Bác sĩ Hoàng

Nguyễn Thông

19-11-2021

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng (phải) và nhà báo Kim Ánh. Ảnh: Kim Ánh/TT

Ngày 16.11 tây vừa rồi, nhiều tờ báo, và nhất là các trang mạng xã hội, đưa tin một bác sĩ đã chết do vi rút Vũ Hán, quen gọi với cái tên dịch Covid-19. Người ấy là bác sĩ Lương Lễ Hoàng.

Khi còn bé, tôi có niềm tin ngây thơ đinh ninh rằng đã là bác sĩ thì không bao giờ bị bệnh, và rất khó chết. Cũng muốn sau này mình nhớn lên thành bác sĩ để khỏe, sống lâu hơn mọi người, nhưng học hơi bị dốt, nhất là các môn toán lý hóa sinh, nên cuối cùng chỉ được làm con bệnh cho các bác sĩ chữa.

Suốt bao nhiêu năm với lứa chúng tôi, hình ảnh bác sĩ luôn đẹp đẽ, cao cả, thiêng liêng, bởi họ vừa tài giỏi, vừa có đức hơn các tầng lớp khác. Những Tôn Thất Tùng, Hồ Đắc Di, Nguyễn Trinh Cơ, Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Chung, Đặng Văn Ngữ, Trần Hữu Tước, Đỗ Xuân Hợp, Phạm Biểu Tâm… được coi như những đấng bậc, những idol của xã hội. Nói gì thì nói, người Pháp đã đào tạo cho xứ ta đội ngũ thầy thuốc bác sĩ toàn vẹn tới mức sau này chế độ mới không làm được vậy.

Tôi gặp thầy thuốc Lương Lễ Hoàng (tốt nghiệp đại học y Sài Gòn trước 1975) chỉ mấy lần nhưng ấn tượng về vị bác sĩ này khá đặc biệt. Đó là một người tài giỏi, hiểu rộng biết nhiều, sâu chuyên môn, khéo ăn nói, rất dí dỏm hài hước, đẹp trai, biết nhiều ngoại ngữ…

Như cục nam châm, sức hút rất mạnh. Nhớ có lần nghe bác sĩ Hoàng trò chuyện về sức khỏe, thuốc men, cuốn hút và duyên dáng quá, tôi bảo nhỏ anh Chánh Khải nhà báo, đàn bà mà không thích lão này thì cần tự xét lại, xem mình có phải thực đàn bà không, ông ạ.

Nhắc chuyện ấy, là cái lần Saigontourist tổ chức cho đám ký giả kéo nhau dự khai trương công trình mới ở khu du lịch Bình Châu-Hồ Cốc, nơi có suối khoáng nóng nổi tiếng. Ông Đào Hữu Loãn, một nhà quản lý du lịch sừng sỏ, từng nhiều năm ngồi ghế giám đốc khách sạn 5 sao Bến Thành ngay trước trụ sở ủy ban thành phố, khi ấy làm sếp Bình Châu-Hồ Cốc. Ông Loãn tài ba đã cùng cộng sự, nhất là ông Hoàng, ông Thọ (hai vị này lần lượt thành trùm Saigontourist) biến một vùng hoang sơ rừng-biển thành khu nghỉ dưỡng bậc nhất miền Nam. Ai chưa đi Bình Châu-Hồ Cốc, nhà cháu thành thật khuyên đến ít nhất một lần cho biết. Tôi có lần đùa khen ông Loãn, ông Hoàng: “Loãn biến Bình Châu thành tiên cảnh/Hoàng khơi Hồ Cốc hóa thiên đường”, hai ông nghe vậy khoái lắm. Bác sĩ Lương Lễ Hoàng ngồi bên cạnh gợi ý ông Loãn, ông có thể khắc câu này vào hai trụ cổng chính được đấy. Ông Loãn gật gù phải phải.

Những người đặc biệt như bác sĩ Hoàng và ông Loãn dường như có mối liên tài, hiểu nhau, trọng nhau. Các buổi nói chuyện về sức khỏe, suối khoáng, dưỡng sinh, y học với tuổi già, cách luyện tập hằng ngày, v.v… của bác sĩ Lương Lễ Hoàng luôn thu hút đông đảo khách du lịch tới Bình Châu-Hồ Cốc.

Có lần cô Trịnh Thanh Tâm phụ trách văn phòng của khu du lịch tại Sài Gòn bảo rằng, nếu thiếu những buổi trò chuyện y học của thầy Hoàng thì Bình Châu-Hồ Cốc sẽ bị khuyết một phần đáng kể. Tôi thấy đúng vậy. Sức hút của tiên cảnh lại được sức lôi cuốn của bác sĩ Hoàng bổ sung thì chỉ có bùng nổ hơn đại bác.

Phải thừa nhận những bác sĩ đã giỏi mà lại có duyên, tài nói năng như bác sĩ Lương Lễ Hoàng rất hiếm. Thời từ giữa thập niên 70 trở về sau, tới cuối thập niên 90, trên các chương trình tivi ở Sài Gòn, ta quen với hình ảnh các thầy thuốc Bùi Xuân Vĩnh, Đỗ Hồng Ngọc, Trương Thìn, Trần Bồng Sơn tư vấn, giải đáp, chỉ dẫn về bệnh tật, thuốc men, rất thuyết phục, dễ hiểu. Sao mà các vị ấy giỏi thế, nhất là bác sĩ Bùi Xuân Vĩnh. Khuôn mặt, cái miệng rộng, lối nói duyên của ông Vĩnh, sau mấy chục năm, tôi nhớ đậm tới tận bây giờ. Kế tiếp các tiền bối ấy, là Lương Lễ Hoàng. Các MC thời nay, chỉ riêng việc nói năng, dẫn chuyện, thua xa các thầy thuốc mà tôi vừa kể.

Tài tình chi lắm cho trời đất ghen. Ông trời xấu tính, đã mượn bàn tay covid bắt bác sĩ Hoàng đi sớm. Cuộc sống mất thêm một người tài đức, khuyết một sự giỏi giang, vắng một nhân tâm thực. Trong khi ấy, loại vô tích sự (như tôi chẳng hạn), thậm chí hư hỏng, cứ sống nhăn, bạc đầu. Đó chính là sự xộc xệch, chưa hoàn hảo của cái mà chúng ta gọi là thế gian, tạo hóa.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Những tên vô tích sự chỉ biết ăn tiền của dân để sống rồi nói toàn chuyện lý luận rỗng tuếch sao khong chết quách đi để cho những người như bác sĩ Hoàng được sống mà giúp ích cho đời . Ông giời thậ bất công .


  2. Suốt đời Y nghiệp thật vẹn tròn Nghĩa vụ Lương tâm cho Đức y
    **********************************

    https://nld.mediacdn.vn/291774122806476800/2021/9/11/11-2-1631369913284804925330.jpg
    Thuyền nan đưa Lương y qua sóng nước

    Người Vợ hiền nhắc đến Chồng mình:
    “Sau khi ổng học chuyên tu lên bác sĩ đa khoa, vừa tốt nghiệp đã có người mời về làm tại một bệnh viện lớn. Một lần khác, có người bạn ngỏ ý mời về công ty làm nhưng cả hai lần ổng đều nhẹ nhàng từ chối. Tôi hỏi vì sao, ổng chỉ nói “Bác sĩ trẻ thì không chọn về đây. Bà con mình còn nghèo, tôi ở lại giúp được việc gì thì giúp. Vậy là ở lại
    Tôi hiểu ổng đã coi trạm y tế như nhà của mình, coi người dân nơi đây như người thân nên không nỡ rời đi. Bao nhiêu cơ hội ổng đều từ bỏ mà không một chút đắn đo suy nghĩ”

    https://cdn1.tuoitre.vn/zoom/600_315/2021/8/21/anh-1-t-15-1read-only-16295623072871923458508-crop-1629562643259259545651.jpg
    Thuyền nan đưa Lương y qua sóng nước
    Nặng tình Từ mẫu quên mình đi

    Xã đảo Nhà Bè chọn Đức y
    Lương Dân nghèo khó bao Biến kỳ
    Thuyền nan đưa Lương y qua sóng nước
    Nặng tình Từ mẫu quên mình đi
    Đại dịch siêu vi Tàu vừa cướp mất
    Thầy thuốc Trịnh Hữu Nhẫn vừa tử ly
    Hàng vạn bệnh nhân buồn thương tiếc
    Từ phụ vừa khuất bóng Hạc …Lương y !

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    Lương Y Việt Kiều
    *************************
    https://www.nguoi-viet.com/nhin-tu-little-saigon/y-duc/

    * Để tưởng nhớ Cố Bác sĩ Nguyễn Hữu Bội (1)Paris .. ..

    Thầy thuốc gốc Việt về cội nguồn
    Chiến luỹ (2) chống dịch khi nguy khốn
    Pasteur Yersin, Anh bước theo
    Nha Trang (3) Tình Nhân Loại gởi hồn
    Y khoa chẳng còn biên giới nữa
    Lương y Anh giữ tình cố thôn
    Bác sĩ Pháp (4): Ngọn cờ Nhân đạo
    Chống SARS bỏ mình ghi nhớ ơn

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    1. Bác sĩ Nguyễn Hữu Bội là bác sĩ gây mê hồi sức người Pháp gốc Việt làm việc ở Bệnh viện Việt — Pháp, đã qua đời vì bệnh SARS hồi 15 giờ ngày 12.04.2003. Ông Nguyễn Hữu Bội đến Việt Nam hôm 26–2 và tử vong sau hơn nửa tháng phải thở máy và liên tục trong tình trạng bệnh rất nặng.
    2. Bệnh viện Việt — Pháp: Nhân chuyến thăm Việt Nam ngày 29.5.2003, Chủ tịch Thượng viện Pháp ông Chiristian Poncelet — trao tặng Huy chương Vàng vì lòng dũng cảm và sự tận tuỵ của nước Cộng hoà Pháp cho tập thể nhân viên y tế Bệnh viện Việt — Pháp
    3. Alexandre Yersin — nhà bác học người Pháp, sinh năm 1863, Thụy Sĩ. Làm việc ở Việt Nam nhiều năm, mất ở Nha Trang năm 1943.

    http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=actutxt&idfam=23&idactu=287

    Tháng 7.1891, khi tới thám hiểm những cao nguyên ở Việt Nam, ông đã phát hiện ra Đà Lạt. Mặc dù Yersin yêu Đà Lạt, ngôi nhà của ông lại nằm ở Nha Trang. Tại Nha Trang, Yersin đã xây dựng nên Viện Pasteur, mang tên người thầy của ông. Alexandre Yersin cũng là người gây dựng những đồn điền canh ki na đầu tiên ở Việt nam, từ đây người ta sản xuất ra quinin.
    Năm 26 tuổi, Alexandre Yersin viết cho mẹ: «Con rất vui thú khi tiếp chuyện nhũng người đến hỏi ý kiến nhưng con không muốn hành nghề bác sĩ, nghĩa là con không bao giờ có thể đòi hỏi bệnh nhân trả công khi săn sóc cho họ. Con xem ngành y như là một thiên chức, tương tự vai trò của mục sư. Đòi tiền công săn sóc bệnh nhân, như có phần nào nói với người ấy: tiền hay cuộc sống! Con biết không phải tất cả các đồng nghiệp của con đều chia sẻ những ý nghĩ này, song đấy vẫn là những điều con nghĩ và sẽ khó lòng mà từ bỏ chúng».
    Khoảng 10 năm cuối đời, Yersin ít đi xa. Phần lớn thời giờ ông ở Viện Pasteur Nha Trang, ở xóm Cồn, ở Suối Dầu, ông có dịp gần gũi hơn với người dân. Cộng đồng ngư dân xung quanh xem ông Năm là ân nhân, là vị thần hộ mạng cho họ qua các công việc của ông như: bác sĩ chẩn trị, dược sĩ ban thuốc, nhà từ thiện, nhà giáo dục, người chở che.. .. Dân địa phương thân mật gọi ngôi nhà của ông là Lầu Ông Nam hay Tháp Ngà. Yersin mất ngày 1–3–1943, thọ 80 tuổi. Ngôi mộ cách thành phố Nha Trang khoảng 20km.
    4. French Doctors rất nổi tiếng trong hoạt động nhân đạo trên toàn thế giớị Médecins Sans Frontière (Doctors Without Borders — Y Sĩ Không Biên Giới) được Giải Nobel Hòa Bình 1999. Ngoài ra còn có Médecins du Monde (World’s Doctors — Y Sĩ Thế Giới)

    Frère Jacques : Người Anh cả khả kính của Nhân loại
    ********************************************************
    https://www.youtube.com/watch?v=zFMhleUDFk4
    4th Geneva Summit: Dr. Jacques Beres, war surgeon
    Nửa Thế kỷ Nhà giải phẫu Chiến tranh
    Đi qua bao vùng Trái Đất Mẹ tan tành !
    Người Anh Cả khả kính của Nhân loại
    Frère Jacques vì Tình thương trong sáng tinh anh
    Dáng Anh đứng xuyên Thế kỷ 20 cùng 21
    Một Tâm hồn Cao thượng Cao đẹp thiên thanh
    Từ giã Đại gia đình cùng nghề hái ra bạc
    Đồng sáng lập ”Bác sĩ không Biên giới” (1) – Anh,
    Ngoài vòng Danh vọng tính toán chính trị
    Bước vào NGÀN chiến trường khói lửa máu tanh
    Về Paris quyên tiền bằng hữu mua thuốc
    https://www.youtube.com/watch?v=F5AFv5M14Eo
    Jacques Bérès participe à la manifestation de solidarité
    avec la Révolution syrienne à Paris
    Lại hành trang trở lại nạn nhân chờ Anh
    Đi vào chiến trận bom đạn thấy phải tránh
    Thần Chết cũng sợ nể Tấm lòng chân thành
    Nửa Thế kỷ Nhà giải phẫu băng Trái đất Mẹ
    Cứu hàng vạn sinh mệnh vô tội Bậc Tinh anh
    Từ Chiến tranh Việt Nam đến Syria đang nóng
    Vì một Tình yêu Nhân loại trung thành
    Frère Jacques từ Thời Chiến tranh Lạnh
    Đến Thời Toàn cầu hóa thật mong manh
    Nhưng Anh biểu tượng Bất tử trong sáng
    Chứng minh Tình Người bất diệt Sử Xanh
    TỶ LƯƠNG DÂN
    (1) ”Médecins sans Frontières”
    https://www.youtube.com/watch?v=KF3RqQjPQmA
    Syrie: le médecin et humanitaire Jacques Bérès de retour de Homs
    Sinh năm 1941, Jacques Bérès đã khám phá ngành Giải phẫu
    Chiến tranh tại Việt Nam năm 1967 và bị Vịt cộng bắn bể bụng
    suýt chết tại Sài Gòn trong cuộc Tổng công kích Mậu Thân
    Với túi xách tay dụng cụ y học trên vai, vị Bác sĩ Pháp khả kính
    này đi khắp Trái đất nơi nào có Chiến tranh đau khổ hay thiên
    tai để cứu mạng bao nạn nhân vô tội đa phần trẻ em cụ già
    Vị Bác sĩ Pháp nhân đạo tình nguyện tự nguyện đi khắp Hành
    tinh từ Việt Nam qua Liberia, Bangladesh, Tchad, Congo,
    Tchétchénie, Rwanda, Irak, Sierra Leone, Liban, Palestine…
    Chẳng màng nghĩ đến quê nhà Paris quên cả các bệnh nhân
    Pháp ngay cả bị thương trúng đạn tại Việt Nam đến gần suýt
    chết
    « Face au danger, il est d’un grand calme, presque détaché
    Đối diện với hiểm nguy, anh ta hoàn toàn trầm tĩnh gần như
    chẳng để ý đến », như Bác sĩ Bernard Guillon làm việc thiện
    nguyện bên cạnh ông tại Dải Gaza nơi Trung Đông
    Cũng nên nhớ Nhà Hoạt động Nhân đạo Jacques Bérès đồng
    sáng lập Cơ quan Thiện nguyện Médecins du Monde – Bác sĩ
    Thế giới và Médecins sans Frontières – Bác sĩ không Biên giới
    từng nhận Giải Nobel Hòa Bình cao quý cả Thế giới biết đến
    qua tên gọi thân thương ‘French Doctors’

    BẤM VÀO ĐÂY

    https://vimeo.com/149555947
    xem phóng sự về CUỘC ĐỜI NGOẠI HẠNG của
    VỊ BÁC SĨ NGƯỜI PHÁP CUỐI CÙNG Jacques Berès
    Le dernier French Doctor

  3. “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”

    Rất đúng . Cứ như giáo sư Mạc Văn Trang hay Tương Lai, Nguyễn Đình Cống … còn sống tới giờ này . Chết vì covid, theo gs Mạc Văn Trang, là do u mê tăm tối . Chứ mặt mày ổng sáng láng vậy, có mắc cũng qua khỏi .

  4. Nếu đem Nguyễn Quốc Triệu, bác sĩ đỏ để so sánh với những vị ở bên trên thì chúng ta thấy thế nào nhỉ ?
    Có một số người tháp tùng Triệu ra nước ngoài về kể về thói ăn chơi trác táng của y cũng chẳng kém dân làng chơi.

Comments are closed.