Những cơn ác mộng của cụ Định

Mạc Văn Trang

17-12-2021

Nhân nói những người kết tội Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương… rồi sẽ bị ám ảnh tội lỗi cả đời, nếu họ còn là con người, còn lương tri, nhớ lại chuyện một ông già bảo, làm sao giúp ông thoát khỏi những cơn ác mộng, vì ông từng làm đội viên Đội Cải cách ruộng đất (CCRĐ). Vậy là có mấy bạn bảo tôi kể lại rõ hơn câu chuyện.

Vâng! Xin Cụ Định tha lỗi, để tôi kể lại vắn tắt câu chuyện mà Cụ vẫn muốn giữ kín. Và thực lòng, tôi cũng không muốn nhắc lại những chuyện nhục nhã, rất xấu hổ của một dân tộc tự xưng là có nền văn hiến đã lâu. Nhưng bản chất của những vụ án hồi CCRĐ hay Nhân Văn – Giai phẩm vẫn hiện nguyên hình trong những vụ đấu tố, vu khống, quy chụp những người bất đồng chính kiến và nhất là kết án những Dân oan, những Tù nhân lương tâm hiện nay.

***

Vào đầu những năm 2000, tôi chơi cầu lông ở Công viên Thủ Lệ. Tôi thường thấy một ông già dáng người nhỏ, gầy guộc, đi lòng khòng, bước đi lặng lẽ, một mình trong công viên. Ông đi lòng vòng một lúc rồi ngồi trên ghế đá, cách xa chừng chục mét, xem chúng tôi đánh cầu. Ngày nào cũng thế, ông cụ ngồi một mình như vậy rất lâu.

Tính tôi hay tò mò bắt chuyện, nên một hôm, lúc thay phiên, tôi ra ngồi bên ông cụ chuyện trò. Cụ bảo tên là Định, 82 tuổi, bà cụ mất lâu rồi, giờ ở với gia đình con trai, con dâu và 2 đứa cháu. Cụ bảo chúng nó đi suốt ngày, chả bao giờ tâm sự với cụ điều gì. Buồn lắm.

Ông cụ mặc đồ cũ, đi đôi giày da bạc thếch, tất cả những thứ đó dường như lại rất phù hợp với mái tóc bạc bơ phờ và khuôn mặt khổ hạnh, nhăn nhúm của ông cụ. Duy có đôi mắt đầy u buồn, nhưng lại thẳm sâu vẻ trí tuệ.

Cụ hỏi tôi làm gì? Tôi bảo làm nhà giáo, rồi nghiên cứu Tâm lý học.

Cụ bảo, ngày xưa có đọc sách dịch của Pháp về đốc tờ tâm lý phơrớt (chắc là S. Freud) mà Vũ Trọng Phụng có nói đến trong truyện bà Phó Đoan.

Như vậy là cụ có học đàng hoàng đây. Tôi nghĩ vậy nên càng muốn trò chuyện với cụ.

Mấy lần gặp cụ sau khi đánh cầu lông; cụ vẫn ngồi đợi trên cái ghế đá đó.

Cụ hỏi nghiên cứu tâm lý thì nghiên cứu những gì? Tôi nói, chủ yếu nghiên cứu tâm lý học sinh để giảng dạy, giáo dục cho phù hợp. Nhưng nay tệ nạn xã hội nhiều quá, nên nghiên cứu cả vấn đề tâm lý trẻ hư, gái mại dâm, người nghiện ma tuý, tội phạm…

Cụ hỏi rất tỉ mỉ về các vấn đề tôi nghiên cứu. Tôi nói, chính quyền cứ tuyên truyền “cải tạo”, “phục hồi nhân phẩm” gái mại dâm, chả ăn thua gì đâu. Chỉ khi các cô gái ấy có việc làm không vất vả lắm mà thu nhập khá; lập gia đình, đời sống dễ chịu, thì mới bỏ “nghề” được. Còn các con nghiện vào trại cai nghiện mấy năm, khi về tái nghiện tới 95%… Tội phạm thì có nhiều loại, nhưng tội phạm chuyên nghiệp thì khó thay đổi lắm. Cho nên thay đổi được lầm lỗi của con người khó lắm, chỉ khi bản thân họ tự ý thức được và có quyết tâm, kiên trì ghê gớm lắm mới thay đổi được.

Một hôm cụ bảo, trước cách mạng tôi học lớp Đệ thất, rồi đi bộ đội làm quân giới. Sau hoà bình 1954 chuyển sang xây dựng xí nghiệp cơ khí. Nhưng 1955, được điều đi học tập, làm Đội CCRĐ. Trong đội, đội trưởng, đội phó là mấy anh bần cố nông, tôi thuộc “tiểu tư sản” nên chỉ làm đội viên, nhưng có chữ, nên chuyên làm thư ký. Làm thư ký khủng khiếp lắm, nhục lắm. Lúc đầu đội nó hỏi, người ta khai, mình ghi rồi, lúc sau nó tra tấn, bắt khai theo ý nó, mình phải xóa lời khai cũ, ghi lại những lời khai mới theo ý của đội trưởng, đội phó, dã man lắm, khốn nạn lắm.

Tôi bảo, cụ có thể kể một vài chuyện cụ thể được không?

Cụ bần thần một lúc rồi bảo, ừ. Có mấy vụ ám ảnh tôi suốt đời. Ví dụ vụ nhà ông Đ.

***

Đội trưởng hỏi người địa chủ tên Đ., 60 tuổi:

– Mày đánh nông dân bao nhiêu lần?

– Dạ, thưa đội, con chỉ đánh ông B. một lần, vì ông ấy lấy trộm gạo.

– Mày dám vu khống nông dân ăn trộm gạo à? Thế là đội lấy cái dép đập vào mồm ông ta mấy cái, gãy cả răng, chảy máu mồm. Ông B. tố mày đánh ông ấy 6-7 lần, có lần trời rét, dìm ông ấy xuống ao.

– Dạ, thưa đội, không có đâu ạ.

– Mày ngoan cố này! Và cứ thế đội lấy dép đập vào mặt người địa chủ và đá vào bụng. Trong khi đó, người địa chủ bị trói tay, quỳ dưới đất, không sao đỡ đòn được.

Sau đó đội hỏi, mày có nhận tội đánh ông B. 7 lần không, hay còn ngoan cố?

Người địa chủ gật đầu. Đội bảo, thư ký ghi vào, nó đã cúi đầu nhận tội, đánh ông B. 7 lần.

– Mày hiếp dâm bà C. bao nhiêu lần?

– Dạ, thưa đội, con không hiếp dâm ạ. Chả là nhà con có bể nước mưa, mỗi khi nhà bà ấy có khách, bố bà ấy lại sai bà sang xin ấm nước mưa về pha trà. Khi bà ấy 16 – 17 tuổi con mới nảy sinh ý xấu. Lần đầu có dụ dỗ bà ấy, nhưng mấy lần sau là bà ấy ưng thuận, mà lần nào con cũng cho tiền bà ấy.

– Như thế mày mắc 2 tội. Một là cậy giàu, đem tiền mua chuộc nông dân; hai là cưỡng hiếp nông dân. Bà C. tố, bị mày hãm hiếp hơn 10 lần, có lần trong bếp, có lần ở chân đống rơm. Cách đây mấy năm, bà ấy đã có chồng con, mày vẫn gọi bà ấy vào nhà và hãm hiếp, đúng không?

– Thưa Đội oan cho con. Ngày trước thì cỉ có 3, 4 lần. Còn chuyện gần đây là bà ấy qua cổng, đánh tiếng vào chơi, con mời vào. Thực tình bấy giờ bà ấy mấy con, xồ xề, con không có ý, nhưng bà ấy chủ động, bảo “tình cũ, nghĩa xưa”, rồi thì…

– Mày ngoan cố hử? Mày láo, dám bảo bà nông dân chúng tao, chủ động ngửa ra cho hiếp hả? Và đội giơ chiếc dép lên đập.

– Dạ, con xin nhận tội.

– Thư ký ghi vào. Nó cưỡng hiếp bà C. hơn 10 lần rất dã man, gần đây dù bà C. đã có chồng, có con, vẫn bị tên địa chủ Đ. có hành động hãm hiếp man rợ.

– Các đồng chí dân quân, cho nó đứng dậy, tụt quần nó ra, xem b… nó thế nào mà chuyên hiếp nông dân. Đồng chí D. bật lửa đốt cho nó chừa cái tội hiếp nông dân đi!

Người địa chủ kêu thét lên giãy dụa. Còn bọn họ cười sằng sặc.

Sau khi đem người bố đi, dân quân dong người con gái ông ta vào.

Đội bảo:

– Nông dân thì đói, còn bố con nhà mày ăn cháo gà hàng ngày, đúng không?

– Bẩm đội, chỉ khi bố, mẹ con ốm đau, con mới nấu bát cháo cho bố, mẹ ăn thôi ạ.

– Thế thì cởi trói cho nó. Các đồng chí dân quân bảo nó nấu nồi cháo gà thật ngon lên hầu đội làm việc tối nay.

Khi cô gái bưng nồi cháo gà lên, cô nói:

– Bẩm đội, thiếu rau răm và hạt tiêu, nên cháo cũng chưa được như ý ạ.

– Mẹ kiếp, địa chủ nhà chúng mày bóc lột, quen ăn uống cầu kỳ. Nông dân chúng ông không cần hạt tiêu, rau răm!… Trói nó vào cột, cho nó nhịn đói, nhìn các ông bà nông dân ăn cháo gà, để nó biết nông dân chúng tao đã từng đói khổ, thèm khát nhìn bọn địa chủ chúng mày ngồi mát ăn bát vàng thế nào.

Ăn xong đã khuya. Nhìn cô gái tội nghiệp lắm. Cô chừng 18 – 20 tuổi, gầy, xanh xao, nhưng dáng vẻ rất đẹp, trắng trẻo, mảnh mai. Tay đội phó bảo, mày có biết, bố mày chuyên hãm hiếp nông dân không? Cô gái cúi đầu im lặng. Bây giờ thì mày phải đền tội thay cho bố mày. Cô gái run rẩy, sợ hãi.

Tôi bảo, các đồng chí không được vi phạm vào quy định tư cách đội cải cách.

Sau một lúc hội ý, đội trưởng bảo, các đồng chí dân quân cho nó về nhà để nó suy nghĩ, giác ngộ. Tối mai, mày phải tố cáo tội ác của bố mẹ mày, như bóc lột, đánh nông dân ra sao; hãm hiếp bà C. bao nhiêu lần mày trông thấy thế nào… Tố như thế là mày đứng về phía nông dân đấu tranh với giai cấp địa chủ; như vậy mày sẽ là người giác ngộ giai cấp, không mắc tội che giấu tội ác của địa chủ.

Anh biết không? Sáng hôm sau thấy cô gái đã treo cổ chết trên cây vối, bên bờ ao rồi!

Nói đến đây, ông cụ ngửa mặt lên trời, nấc lên, hai dòng nước mắt chảy tràn trên khuôn mặt nhăn nhúm, tội nghiệp.

Tôi nắm lấy đôi vai gầy guộc, run rẩy của ông cụ mà không kìm được xúc động, cũng ứa nước mắt.

Ông cụ bảo, tôi chỉ kể cho anh một trường hợp. Mà tôi phải chứng kiến hàng chục trường hợp dã man như thế. Không! Không phải chỉ chứng kiến. Phải nói cho đúng là tôi đã tham gia vào hàng chục vụ tội ác khốn nạn như thế, còn khủng khiếp hơn thế. Nhất là khi đem xử bắn người ta vì những tội hoàn toàn vu khống, bịa đặt, chỉ là do lập thành tích để báo cáo lên trên.

– Đội của cụ đã kết tội, xử bắn mấy người?

– Hai người. Một người bị quy kết là “địa chủ, cường hào ác bá, đầu sỏ”, nhưng thực ra tài sản của ông ấy đã ủng hộ cho cách mạng hết rồi; một người là địa chủ kháng chiến, bị Pháp bắt cùng với 3 người nữa. Ông này biết tiếng Pháp, sau được tha về mở lớp dạy học cho trẻ ở làng tề. Còn 3 người kia, một người bị đánh chết, hai người tù mấy năm mới được tha.

Cuộc sống bình thường thì chả làm sao. Lúc tố nhau, mới bới móc ra, vu cho ông ấy biết tiếng Tây, làm tay sai, chỉ điểm cho Pháp, nên không bị tù như mấy người kia. Hai người đều bị kết án bởi những lời tố điêu; toà tuyên án như đã hội ý nhất trí, báo cáo trên duyệt trước rồi. Tổ chức đấu tố, ra toà để cho nông dân có uy thế mà thôi. Toà tuyên án tử hình đã định sẵn và lôi ra trói vào cột, bắn ngay lập tức, không hề cho người ta được kêu oan. Thực ra họ có công, chứ không có tội gì đâu.

***

Một hôm ông cụ nắm lấy tay tôi, nhìn vào mắt tôi như cầu khẩn: Này nhà Tâm lý học, giúp tôi làm sao thoát ra khỏi những giấc mơ khủng khiếp, những cơn ác mộng, ám ảnh từ hồi sau CCRĐ, cứ xuất hiện thường xuyên vào lúc nửa đêm về sáng.

– Những cơn ác mộng diễn ra như thế nào?

– Lúc thì tôi thấy mặt người địa chủ bê bết máu, trừng mắt nhìn tôi; lúc thấy người địa chủ bị bắn, máu phun ra đầy mặt tôi; nhưng sợ nhất là lúc cô gái hiện ra treo lủng lẳng trên cây vối, lưỡi thè ra, mắt lồi ra nhìn tôi trừng trừng. Lúc đó tôi uất nghẹn không thở được, nước mắt giàn dụa, rồi nấc lên mãi, đau đớn vô cùng, sợ hãi vô cùng. Cũng có lúc nhìn thấy mắt của tay đội trưởng, đội phó nhìn tôi chằm chằm, đe dọa, bảo viết đi! Tôi sợ hãi, run rẩy viết. Tỉnh ra, hai tay tê cứng như chết rồi, mồ hôi ướt đầm.

– Sau này cụ có về thăm lại cái làng CCRĐ ngày xưa và gặp con cháu mấy gia đình địa chủ ấy không?

– Không! Tôi sợ hãi, chạy trốn, giấu kín mình từng là đội CCRĐ. Con cháu không được biết.

Tôi không phải nhà Tâm bệnh học, nhưng với chút hiểu biết của mình, tôi khuyên cụ:

Một là, đừng đấu tranh là mình có tội hay không, và tìm cách trốn tội. Hãy thành khẩn nhìn thẳng vào sự thật, nhận là mình có tội, đã đồng lõa với lũ ác ôn để làm hại cho bao nhiêu người.

Hai là, hãy nhớ lại tất cả những gì ẩn chứa, ám ảnh, ở trong vô thức, viết hết ra, kể ra cho hết, như những chuyện cụ đã kể cho tôi nghe. Cụ viết hết ra, giải toả nó khỏi vô thức và tự mình nhìn thẳng vào, phân tích rõ những sự việc đó. Đây là sai lầm. Đây là tội ác. Rồi tự trừng phạt mình, tát vào mặt mình! Rồi khóc đi, cho nước mắt tuôn trào ra. gào thét lên cũng được!…

Ba là, bình tĩnh trở lại, thành tâm sám hối. Tự mình tĩnh tâm suy ngẫm, chỉ ra nguyên nhân của những tội ác mà mình u mê tăm tối đã đồng loã thi hành, không dám dũng cảm thoát ra. Mình đã có tội rồi, xin Trời, Phật và những oan hồn tha thứ. Xin Tổ tiên xá tôi và thương xót cứu vớt tha thứ cho tội lỗi.

Bốn là, hãy về thăm làng CCRĐ ngày xưa, thăm hỏi con cháu mấy người địa chủ, thắp hương khấn người chết oan tha thứ cho mình. Nếu có thể nên ra mộ người chết oan, quỳ xuống xin tha tội; Nói với những người thân của những người bị oan ức rằng, họ vô tội, chỉ những đội CCRĐ là có tội.

Cụ cứ làm như thế sẽ thấy nhẹ lòng, và có thể thoát khỏi những cơn ác mộng. Rồi có gì Cụ kể tôi nghe và sẽ tính tiếp.

***

Năm 2005, vợ chồng tôi đi thăm con ở Pháp và Ba Lan gần một năm. Khi trở về, ra công viên Thủ Lệ đánh cầu lông thì mãi không còn gặp cụ Định nữa. Nhưng hình ảnh tội nghiệp của ông già và những câu chuyện mà ông cụ kể, cứ ám ảnh tôi mãi. Rồi liên hệ đến những vụ án dã man với Dân oan, với các Tù nhân lương tâm, nhất là vụ giết hại tàn ác cụ Lê Đình Kình, triệt hạ các con cháu của Cụ vẫn ám ảnh tôi như thể vẫn đang ở thời CCRĐ cách đây hơn 60 năm!

Bình Luận từ Facebook

9 BÌNH LUẬN

  1. Để nhẹ lòng và thoát khỏi những cơn ác mộng, cụ Định chẳng cần phải làm những việc rắc rối như tác giả bày vẽ, mà đơn giản cụ chỉ cần lấy khăn tay chùi chùi vào mắt vài cái là xong.

    Tiếc là người cụ Định chọn để bày tỏ nỗi lòng cũng chưa phải là cao thủ trong ngạch nghề tâm lý.

  2. Chuyện của cụ Định dẫu bi thảm nhưng chỉ là một trong những chuyện bi thảm
    Bác Trang chắc chỉ mới nhìn ra cái mặt thật của bọn CS khoảng một, hai thập niên thôi.
    Cụ Định chỉ mới nhìn ra bộ mặt thật CS sau vụ CCRĐ.
    Vô số người khác thật bộ mặt thật của CS khi chúng mới nổi lên cướp chính quyền
    Những người đó bị gọi bằng nhiều từ khác nhau: bọn dinh tê, bọn phản động ác ôn tay sai Mỹ Nguỵ, bọn ham bơ thừa sữa cặn trốn ra nước ngoài, bọn cờ vàng, ba que, …
    Những người đó bị đập đầu như Phạm Quỳnh, bị ám sát như ký giả Từ Chung, bị chết rục trong các nhà tù từ bắc tới nam, bị chết mất xác trên biển Đông với những con tàu thô sơ. Cái gọi là “tội” của họ, chẳng qua là họ thấy trước cái mà bác Trang, cụ Định sau này mới thấy
    Nói ra những điều này để thấy rằng: những kẻ ủng hộ chế độ CS, trực tiếp hay gián tiếp, sẽ vĩnh viễn bị cầm tù bởi lịch sử. Hãy nhớ điều này: người Pháp từng cai trị đất nước này chừng 100 năm.
    Mọi phong trào chống Pháp đều bị dìm trong biển máu. Dù vậy, người Pháp đã mất quyền lực chỉ sau một đêm, để rồi sáng hôm sau các quan lính Pháp đều riu ríu cúi đầu dưới lưỡi lê của Nhật để vào nhà giam. Người CS chưa cai trị cái đất nước này lâu như người Pháp.

  3. Chuyện Cụ Định và những chuyện tàn ác trong CCRĐ là do Anh MV Trang kể, chứ không phải do bọn ” Phản động, Thế lực thù địch ) hoặc những người ” Cuồng Chống Cọng ” ( Chữ của Anh Trang gán cho tôi, LCL, ) bịa đặt. Để rõ hơn về chuyện CCRĐ, tôi xin thưa với Anh Trang :

    – Cụ Định và những Đội trưởng, Đội phó…. chỉ là những THIÊN LÔI ( sai đâu, đánh đó ), còn những tội ác man rợ và giết oan 170.008 người Dân vô tội, thủ phạm chính là tên đồ tể hcm ( không phải tôi nói bừa, mà Lịch sử và Báo Ba Lan đã viết ).

    Không chỉ có CCRĐ, mà trong nhiều vụ dã man khác như Nhân Văn- Giai Phẩm, chống Xét lại…, thì TỘI ÁC của hồ ” Nước biển Đông không rửa sạch “. Những người như : MV Trang, N Thông, NĐ Cống, TN Thêm, CM Long v…v đều biết rõ việc này, nhưng cho tới giờ phút này, họ vẫn 1 mực tôn thờ, vái lạy hồ…CUNG KÍNH gọi hồ là : Bác Hồ, CỤ HỒ, CT HCM, Hồ Chủ Tịch, ” NGƯỜI “, thậm chí CM Long còn viết :

    Yêu Bác, thì không nên nói ra, mà phải để trong TIM”

    Một người có kiến thức hạn quá hẹp như tôi, thì không thể giải thích được chuyện tôn thờ PHI LÝ này, nên đành kết luận :

    Cho tới giờ phút này, những ai còn vái lạy, tôn thờ hồ là hạng người QUYẾT TÂM NGU .

  4. Trước giờ vưỡn thế có sao đâu.
    Đảng vưỡn lãnh đạo, bác Hồ mãi mãi là cha già dt. Trí thúc nhà Đảng bác Hồ càng ngày càng Đông, đều ăn nên làm ra cả. Chẳng ma nào chết.

  5. “Kinh nghiệm lịch sử đã chỉ rõ: nông thôn phải kinh qua 2 cuộc cách mạng; cải cách ruộng đất là một cuộc … Đảng & Chính phủ có quyết định khôi phục kinh tế, muốn khôi phục kinh tế thì phải cải cách ruộng đất … Ở Trung Quốc, cải cách ruộng đất xong rồi, nay bước sang hợp tác xã nông nghiệp cũng phải tiến hành 1 cuộc vận động khẩn trương, mạnh mẽ lâu dài .


    Cải cách ruộng đất là một cuộc đấu tranh giai cấp, một cuộc cách mạng . Giai cấp địa chủ muốn chống lại nông dân, chúng có tổ chức phản động của chúng . Đó là dĩ nhiên, không có gì lạ . Lực lượng của chúng gồm có: một là lực lượng bản thân chủa chúng, hai là những khuyết điểm của cán bộ ta . Những khuyết điểm mà cán bộ phạm phải, là đồng minh đắc lực của địch .
    Lực lượng ta thế nào ? Ta có Đảng, có Chính phủ, có Mặt trần dân tộc thống nhất, có quân đội . Ở địa phương thì có bần cố trung nông, có chi bộ, nông hội, chính quyền, công an, du kịch . Lại có quân đội nhân dân giúp đỡ . Ta mới giải phóng, địch thống trị đã lâu đời …
    Cải cách ruộng đất là một cuộc đấu tranh cách mạng . Phải tin tưởng thắng lợi thì đấu tranh mới kiên quyết .
    Ta có đủ điều kiện thắng lợi: ta có chính sách, phương châm đúng, có lực lượng quần chúng đông đảo, cán bộ ta đã được học tập và đã có kinh nghiệm lãnh đạo quần chúng đấu tranh … Các cô, các chú đi cải cách ruộng đất cũng như bộ đội đi đánh giặc . Phải tin chắc vào lực lượng của mình thì mới đánh thắng giặc .
    Trong kháng chiến, Bác thường nói “Càng gần thắng lợi, càng nhiều gian khổ, gay go”. Nay trong cải cách ruộng đất cũng thế . Ta đã hoàn thành cải cách ruộng đất nhiều nơi . Địch gần đến đường cùng, chúng càng hết sức cựa quậy .
    Không nên đánh giá nhẹ sức phản kháng của địch, nhưng cũng không nên thấy chúng chống lại mà hoang mang .
    Có thể nói, đợt 5 cải cách ruộng đất giống như chiến dịch Điện Biên Phủ . Trong chiến dịch đó ta đã gặp nhiều khó khăn nhất trong suốt 8 năm kháng chiến nhưng ta đã thắng . Cũng như bộ đội ta, các cô, các chú phải có quyết tâm khắc phục khó khăn trong đợt tới thì cũng sẽ thắng lợi như Điện Biên Phủ”

    “Địch gần đến đường cùng, chúng càng hết sức cựa quậy”

    Nghe rất quen, nhất là mùa Giáng Sinh năm nay . Trí thức nhà ta vẫm thấm đẫm tư tưởng Hồ Chí Minh, mỗi lời nói, hành động đều như bản sao ý trên của tư tưởng Bác .

  6. Các cụ chứng kiến Cải cách RĐ, Nhân Văn, Cải tạo tư sản… nay không còn nhiều
    Cần viết lại đầy đủ, chi tiết, khách quan… truyền lại cho đời sau.
    Mong ông Mạc Văn Trang (nếu có điều kiện) hãy đóng góp

  7. Bạn đọc cần phân biệt sự thay đổi trong tư duy và cách hành sử của …
    khi đọc về CCRD-Nhân Văn Giai Phẩm- Xet lai chống đảng .

    Trước năm 1951 Hồ có thể là người yêu nước , tranh thủ trí thức v.v.( ra đi tìm đương kiếm sống ,xin vào học trương của Pháp nhưng không được châp thuân) nhưng sau khi sang Trung quốc gặp Mao- được hứa chi trợ toàn diện , Hồ đã thay đổi 100%, “đấu” trí thức tây học cho ra bã, mặc áo tầu, muốn nghe nhác trung hòa trước khi chết , cứ xem nhân cách của bọn cầm quyên hiên nay thì rõ Hồ đã thanh công như thế nào , tiếp theo

    CCRĐ là thảm sát Mậu thân, giết hại dã man cụ Lê ĐÌnh Kình và mới nhất là việc “đốt” sách của Pham Đoan Trang có thể so sánh với việc “đốt sách chôn học trò của Tân Thủy Hòang .

    Cộng sản vô thần không tin vào đấng tối cao nên không từ bỏ mọi biên pháp giết chóc, đầy ải man rợ

    Mọi “tâm lý liêu pháp” đối vơi cộng sản hoàn toàn vô nghĩa giống như cho nguoi bị bệnh cùi chai thuốc sát trùng vậy


  8. Thời đại Chí Phèo Hồ Chí Meo : Trường phái ngoại giao đối ngoại Hồng Thất Công
    *******************************

    Trường phái đối ngoại Hồng Thất Công
    Chủ sịn Cái bang vừa chuyên vừa hồng
    Chống gậy xách bị quả mướp
    Tay cầm rổ xin vắc-sin tứ tung !
    Như xưa bác Lê Thanh Nghị
    Đại sứ ‘tiểu’ sứ bậc anh k..hùng
    Giờ ngoại giao rất đặc sắc
    Độc tố Thời đại Hù Chí Minh
    Đậm bản sắc “cây gậy bị thủng”
    Đáp máy bay đi ăn mày lung tung

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  9. Tội ác CS: trúc Nam Sơn không ghi hết tội, nước Đông Hải không rửa sạch mùi !

Comments are closed.