21-5-2022
Hình như hôm nay là ngày hạn của tiếng Việt hay sao í. Một tờ báo to, dẫn lời một ông to, mà dám nói dám viết là “ánh sáng trí thức“, thì nói thật, nhà cháu lạy các bố cả nón.
Người ta có thể nói ánh sáng tri thức, ánh sáng lý luận, ánh sáng chủ nghĩa Mác, ánh sáng gì gì đó, chứ đếch ai nói ánh sáng trí thức.
Hình như các bố không phân biệt được tri thức và trí thức.
Tri nghĩa là biết, tri kỷ là người biết mình, hiểu mình, tri túc là tự biết thế nào là đủ (túc), bất khả tri là không thể nào biết được, tiên tri là biết trước, lương tri là sự hiểu biết từ tấm lòng. Cổ nhân có câu “tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã” (biết thì bảo là biết, không biết thì nói là không biết, ấy là người biết vậy).
Thức là sự nhận biết, suy luận, thức giả là người giàu hiểu biết, suy nghĩ sâu sắc.
Tri thức có nghĩa là sự hiểu biết, kiến thức, học vấn, trình độ mà con người bằng sự học tập, rèn luyện, tìm hiểu, khám phá mà đạt được. Từ điển tiếng Việt đã giải nghĩa rất rõ tri thức là “những hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội“. Có thể coi nó như thứ vật chất vô hình, không phải là người.
Trí thức để chỉ người. Người có hiểu biết, kiến thức cao rộng sâu thì được gọi là trí thức. Cũng từ điển tiếng Việt giải nghĩa “người chuyên làm việc lao động trí óc, có kiến thức chuyên môn cần thiết cho công việc, hoạt động nghề nghiệp của mình“.
Có một thời gian rất dài, chính thể này chỉ coi trọng 3 loại người được họ gọi là quần chúng công nông binh (công nhân, nông dân, binh sĩ), họ bắt chước các lão tổ cộng sản, xem trí thức là cục phân, không đáng quan tâm. Họ nghĩ đơn giản, chỉ cần có đứa dệt vải cho mặc, cấy lúa cho có gạo có cơm ăn, vác súng bảo vệ họ, thế là đủ rồi.
Thậm chí họ còn coi người có học, lao động trí óc là kẻ thù, phải tiêu diệt, “trí, phú, địa, hào – đào tận gốc, trốc tận rễ” (phú là nhà giàu, địa là địa chủ, hào là cường hào chánh tổng lý trưởng), trong các đương sự ấy, trí bị diệt đầu tiên.
Về sau nữa, đám cai trị tỉnh hồn hơn, vội vàng bổ sung thành bộ tứ “công nông binh trí”. Dù nhà cai trị có sửa chữa, nhưng đám trí (thức) vẫn thừa biết nó chả coi mình ra cái thá gì.
Vòng vo chút như vậy để chốt lại rằng, muốn có ánh sáng thì phải từ tri thức, chứ không phải từ trí thức (người). Nếu như ông ấy bảo “ánh sáng trí thức”, vậy thì có ánh sáng công nhân, ánh sáng nông dân, ánh sáng osin, ánh sáng tài xế xe ôm… không?
Ánh sáng chỉ có thể sinh ra từ tri thức, tức là từ kiến thức, sự hiểu biết thôi, ông ạ, không thể sinh ra từ đám người này nọ đâu. Trí thức nào cũng đòi làm ánh sáng thì có mà loạn sáng, lại chả mù chui vào hang đá mấy hồi.
Trong thâm tâm, tôi chỉ mong ông ấy nói nguyên văn “ánh sáng tri thức”, còn đăng lên báo thế vậy là do bọn nhà báo bố láo bố toét, nghe tai nọ xọ tai kia, về đăng tùm tum tà la, làm xấu cả chủ tịch.
“Trí thức và tri thức chỉ khác nhau dấu “sắc”,vậy nó khác nhau theo như câu nói sau “ông PMC một nhà trí thức XHCN ,có kiến thức nhưng không có tri thức!”
Vậy trí thức là gì ?Theo định nghĩa là kẻ có học ,nghĩa là biết chữ . .Nhưng theo nămtháng ,bây giờ ,trí thức là người học cao ,có bằng cấp học vị .Bọn này được mệnh danh là “giới trí thức” phân biệt vói hạng vô học hay học kem hơn .Như ác lãnh tụ vncs đảng mà mới đay TT PMC qua Mỹ đã có nhưng thái độ cũng như những phát ngôn bừa bãi ,thiếu thận trọng ,nhu vụ chỉ thị Đs VCcan thiệp với Mỹ dẻ công nhận dân Việt TNCS là dân thiểu sô người Việt ,hoặc xấc láo , ngạo mạn quá đáng cộng đông TNCSVN ,đa sô là người Mỹ (góc Việt)ở chỗ cho người việt TNCS ăn nên làm ra ở Mỹ là do quan hệ giữa đảng csvn và Mỹ.Ngoài ra còn ăn nói chửi thề bậy bạ trong phòng tiếp tân BNG Mỹ ,còn ngồi dựa hẳn lưng vào ghế ,khuy áo không gài ,thiếu cái lịch sự ,hiểu biết ,nên mới nói “ông PMC là trí thức mà không có tri thức là vậy ! (có học mà thiesu hiểu biêt)
Vậy “… SOI đường bằng ánh sáng của TRÍ THỨC’ nghĩa là soi rọi ánh áng vào cái trí thức đẻ là người có kiến thức ,có hiểu biết .
Hề… hề…., thưa Nguyễn Thông:
CHÚA có phải là TRÍ THỨC không, và, LÀM THEO Ý CHÚA có phải là ĐI THEO ÁNH SÁNG SOI ĐƯỜNG CỦA TRÍ THỨC không:
1. Theo Ý CHÚA, các nhà khoa học mất vài trăm năm lao vào GIẢ THUẬT KIM, vậy, Ý CHÚA muốn gì?
2. Theo Ý CHÚA, một loạt bọn MUỐN CAO HƠN CHÚA như Bruno, Gallileo, Kopernicus phải bị trừng phạt đấy.
“Hình như các bố không phân biệt được tri thức và trí thức.” ( Trích NT )
– Làm ở tờ báo to, làm một ông lãnh đạo to mà không phân biệt nổi tri thức và trí thức . Thế thì làm báo và lãnh đạo cái quái gì bác nhẩy ?! ( cái loại đó chỉ làm khổ người ta thôi ) .
No Star Where. Chuyện “tri” vs “trí” thức is the least of yr problem. Tiến sĩ, tinh tinh của các bác không phân biệt nổi thế nào là “Cộng Sản” & thế nào là “Cộng Đồng”, trí thức các bác không biết thế nào là biện chứng, duy vậy hay duy vật biện chứng, người các bác hằng mến mộ tuyên truyền phái xuyên quyền thế, hổng nên phân biệt đúng-sai, tốt-xấu … Các bác kêu đó là “phù hợp với dân trí”. Thì những gì lão Phúc phát biểu rất hợp với dân trí các bác rùi, còn phàn nàn gì nữa ?
Ông Béo Thái Bá Tân.
Sống thì vẫn cứ sống,
Dẫu đời nhiều Sở Khanh.
Xã hội, người tử tế
Phải thua bọn lưu manh.
Lưu manh nơi ngõ chợ.
Lưu manh cấp trung ương.
Lưu manh quan đầu tỉnh.
Lưu manh an ninh phường.
Nhưng đáng sợ hơn cả
Phải nói là thằng này.
Thằng lưu manh trí thức,
Khôn lỏi và giả cầy.
Nguồn Mạng.
Xin bỏ quá cho nếu tôi có nḥân xét quá đáng với con người cs. Họ quan niệm thà dối trá một trăm lần mà lừa được ṃôt người, còn hơn nói tḥật một lần để trăm lần sau không còn lừa được ai nữa. Nói câu nào ra cũng mang ý bốc lên đến “giời xanh” phỉnh gạt, lừa cả chính mình, chớ khoan nói đến dối người.
* Riêng sai lầm khi dùng “ánh sáng trí thức“ thì NT phê phán là đúng rồi.
Tuy nhiên cần phải tách bạch hơn nữa về cách hiểu 2 chữ “trị thức” và “trí thức”:
Bản thân chữ tri thức (kiến thức; sự hiểu biết qua giáo dục, rèn luyện, kinh nghiệm sống…) chưa được định tính rằng cao hay thấp, phong phú hay nghèo nàn đơn giản thô thiển phiến diện, đáng khâm phục hay chỉ xoàng xĩnh…). Do đó, danh từ kiến thức luôn cần phải được mô tả bằng hình dung từ (attributive/épithète) hoặc thuật ngữ (predicate) bổ sung ý nghĩa để định tính cho nó,
ví dụ: tri thức cao, đáng nể phục, phong phú, uyên bác/nghèo nàn, thô thiển, đơn sơ…;
đầy tri thức, nghèo tri thức, thiếu tri thức
Tri thức cũng được dùng như hình dung từ, vd: con người tri thức, ánh sáng tri thức, nội hàm tri thức, thiếu/nghèo tri thức…để mô tả cho một đối tượng khác, như nội dung nghèo tri thức, con người đầy tri thức, nghiên cứu hàm chưa nhiều tri thức…
* Tóm lại, bản thân chữ tri thức chưa nói lên được phẩm chất gì cả khi nó được dùng như một hình dung từ, kể cả khi dùng như một danh từ.
Tri thức luôn cần định tính bổ sung.
Ngược lại, bản thân chữ “trí thức” đã ngầm ý tốt, trình độ kiến văn/tri thức/nhân cách cao, thuộc đẳng cấp xã hội tinh hoa, cao cấp.
Một tội phạm có hành vi đê tiện, phản quốc, chống nhân loại, độc hại cho cộng đồng…dù hắn có là tiến sĩ giáo sư, bao la tri thức bao nhiêu, vẫn không xứng đáng xem là trí thức!
Trí thức không chỉ gồm kiến văn cao, tri thức uyên bác uyên thâm…mà điều kiện đủ người trí thức phải có, là bản thân phải đáng kính phục nể trọng, có ích cho đời, có trách nhiệm với tổ quốc dân tộc, với xã hội nhân quần, với văn hoá nhân loại…
Trí thức có thể dùng như danh từ để chỉ một cá nhân hoặc một giới/giai cấp/tầng lớp xã hội.
Trí thức cũng dùng như tính từ để mô tả người/văn/trước tác; được bổ nghĩa bằng các trạng từ chỉ mức độ…như rất, vô cùng…
Tuỳ theo ngữ cảnh và tính nhạy bén của người hành văn mà 2 chữ tri thức/ trí thức sẽ xem là dùng đúng hoặc vụng, ngố, gượng ép…để rước lấy chê bai chỉ trích…làm trò cười trên văn đàn.
Tri thức là những hiểu biết, nằm ở trong óc
Trí thức là người. Tiếng Anh, Pháp phân biệt rất rõ hai từ này.
Ông Nguyễn Xuân Phúc (!). Chấm than!!!
Ông Nguyễn Xuân Phúc và đồng bọn chỉ là một lủ vô học mà
Cái đám “học sinh miền nam” này là đám thất học giữ trâu. làm thuê…bị dụ dỗ đi theo đảng ra bắc học chương trình giáo dục 3 lớp trong một năm thì ngu là phải lẽ rồi!