẩu trang hàng dỏm made in china
Như cố tình nối dáo tòng phạm mà
Mẹ Ukraine ơi ! Con xin lỗi về chiếc khăn đen hay khăn tang
Vì thực tế là từ ấy đến giờ Mẹ Ukraine chỉ có một mình.
Con thương Mẹ Ukraine hiền hòa
Và con cũng yêu thương đồng cảm
Với Xứ Hoa Hướng Dương của Mẹ Ukraine.
https://www.youtube.com/watch?v=EK2SxwQB7Ps
Mẹ Việt Nam Ơi Chúng Con Vẫn Còn Đây-Nguyệt Ánh-Việt Dzũng
Như Mẹ Việt Nam giống như Mẹ
Bên bao lơn Biển Đông cũng đang sẽ lo âu như Mẹ Ukraine
Khi thấy lũ con hoang cuồng ngôn
Từ Ba Không đến Bốn Không
Vẫn tin vào “4 d(t)ốt 16 chữ dzàng”
Như Mẹ Việt Nam giống như Mẹ
Bên bao lơn Biển Đông cũng đang sẽ lo âu như Mẹ Ukraine
Khi thấy đàn con hoang tưởng loạn ngôn
Từ Ba Không đến Bốn Không
Vẫn tin vào “4 d(t)ốt 16 chữ dzàng”
http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Mong Quê Hương có thêm nhiều Bác Trịnh Xuân Thuận : mong Quê Nhà có lắm chú Trịnh Xuân Thanh vào Hỏa Lò
******************
https://www.youtube.com/watch?v=PdO4Qx2hlaE
Film de présentation de Trinh Xuan Thuan
Suốt đời nghiên cứu nhưng vẫn thẫn thờ
Trước toàn viễn cảnh hồng hoang Vũ trụ
Nhìn như Tiên Ông lông mày tóc bạc phơ
Vui nhờ nghe tin Bác nhận Giải Cao quý
Dù vật chất bằng hai đêm Thanh thuê khách sạn cơ
Gái gú nên chú Tô N..âm kế mỹ nhân sa lưới
Sau bữa nhậu thịt bò dát vàng Thổ lờ
Từng trường Tây Rousseau mài miệt
Qua Thụy Sĩ học kỹ sư Trường Cồ
https://www.youtube.com/watch?v=RSIKSdOedUk
Le Big Bang et après: l’univers a-t-il un sens ? – Conférence de Trinh Xuan Thuan
Trường lớn Pháp không hề để ý
X tạo bốn thế hệ vịt rửa tiền tệ Hồ
Giấc mơ Thiên hà ghé qua Caltech
Học đại Princeton thành Tiến sĩ Thiên cơ
Gõ đầu Mỹ tại Đại học Miền Trinh địa
Suốt đời nghiên cứu nhưng vẫn thẫn thờ
Trước toàn viễn cảnh hồng hoang Vũ trụ
Trọn đời sách vở nhưng sao cứ ngây thơ
Chính chị chính em khù khờ mờ ảo
Vẫn lạc lối lang thang giữa Ngân hà cơ
Cứ như nhạc Ch..ịnh, Trịnh này dưới bể
Trên trời đến Lỗ đen khiến lạc đàn trẻ thơ
Đăng đàn thông thái Nô-beo như Từ Thức
Lạc lối về trần về quê hàng triệu trông nhờ
https://www.youtube.com/watch?v=0_e3CzcHPqI
Trịnh Xuân Thanh: “Tôi đã ra đầu thú”
Nhưng Bác Thuận gấp triệu chú Thanh cơ ấy
Đang cùng chú Đinh La Thăng trong Hỏa Lò
Khen Bác Trọng giả lú mà lắm kền kền mỏ đỏ
Cháy rụi trong lò tôn, Lòng Dân đợi chờ….
http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Người Việt ta có một thói quen xấu đó là, thích quay đầu về quá khứ để phán xét về một con người hay một vấn đề nào đó. Một triết gia người Đức có nói “Quá khứ thuộc về cái chết còn tương lai là của chúng ta”, câu nói trên có thể không hoàn toàn đúng bởi “không biết và nhớ về quá khứ thì không phải là con người” như ai đó đã nói. Nhưng ở đời, vạn vật luôn thay đổi kể cả tư duy của con người, lẽ nào nhiều người không biết.
Tôi không phải là fan của nhạc Trịnh và cũng chưa từng nghe Khánh Ly hát nhạc Trịnh kể từ khi bà bước
sang tuổi lục tuần. Dẫu vậy, với những người thuộc thế hệ tôi, những người sinh ra và lớn lên vào thời đất nước bị chia cắt, ít ra cũng đã từng một lần nghe Khánh Ly ca những bài ca về tình yêu, về phản chiến của Trịnh Công Sơn vào thời trẻ. Phần nhạc của Trịnh Công Sơn nghe buồn buồn, đều đều, không chau chuốt như Phú Quang và cũng không uyên bác như Văn Cao nhưng ca từ trong các bài hát của họ Trịnh có sức mê hoặc lòng người, nhất là lớp trẻ sống trong thời bom đạn. Cho tới nay, chắc nhiều người cũng đồng ý với tôi, Khánh Ly trước 1975 hát nhạc Trịnh là hay nhất và hợp nhất. Sau 1975, Trịnh Công Sơn ở lại, Khánh Ly bỏ nước ra đi nhưng giọng ca của Khánh Ly hát nhạc Trịnh dù công khai hay lén lút cũng có mặt khắp hang cùng ngõ hẻm trên mảnh đất hình chữ S. Người Việt bỏ nước ra đi trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 có những lời nói chống đối thể chế không phải là hiếm, Khánh Ly là một trong lớp người này. Nguyễn Cao Kỳ từng nói không đội trời chung với cộng sản, thế nhưng ông Kỳ đã thay đổi tư duy và là một trong những người Việt tích cực kêu gọi Việt kiều tại Mĩ về đầu tư tại quê nhà. Nhà nước hoan nghênh những đóng góp của ông Kỳ trong hoà giải và hoà hợp dân tộc, lẽ nào vẫn còn một bộ phận người Việt lại ác cảm với lời nói trong quá khứ của ca sĩ Khánh Ly rồi nặng lời lăng mạ ca sĩ này. Hoà giải và hoà hợp dân tộc lẽ nào lại khó tới vậy! Nhà nước chủ trương gác lại quá khứ, xoá bỏ hận thù bắt tay với người Pháp, người Mĩ, người Nhật, người Hàn kể cả người Trung Quốc lẽ nào nhiều người Việt chúng ta vẫn giữ trong lòng những lời nói không hợp với suy nghĩ của mình để rồi phê phán, xỉ vả ai đó về những sai lầm của họ trong quá khứ hay sao? Nếu đem so lời nói trong quá khứ của Khánh Ly với việc làm của Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Sơn, Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long và hàng trăm tướng lĩnh, quan chức đang ngồi tù ai có hại cho dân cho nước hơn? Với Trịnh Công Sơn, nhạc của ông được lớp trẻ miền Nam thời Việt Nam Cộng Hoà ưu ái, sau 1975 có một thời nhiều bài bị cấm đoán cho tới thời mở cửa. Sau thời mở cửa, nhiều ca khúc của Trịnh Công Sơn được công khai lưu diễn và được nhiều lớp người từ bình dân tới sinh viên, trí thức thích nghe, thích hát những ca khúc của ông. Đến nay, có lẽ còn duy nhất bài Gia Tài Của Mẹ vẫn chưa được phép lưu hành công khai trên lãnh thổ Việt Nam chỉ bởi trong ca từ có câu “hai mươi năm nội chiến từng ngày”. Nhiều người muốn đổi hai từ “nội chiến” cũng như nhiều người muốn đổi một câu trong Quốc ca của Văn Cao nhưng tác giả không còn nữa nên ý muốn này là điều không thể. Bài thơ Đường Sang Nước Bạn của Tố Hữu có câu “Bên ni biên giới là mình/ Bên kia biên giới cũng tình quê hương” nghe thấy sai sai nhất là ai đã từng chứng kiến cuộc chiến tranh 10 năm chống Trung Quốc cũng như thấy hàng rào dây thép gai khoảng 1400 km trên biên giới Việt Trung, vậy mà bài thơ này đâu có bị cấm đoán.
Chính trị hoá văn học, nghệ thuật dễ dẫn đến sai lầm mà bài học về vụ án Nhân Văn Giai Phẩm là một ví dụ điển hình. Ai đó thích quay về quá khứ tìm sai sót của người khác để chê bai và phán xét nên soi lại chính mình. Hãy coi mình là người Việt Nam máu đỏ da vàng khi đó người Việt chúng ta dù chính kiến khác nhau, ý thức hệ khác nhau vẫn có thể nắm tay nhau tiến về phía trước để chung tay xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng to đẹp hơn, đàng hoàng hơn.
FB Vinh Le
Ai bảo Tài tử Hồ… Hoài Anh lại cho vợ + ái nữ về nhà nên giờ bác Hồ… đang nằm nhà tù xứ Tây Bán Nhà…********************
Bác Hồ… cho vợ + ái nữ về nhà
Lưu lại dạ yến Tây Ban Nha
Rượu ngoại gái gú thâu đêm suốt sáng
Tây ban cầm xập xình Majorca
Tưởng Tình một đêm..Thượng đế tặng
Ngây thơ thưởng thức ‘trèo’ Bồng n..ai xa
Đang bay bỗng côn an đến bắt tại trận
Giờ bác Hồ nằm nhà tù Tây Bán Nhà…
May thay có đồng chí Hồng Đăng chia sẻ
Sà lim bỗng đàn bầu đàn cò lệ sa…
Bác Hồ… cho vợ + ái nữ về nhà
Lưu lại dạ yến Tây Ban Nha
Rượu ngoại gái gú thâu đêm suốt sáng
Tây ban cầm xập xình Majorca
Tưởng Tình một đêm..Thượng đế tặng
Ai ngờ rơi ổ tống tiền bọn mafia
Ham hở khoái nai tơ tóc vàng da trắng
Như bác Tô N..âm tô hô Tô N..ờ xứ ta
Nhậu thịt bò dát dz..àng đầu bếp Thổ
Bác Hồ.. thưởng thức ‘trèo’ Bồng n..ai xa
Đang bay bỗng côn an đến bắt tại trận
Giờ bác Hồ nằm nhà tù Tây Bán Nhà…
May quá có đồng chí ‘Đỏ’ R(đ)ăng chia sẻ
Sà lim bỗng đàn bầu đàn cò lệ sa…
http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Tôi đã gặp cố NS Trịnh Công Sơn năm 1974. Tôi đã không nhìn thấy ở ông 1 con người thực sự phản chiến hay thân cộng. Nhưng chắc chắn TCS là 1 trong những người “Cách Mạng 30” vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 ở Sài Gòn vì ông (có lẽ tham sống, sợ chết) đã phải nghe theo lời của VC là “Hàng sống, chống chết”!
Câu hát này cần sữa lại cho hợp thời là: “Con hoang của mẹ, một bọn lai Nga, lai Tàu”.
Đúng là “một bọn lai căng, một lũ bội tình” đang chiếm “thượng phong” ở VNCs.
ngày nay ! Nói TCS.”tiên tri” cũng không sai gì !
Sùng ngoại vọng ngoại nên tiếng Anh lấn át tiêng Việt nơi đường phố, các trung
tâm thương mại hay những công ty kinh doanh địa ốc v.v. Mặt khác, đáng sợ và
đáng trách nhất là giới trẻ chỉ biềt chuởi bới phương Tây theo luận điệu cũ rích
tuyên truyền của VC. thời thế giới phân chia làm 2 phe : tự bản và CS mà quên
đi chủ nghĩa CS. cũng của phương Tây được họ Hồ vác về để dựng lên chế độ CS.
từ 1945 ! Hàu như trên các diễn đàn online có đến hàng loạt “bò đỏ” trong số 10
ngàn DLV. hung hăng nhảy vào chưởi bới KL. thậm tệ nhân KL.hát bài Gia tài của
Mẹ để bênh vực cho cuộc nội chiến Quóc Cộng vửa qua !
Phải chăng VN. với dân trí bị “nhồi sọ” như thế thì CS.tiếp tục đè đầu cỡi cổ cũng
chẳng ngạc nhiên gì lắm ?
Gia tài của mẹ,chỉ là một bọn lưu manh lợi dụng để kiếm ăn mà thôi.
Tầm cở như NPT, NXP và đồng bọn còn lợi dụng dịch bệnh để kiếm ăn thì bọn tép riu làm khó vụ này cũng chỉ để tống tiền đơn vị tổ chức mà thôi.
Bò đỏ cũng như hồng vệ binh của Mao Trạch Đong- là CÔNG cụ tay sai của họ!
Nhạc Trịnh tôi chỉ thích mỗi bài” em còn nhớ hay em đã quên”, là bài nhạc vàng đầu tiên tôi nghe khi mới vô miền Trung
” gia tài của mẹ” nên tạm thời cấm vì nó chống lại tinh thần ” hòa hợp, hòa giải” . Khi nghe bài này thì ng nghe chỉ nghĩ đến tội ác của Bắc Việt mà quên đi hay không dám thừa nhận sự nhu nhược, yếu đuối của phía bên kia.
Hãy cứ để thời gian trôi theo quy luật của nó, khi lũ già cả 2 bên đều xuống mồ sẽ mang theo những kí ức đau buồn của họ. Trẻ con bây giờ chúng sống với nhau không hận thù NB nữa, giòng nhạc chúng nghe cũng văn minh hơn nhiều giòng nhạc đỏ và vàng của 2 bên để lại.
Hận thù chỉ còn đang xảy ra với bọn người lớn. 10 năm sau không còn ai muốn nghe những bài ca buồn thảm, thê lương, ngoại trừ các vị ưa bới móc chưa chết hết