30-4-2022
1. Vui mừng khi đất nước hòa bình
Tôi còn nhớ cảm giác vui mừng vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi dân chúng Sài Gòn được an lành, không bị chết chóc, và thành phố Sài Gòn được nguyên vẹn, không bị tàn phá. Nếu Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ nắm quyền chứ không phải Đại tướng Dương Văn Minh thì trận chiến ác liệt đã xảy ra, thành phố Sài Gòn bị tàn phá đổ nát và rất nhiều người chết, cả binh lính hai bên và nhiều dân thường nữa. Vì thế tôi rất biết ơn Đại tướng Dương Văn Minh và những binh sĩ VNCH đã ngừng bắn và buông súng. Tôi vẫn còn nhớ lời Đại tướng Dương Văn Minh và Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh nói trên đài phát thanh Sài Gòn lúc 9 giờ sáng 30/4/1975 có câu “…không nổ súng và ở đâu ở đó để bàn giao cho chính quyền cách mạng”.
Chiều 30/4 tôi từ nhà ở Quận 3 đi thăm mẹ tôi ở Thị Nghè. Gia đình tôi có 9 anh em trai, mà 5 người trong Quân đội VNCH: một anh tử thương năm 1964 mà gia đình đã được báo tin tử trận nhưng rồi may mắn được Quân y viện Duy Tân ở Đà Nẵng cứu sống lại và trở thành thương phế binh, một anh tử thương năm 1966 rồi mất ở Quân y viện Gò Vấp, một anh là Trung sĩ, một anh là binh nhì, một em là Thiếu úy. Em tôi là sĩ quan nên phải đi học tập cải tạo năm 1975. Hai người anh khác của tôi đã có số quân, chỉ tôi và đứa em trai nuôi chưa có số quân mà thôi. Sau này mẹ tôi có lúc nói rằng nếu chiến tranh tiếp tục thì không biết mẹ tôi mất thêm mấy đứa con trai nữa.
Tôi nhớ nhất là cảm giác vui mừng khi nhận thấy hòa bình đang đến với đất nước. Thế hệ chúng tôi sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, thời gian 30 năm chiến tranh lớn hơn tuổi đời 28 của tôi lúc đó. Cuộc chiến đau thương lâu dài đã kết thúc, dầu có bên thắng bên thua nhưng đất nước được hòa bình.
Cũng chiếu 30 tháng 4 đó tôi đi lên trường Đại học Kỹ Thuật ở Phú Thọ (mà nay là trường Đai học Bách Khoa TP.HCM) để xem có gì không hay xảy ra cho trường không, vì tôi là người ở vị trí thứ 3 trong ban lãnh đạo nhà trường lúc đó mà người đứng đầu đã đi nước ngoài trước đó mấy ngày. Tôi thấy khi đó đã có một số nhân viên mang băng đỏ đứng ra tổ chức bảo vệ trường. Tôi mừng khi thấy trường Đại học Kỹ Thuật cũng nguyên vẹn không bị cướp phá.
2. Tại sao anh không đi?
Tôi nhớ cảm giác rất buồn sau buổi họp cuối cùng của Hội đồng Giáo sư trường Đại học Kỹ Thuật ở Phú Thọ một tuần trước đó. Kết thúc buổi họp thì hầu như mọi người đều ghi tên vào danh sách muốn đi để chuyển đến các Tòa Đại sứ Mỹ, Pháp, Úc… Chỉ có tôi và hai người khác không ghi tên thôi. Lúc đó một người bạn hỏi tôi: “Anh đã được nhận đi nước nào vậy?”. Thấy mọi người như thế, tôi đứng lặng bên cửa sổ rồi than thầm: Trời ơi, sao ai cũng đi hết vậy!
Hôm đó chúng tôi quyết định phát bằng tốt nghiệp sớm cho tất cả các sinh viên năm cuối và TS Nguyễn Thanh Toàn là Khoa trưởng đã ký hết các văn bằng này trước khi ra đi. Tôi là người trao bằng cho các sinh viên đến muộn vào ngày thứ sáu 25/4. Họ nhận bằng trong nước mắt từ biệt. Sau 30/4/75 những sinh viên năm cuối không trở lại trường nữa.
Tôi rất buồn vì nhiều người đã ra đi trước và sau 30/4/75, trong đó có bà con anh em bạn bè của tôi. Tôi chọn ở lại vì tôi đã chọn trở về quê hương năm 1974 cùng vợ con sau gần 9 năm du học ở Úc.
Sau ngày đất nước thống nhất, kinh tế đi xuống, đời sống khó khăn, rồi chiến tranh ở biên giới tây nam với Campuchia và chiến tranh biên giới phía bắc với Trung Quốc năm 1979 đã làm cho nhiều người cảm thấy tuyệt vọng và ra đi nhiều hơn.
Sau đợt đổi tiền lần đầu, tôi được xếp vào mức lương 75 đồng/tháng mà sau này tôi mới biết là bằng với lương của anh Trung úy công an khu vực tôi ở.
Từ thứ hai đến thứ sáu tôi hàng ngày đạp xe lúc sáng sớm chở 2 con vào Xóm Gà quận Bình Thạnh gửi bà ngoại rồi đi lên trường Đại học Bách Khoa ở quận 10, buổi trưa vào chở con trai đưa đi học trường Lê Quý Đôn ở quận 3 rồi lên trường làm việc tiếp, đến chiều quay vào Xóm Gà quận Bình Thạnh chở con gái về nhà ở chung cư Yên Đỗ quận 3, còn vợ tôi sau giờ làm việc thì đón con trai về nhà. Tôi đạp xe như thế trong mấy năm liền. Gia đình tôi lúc đó cũng rơi vào hoàn cảnh quá khó khăn, và vì thiếu ăn nhiều năm nên vào những năm đầu thập kỷ 1980 tôi giảm mất 15kg chỉ còn 53kg như hồi học sinh 18 tuổi. Nhưng tôi vẫn quyết ở lại quê hương với gia đình với mẹ và anh chị em và bạn bè dù cũng vơi dần một số người.
Để có thêm thu nhập cho gia đình, vợ tôi dạy Anh văn ở nhiều tư gia, có nơi phải đi đạp xe gần 10km. Tôi thấy thương cho vợ con tôi phải chịu đựng gian khổ vì tôi và không hề có suy nghĩ phải chi chúng tôi đừng về nước mà ở lại Úc hay đi Anh đi Mỹ. Vợ tôi còn nói với một số bạn bè rằng: “Anh Tống mà bị trục xuất khỏi Việt Nam thì anh sẽ vượt biên trở về.”
Và như thế cho đến nay, mỗi khi có người hỏi: “Tại sao anh không đi?” thì tôi luôn trả lời: “Bời vì tôi đã chọn trở về năm 1974.”
3. Tôi thuộc về đất nước sinh ra mình
Những người đi du học theo học bổng Colombo Plan có ràng buộc là phải về nước sau khi học xong. Nhưng với những người có học vị tiến sĩ thì dễ dàng ở lại Úc hoặc đi nước khác làm việc. Khi biết tôi quyết định về Việt Nam năm 1974 nhiều người cũng tỏ ra ngạc nhiên, trong đó có cả Giáo sư trực tiếp hướng dẫn luận án tiến sĩ cho tôi. Ông đưa ra cho tôi nhiều sự lựa chọn, hoặc ở lại Úc tiếp tục phát triển mô hình tính toán khí động lực học áp dụng cho phi thuyền con thoi, công trình khoa học mà tôi làm trợ lý nghiên cứu cho ông suốt sáu tháng trong thời gian chờ nhận bằng, hoặc ông giới thiệu tôi qua một số nước có khoa học hàng không phát triển như Mỹ, Anh… để tiếp tục công việc nghiên cứu khoa học. Còn về Việt Nam, ông nói tôi chỉ có thể đi dạy thôi.
Tôi cũng nghĩ rằng tôi về nước để dạy đại học, tôi mong muốn nhân rộng tri thức, sự hiểu biết của mình cho các sinh viên đại học để góp phần phát triển đất nước.
Hầu như tất cả sinh viên đi du học đều nói về hoài bão “học tập cho thành tài để về xây dựng quê hương”. Khi đó tôi nhận thức khoảng cách biệt lớn lao về hòa bình, về phát triển giữa Úc và Việt Nam và tôi rất xót xa cho số phận dân mình.
Bằng nỗ lực học tập tôi đã thoát khỏi cảnh nghèo nàn cơ cực thời niên thiếu để có một cuộc sống tiện nghi sung túc hơn mình từng mơ ước. Nhưng tôi nghĩ như Albert Camus rằng: “Dù nếu có thể, tôi cũng không từ bỏ địa ngục trần gian có những người thân đang sống để thoát lên thiên đàng một mình”. Tôi còn nghĩ rằng trong nhiều anh em mới có một người giỏi – người đó thuộc về gia đình đó, trong hàng vạn người mới có một số người tài năng – những người tài năng này thuộc về hàng vạn người đó. Lẽ công bằng của phân bố tự nhiên phải như thế. Tôi thấy mình thuộc về gia đình, thuộc về đất nước sinh ra mình và không thể tự cướp mình khỏi quê hương để làm kẻ vong thân sống lưu đày trong sung túc ở xứ người được.
Bỏ lại cuộc sống tiện nghi mình có và đã quen sau thời gian dài ở Úc, từ chối tương lai hứa hẹn những thành tích khoa học kỹ thuật mà mình có thể đạt được nếu ở lại Úc hay đi Anh đi Mỹ, tôi cùng vợ con trở về nước giữa năm 1974. Cũng như TS Lưu Tiến Hiệp từ Úc về trước tôi sáu tháng và cũng như nhiều anh chị khác từ Mỹ, Pháp, Đức, Nhật, Canada… chúng tôi trở về nước như lời hứa lúc ra đi. Trí thức du học thuộc các thế hệ đàn anh chúng tôi cũng đã làm thế. Dẫu rằng có nhiều người khác ở lại nước ngoài “để có cơ hội phát huy tài năng mình hơn, phục vụ chung cho thế giới, cho nhân loại”.
4. Con đường đau khổ của người trí thức
Với chức vụ Phụ tá Khoa trưởng tôi bị xếp loại ngụy quân ngụy quyền cao cấp và phải đi trình diện với Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn – Gia Định. Tôi có “Giấy Chứng Nhận Trình Diện” do ông Cao Đăng Chiếm ký ngày 14/5/1975. Vào tháng 6/1975 tôi được lệnh di học tập cải tạo tập trung, nhưng hôm đó đông người quá nên phải hoãn lại hôm sau. May thay sau đó người trong ngành giáo dục và y tế phải đi học tập cải tạo được giảm một cấp nghĩa là Viện trưởng, Phó Viện trưởng và Phụ tá Viện trưởng của Viện Đại học mới phải đi học tập còn Khoa trưởng, Phó Khoa trưởng, Phụ tá Khoa trưởng khỏi đi.
Tôi tham gia sinh hoạt ở Hội Trí thức Yêu nước và gặp rất nhiều nhà trí thức lớn của Sài Gòn lúc đó như GS Lê Văn Thới, GS Phạm Hoàng Hộ, GS Phạm Biểu Tâm, GS Lý Chánh Trung, GS Chu Phạm Ngọc Sơn, GS Trần Kim Thạch, GS Châu Tâm Luân… GS Châu Tâm Luân được đưa lên làm Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhưng rồi cũng vượt biên. GS Phạm Hoàng Hộ đi công tác ở Pháp cũng không về. Rồi GS Phạm Biểu Tâm cũng ra đi chính thức. Có nhiều người vượt biên bị bắt giam rồi được Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước – anh Huỳnh Kim Báu vận động Bí thư thành ủy Võ Văn Kiệt can thiệp để được tha. Ở các trường đại học, cứ sau dịp nghỉ Tết hay nghỉ hè là có một số người vượt biên.
Trong mười mấy năm sau 1975, “con đường đau khổ” của người trí thức chúng tôi còn gian nan hơn chuyện phim Liên Xô nhiều. Tôi thấy trong nhiều năm nghèo đói, bệnh tật và bão tố tinh thần siết vòng vây tấn công từng người, từng gia đình chúng tôi – những người trí thức đào tạo trong nước cũng như từ nước ngoài trở về. Anh Liêu Sanh Oanh Liệt, Tiến sĩ vật lý ở Mỹ về đầu năm 1975 ở Đại học Bách Khoa đã chết vì bệnh tật và trong nghèo khó. Anh ôm hoài bão tuổi trẻ xuống suối vàng. Niềm cô đơn trong tôi lớn lên khi bạn bè trí thức cũ vượt biên dần.
Anh Nguyễn Tân Phục, Thạc sĩ công nghệ thông tin, tình nguyện trở về sau 1975 và làm việc ở trường Đại học Bách Khoa. Anh được sắp xếp làm cấp dưới của một Trưởng Bộ môn trình độ kỹ sư. Đáng lẻ ra anh Phục có thể xin đi ra nước ngoài trở lại nhưng anh không dám xin mà phải vượt biên, bỏ lại nhà cửa và một thư viện sách anh mang về. Anh Trần Xuân Danh là Tiến sĩ Cơ khí ở New Zealand về làm Phó Khoa trưởng trường Đại học Khoa học ở Viện Đại học Huế rồi sau 1975 thì xin chuyển vào trường Đại học Bách Khoa TP.HCM. Ba anh Danh là một cán bộ cách mạng tập kết khi về hưu thì sống ở Sài Gòn. Anh Danh được Thư ký Công đoàn trường lúc đó là anh Trần Chí Đáo đề nghị kết nạp Đảng nhưng anh từ chối, rồi đến năm 1989 thì anh vượt biên. Sau khi anh Lưu Tiến Hiệp, Tiến sĩ kỹ thuật hóa học xin nghỉ để qua làm việc ở trường Tin học và Quản lý Hoa Sen năm 1991 thì ở trường Đại học Bách Khoa chỉ có tôi là Tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài trước 1975 còn ở lại giảng dạy.
5. Thương cho mình và tiếc cho đời
Ngày nay thì “cửu thập cổ lai hy” 90 tuổi mới hiếm. Bây giờ tôi đã 75 tuổi cũng đã trải nghiệm qua nhiều thăng trầm trong cuộc đời. Kể từ 1974 đến nay tôi gắn bó với trường Đại học Bách khoa này gần 48 năm và đã “xoáy” cùng dòng chảy lịch sử của đất nước, để không chỉ chứng kiến mà còn có cả những trải nghiệm buồn vui thậm chí có lúc đắng cay… khi tiếp tục chọn công việc giảng dạy đại học với mong muốn nhân rộng tri thức, sự hiểu biết của mình cho các sinh viên đại học để góp phần phát triển đất nước.
Tuy có đôi chút ngậm ngùi, có chút buồn lòng nhưng tôi chưa bao giờ hối tiếc về quyết định của mình. Tôi có lúc cảm thấy “Thương cho mình và tiếc cho đời”. Thương cho mình vì ôm nhiều hoài bão lớn nhưng lại không có cơ hội để đóng góp như mong ước. Còn tiếc cho đời đã không cho mình cơ hội để đóng góp được nhiều hơn. Tôi không đòi hỏi có được điều kiện thuận lợi, chỉ cần đừng bị gây khó.
Dù sao tôi cũng cảm thấy được an ủi phần nào trong thời gian 11 năm làm Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật Hàng không, đặt nền tảng cho sự phát triển ngành kỹ thuật hàng không của Việt Nam ở miền Nam và miền Trung.
Tiếp đến, điều khiến tôi rất vui, đó chính là tôi luôn là “người mở đường”, tiếp sức cho nhiều thế hệ sinh viên. Tôi là người khởi xướng Chương trình “Vì ngày mai phát triển” của báo Tuổi Trẻ bắt đầu từ năm 1988. Từ đó đến nay chương trình đã trao 60.000 học bổng với trị giá tổng cộng 250 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trong 12 năm gần đây, tôi đã vận động các bạn bè thân quen cũng như các thế hệ học trò của tôi ở trong và ngoài nước ủng hộ Chương trình học bổng Tiếp sức đến trường cho tân sinh viên Thừa Thiên Huế, mà gần đây số tiền trên dưới 1 tỷ đồng mỗi năm.
https://www.youtube.com/watch?v=8k13ue-eKU4
Mừng Giáo Sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh 92 Niên Tuế.
Nhân qua bài viết của GS NTT có nhắc về ngành Hàng không tại Trường kỹ sư PHÚ THỌ…. tôi có một kinh nghiệm trân quý với GS NGUYỄN XUÂN VINH về ngành Khoa học Hàng không và Không gian Vũ trụ ….
https://www.youtube.com/watch?v=RWRqWQeiiO4
LỄ VINH DANH GIÁO SƯ, KHOA HỌC GIA, NHÀ VĂN TOÀN PHONG NGUYỄN XUÂN VINH từ Nam Cali (March 20th.22)
Khi hoàn thành Từ điển Hàng không & Không gian Anh-Việt-Pháp tôi nghĩ hai Người xứng đáng đề tựa đó là GS NGUYỄN XUÂN VINH và Nhà kỹ nghệ Roger Béteille với Biệt danh « Monsieur Airbus – Ông AIRBUS » vừa mất vào tháng Sáu năm 2019 thọ 98 tuổi là Kỹ sư hàng không và sáng lập ra AIRBUS – một nhà máy chế tạo máy bay Airbus mang tên Ông tại Hồng Phố Toulouse.
https://www.youtube.com/watch?v=IOLDLbJeGn4
A350 XWB Final Assembly Line: Fabrice Brégier and Roger Béteille
Tại Toulouse, nhà máy Airbus A350 được đặt theo tên của Roger Béteille vào năm 2012. Với phong độ đỉnh cao ở tuổi 91, trong buổi lễ nhậm chức, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Jean-Marc Ayrault lúc bấy giờ, Roger Béteille đã ca ngợi “công việc được thực hiện, chung tay, trong hòa bình, để thành lập nhà sản xuất lớn nhất và tốt nhất châu Âu. của các loại máy bay vận tải trên thế giới ”.
https://www.youtube.com/watch?v=dcNhoAwtb1I
NGUYỄN XUÂN VINH, KHOA HOC GIA-GIÁO SƯ TOÁN HOCTƯ LỆNH KHÔNG QUÂN VNCH
8 mars 2021
Hồi ấy Thu 1997 có số điện thoại di động tôi liên lạc với GS NGUYỄN XUÂN VINH từ sở Alcatel ịai Colombes và gặp GS… GS bảo anh gọi lại cho tôi vài phút vì xe hơi đang có chút vấn đề … tôi gọi lại thì GS đang trên đường từ Đại học Michigan về nhà ….Sau cuộc điện đàm viễn liên GS hỏi tình hình anh liên lạc và kết quả ra sao tôi chân tình trả lời đã có THẦY (cho dù tôi chẳng thụ giáo GS ngày nào nhưng GS thường bảo anh đừng gọi bằng THẦY gọi ANH cho thân mật và cho trẻ GS cười ở đầu dây bên BẮC MỸ …. nhưng tôi cứ gọi THẦY vì em đã học SÁCH TOÁN hình học không gian lớp đệ nhị do THẦY VIẾT ngày xưa ấy … Tôi đề nghị để LỜI TỰA của GS Việt hàng đầu Prolog (Lời đầu và cũng là tên ngôn ngữ lập trình PROLOG về Trí tuệ Thông minh NHÂN TẠO do GS Pháp Alain Colmaurer sáng tạo) và Nhà sáng lập AIRBUS LỜI TỰA CUỐI Epilog (Lời cuối) …
https://www.youtube.com/watch?v=6tWL5t2Gqk8&t=1s
Phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh phần 1
https://www.youtube.com/watch?v=vXvsq8Gi3RI
Phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh phần II
Thầy đầu dây bên kia bảo như vậy không tế n,hị và còn khiếm nhã với Ông Roger Béteille nữa …. và khuyên tôi nên chỉ có LỜI GIỚI THIỆU cho Từ điển và THẦY xin rút tên và khuyên vai trò của Ông Roger Béteille giúp Việt Nam nếu anh có đề án gì cho Đất Nước và Tuổi Trẻ vì đàng sau Ông là AIRBUS còn tôi lại từng Đại tá không quân từng chỉ huy Không quân VNCH dù đã theo Giấc mơ Không gian …. TẤM MÒNG của THẦY thật đáng quý nhìn XA THẤY RỘNG không bao giờ nghĩ về riêng mình …. Đã 25 NĂM qua với Kỷ niệm của Bậc Thầy khả kính như Nhà Văn TOÀN PHONG Giáo sư NGUYỄN QUANG VINH Đại tá Không quân NGUYỄN QUANG VINH mãi mãi là CÔNG DÂN DANH DỰ và VINH DỰ của Miền NAM Tự do Dân chủ Hạnh phúc …….
HỎI & ĐÁP: Khoa học gia Nguyễn Xuân Vinh
https://www.youtube.com/watch?v=tvIYyzBNKNQ
Buồn …khi có lần vào đọc trang web từ Quê nhà Cố quận về Nhà Văn Toàn Phong của Gia tộkc Thầy ngoài Đất Bắc nhưng cũng chỉ là NGHỊ QUYẾT 36 đầu môi chót lưỡi vẫn chiêu bài LƯỜNG GẠT moi tiền đến 400.000.000.000 MỸ KIM đâu có ít từ KIỀU HỐI thế thôi của chủ sịn NGUYỄN ĐÌNH BIN ….
https://www.youtube.com/watch?v=r-Df-lgWTcQ
Vinh danh Giáo Sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh tại Little Saigon
Kính chúc THẦY NGUYỄN XUÂN VINH mạnh khoẻ….
Thân kính
Nguyễn Hữu Viện
GS Pháp Alain Colmaurer XIN SỬA CHO LÀ GS Alain COLMERAUER
Ông tiến sĩ này có những 5 anh em đí lính quốc gia thì đích thị là “phản động” rồi,
theo quan điểm chính thống của CS. thì còn than phiền làm gì nữa ?
Cái gọi là “Hội trí thức yêu nước” chẳng qua là nơi để “núp bóng”, ngõ hầu “dọa”
phường xóm cho khỏi bị gây khó khăn mà dễ bề đi vượt biên. Thế thôi !
Trích 1 chi tiết nhỏ hoàn toàn không đáng để ý
“Nguyên là nhà tịch biên của một đại tá Sư trưởng bộ binh VNCH, nhà biệt thự hai tầng, tôi được cơ quan cho tá túc trong thời gian chờ ly hôn, chỗ dành cho chú Ngọc bên kia cầu thang là phòng cho khách và phòng Văn thư báo. Con gái tôi chạy sang “Tác giả Đất nước đứng lên hả mẹ?”, con trai khi ấy mới 7 tuổi đứng thật gần để xem xem rồi buột miệng “Ông này mà đại tá hả?”. Chết cười, với nó đại tá phải lừng lững như chủ cũ ngôi biệt thự này (đang chờ ở túp lều bên cạnh để chuẩn bị đi Mỹ diện HO)”