30-11-2021
Trong lịch sử, có những nhân vật mà chúng ta thường chỉ nhắc đến tên, phẩm hàm, tước hiệu… rồi xếp lại; với Nam Phương Hoàng Hậu nhiều người thường bàn thêm về nhan sắc và rồi cũng để bà mờ nhạt theo vị “Hoàng đế cuối cùng”. Nhưng, tác giả Lê Lan Khanh sẽ làm người đọc thay đổi thói quen nhàn rỗi đó.
Trong cuốn biên khảo với nhiều tư liệu giá trị này, chị đã giúp ta tiếp cận nhiều “góc khuất” của bà, của Đức Bảo Đại, làm sáng tỏ thêm một phần lịch sử.
Cuốn sách đủ hấp dẫn cho những ai vốn tò mò về đời tư, muốn đọc những bức thư tình diễm lệ. Cuốn sách cung cấp những tư liệu đầy đủ nhất về gia thế của cô Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Thị Lan, nhũ danh của Nam Phương Hoàng Hậu. Cuốn sách còn đặc tả khá chi tiết đời sống hậu cung và cách ứng xử của một bậc “mẫu nghi…” khi Hoàng đế Bảo Đại chưa thoái vị.
Đặc biệt, cuốn sách cho biết hai tháng sống giữa hai làn đạn – theo đúng nghĩa đen – trong “Toàn quốc Kháng chiến” của “Bà Cố vấn Vĩnh Thụy”, của cựu hoàng thái tử Bảo Long…; cho biết cuộc tháo chạy khỏi cung An Định của năm mẹ con sang lánh nạn trong tu viện dòng Chúa Cứu Thế, nơi bà muốn giữ vai trò trung lập khi vẫn chưa biết số phận chính trị của ông Vĩnh Thụy.
Cuốn sách cũng cho biết trong tình huống thật sự bơ vơ và khi sinh mạng của gia đình bị đe dọa bởi chính hòn tên mũi đạn, bà đã để cho cuộc “giải cứu” đến từ người Pháp.
Nam Phương Hoàng Hậu chính là người đầu tiên hưởng ứng “tuần lễ vàng” ở Huế và vào ngày 18-11-1945, bà đã gửi đi một “Thông điệp kêu gọi phụ nữ thế giới ủng hộ nền độc lập non trẻ của Việt Nam”. “Thông điệp” cho thấy bà không chỉ là một người yêu nước, có khát vọng độc lập mà còn tầm vóc.
Những tuyên bố ấy của bà không chỉ vì vào thời điểm đó, chồng bà đang là “Cố vấn tối cao” bên cạnh Hồ Chí Minh mà còn vì, độc lập luôn là khát vọng của những người Việt Nam trong đó có vợ chồng bà và những trí thức Việt Nam ở thời điểm đó. Những tuyên bố ấy cũng cho thấy cả hai vợ chồng bà, có thể, từng đặt nhiều hy vọng vào Việt Minh và cả Hồ Chí Minh.
Độc lập, dù tồn tại một cách tương đối, đã được chồng bà, Đức Bảo Đại “tuyên cáo” từ ngày 11-3-1945.
Và, Chính phủ Trần Trọng Kim, tuy chỉ tồn tại từ 17-04 đến 25-08-1945, đã làm được nhiều việc khẩn trương, trí tuệ và trách nhiệm: Lập lại quốc hiệu Việt Nam (ý nguyện của Đức Gia Long nhưng không được nhà Thanh công nhận); Dùng tiếng Việt làm quốc ngữ và Việt hóa chương trình giáo dục; Đòi lại “Nam Kỳ” và các phần lãnh thổ “thuộc pháp”; Soạn thảo Hiến pháp nhấn mạnh tự do độc lập…
Ngay sau khi được bổ nhiệm bởi Chính phủ Trần Trọng Kim, Thị trưởng Hà Nội, bác sĩ Trần Văn Lai đã lấy tên các vị anh hùng dân tộc Việt Nam thay thế các phố mang tên người Pháp.
Yêu nước, luôn hy sinh vì sự nghiệp của chồng và rất nhạy cảm về chính trị. Chúng ta sẽ được đọc khá nhiều bức thư bà gửi “Quốc trưởng Bảo Đại” tình cảm, sâu sắc và ý nhị. Chính bà đã trách ông sắm du thuyền giữa khi “công cuộc giành độc lập” theo cách của Việt Nam Quốc gia vẫn đang mờ mịt.
Không chỉ vì không sẵn sàng “nếm mật nằm gai”, nhiều thông tin trong cuốn sách giúp giải thích vì sao những người Quốc gia đã không thể thành công trước những người Cộng sản.
Trong “Cách mạng tháng Tám”, người Nhật muốn cho quân tới bảo vệ Hoàng Cung, Hoàng đế Bảo Đại đã từ chối, “Ta không muốn một quân đội nước ngoài làm đổ máu thần dân ta”.
[Ngày 21-8-1945, Đức Bảo Đại cũng đã không cho binh lính mai phục bắn vào nhóm thanh niên theo Việt Minh trèo lên kỳ đài ở Huế thay thế cờ vàng bằng cờ đỏ sao vàng. Tại Hà Nội, Khâm sai Đại thần Phan Kế Toại cũng không cho Bảo an binh bắn vào đoàn biểu tình…]
Nhưng, máu người Việt Nam đã không chỉ bị đổ bởi quân đội nước ngoài. Lịch sử đã không cho người Việt chọn con đường giành độc lập và cả thống nhất mà không đổ máu…
Nam Phương Hoàng Hậu sinh ra trong một gia đình mà cả bên nội và bên ngoại đều thuộc về 4 gia tộc giàu có nhất miền Nam hồi đầu thế kỷ 20, thụ hưởng cả nền nếp gia phong và những giá trị văn minh từ Pháp. Bà không chỉ rất giàu mà còn sang; bà không chỉ xinh đẹp mà còn luôn chuẩn mực và trách nhiệm trong vị thế “mẫu nghi thiên hạ”.
Cuốn sách sử dụng rất nhiều tư liệu được cung cấp bởi nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân. Và, may mắn được viết bởi Lê Lan Khanh, người có ba mẹ, năm 1966 được “Thiên Chúa kết hợp” tại nhà thờ Huyện Sỹ và về sau an nghỉ tại nhà thờ này [Nhà thờ Huyện Sỹ được xây dựng bởi ông ngoại của Nam Phương Hoàng Hậu].
Là một người công giáo gốc, Lê Lan Khanh (Le Lan Khanh) vừa có lòng ngưỡng mộ, đồng cảm với Hoàng Hậu Nam Phương, vừa không bị những “thiên kiến chính trị” khi nhìn nhận vai trò lịch sử của những người Quốc gia và công giáo.
Thế này…
Huy Đức đọc sách của bà Lan Khanh và có lời bình luận về sách đó
Nếu những gì Huy Đức viết trong bài… đều trích trung thực từ sách của bà Lan Khanh thì không thể trách Huy Đức được.
Nếu trích sai, rất đáng bị chửi bới…
Nếu Trích đúng, mà vẫn bị chửi bới, đó là người chửi tự chửi mình.
Tôi đọc mấy cái “lời bàn” (ở dưới), thấy tự chửi khá nhiều.
Sau “Bên thắng cuộc”, Huy Đức có vẽ như muốn làm người cộng sản tữ tế ! Nhưng dù không bôi xấu Nam Phương Hoàng Hậu với “cuộc tháo chạy khỏi cung An Định của năm mẹ con sang lánh nạn trong tu viện dòng Chúa Cứu Thế, nơi bà muốn giữ vai trò trung lập khi vẫn chưa biết số phận chính trị của ông Vĩnh Thụy” không đúng sự thật là bà đã biết là Nga Hoàng Nicholas II, vợ và 5 con đã bị bộ đội cộng sản Nga tàn Nsát vào đêm 16 tháng 7 năm 1918, Do đó, bà đã phải dẫn các con tháo chạy đi lánh nạn. May mắn là Hồ Chí Minh còn cần lợi dụng Vua Bảo Đại nên đã không cho tàn sát vợ con ông. Nếu không thì họ đã có cùng số phận như hàng ngàn người dân ở Huế vào Tết Mậu Thân năm 1968.
Cuối cùng, “những người Quốc gia đã không thể thành công trước những người Cộng sản” là vì Vua Bảo Đại và Chính phủ Trần Trọng Kim đã không khát máu dùng binh lính Bảo an và Quốc gia với vũ khí đã được Pháp và Nhật Bản cung cấp để tàn sát những người theo Việt Minh đã bị Cộng sản lừa gạt
Thật ra thì trong tâm khảm người Viết- dù là bên này hay bên kia, vẫn bị ám ảnh với những “lầu Ông Hoàng” – những dinh thự nguy nga- mà “Đức Bảo Đại” đã trải dấu vết trên những miền đất nước. Rồi những cuộc vui chơi săn bắn đồi bại mãi mê bên người đẹp Mộng Cầm, etc… đâu còn biết gì đến quốc gia dân tộc sống đau thương tan tóc thời thuộc địa FúLangSa. Tốt hơn là nên để cho trang lịch sử đau buồn này khép kín lại.
Qua những gì ông Huy Đức giới thiệu cuốn sách của tác giả Lê Lan Anh viết về Nam Phương Hoàng Hậu cho thấy chứa toàn những chi tiết xuyên tạc sự thật với mục đích tuyên truyền cho cộng sản. Thí dụ như “trong “Cách mạng tháng Tám”, người Nhật muốn cho quân tới bảo vệ Hoàng Cung, Hoàng đế Bảo Đại đã từ chối” là chuyện xạo hết chỗ nói. Sau khi Hoàng đế Nhật bản Hirohito tuyên bố đầu hàng vào ngày 15 tháng 8 năm 1945, quân Nhật đã được ra lệnh rút hết về các căn cứ quân sự để chờ quân Đồng Minh đến giải giới. Lúc đó VN ở trong tình trạng không còn một lực lượng quân sự nào để ngăn chặn quân cộng sản từ trong bưng tràn ra chiếm đóng các cơ sở hành chánh vắng như chùa Bà Đanh, không người canh gác… Những chuyện khác như Nam Phương Hoàng Hậu hưởng ứng “tuần lễ vàng” hay chồng bà đang là “Cố vấn tối cao” bên cạnh Hồ Chí Minh chỉ là những gán ghép chuyện không có thật để tuyên truyền. Đúng là vua Bảo Đại đã “hợp tác” với HCM nhưng đó là do áp lực và đe dọa của cộng sản. Chính cộng sản đã giúp Bảo Đại và gia đình di tản sang Hồng Kông sau khi đạt xong mục đích tuyên truyền. Mọi người cần tỉnh táo khi đọc những sách vở và tài liệu của cộng sản.
“Rắn là một loài bò “