Vài suy nghĩ về việc có nên mua máy bay cho Cảnh sát cơ động?

Nguyễn Ngọc Chu

28-10-2021

Không ai không mong muốn cho đất nước giàu mạnh, hùng cường, có vị thế được nể trọng trên trường quốc tế. Ai cũng muốn có một quân đội hùng mạnh tinh nhuệ để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Ai cũng muốn có một lực lượng cảnh sát chuyên nghiệp để bảo vệ pháp luật, duy trì trật tự và an toàn công cộng. Bởi thế, cung cấp thiết bị hiện đại cần thiết cho các lực lượng chuyên nghiệp là không bàn cãi. Vấn đề bàn cãi là thế nào gọi là cần thiết, cái gì là cần thiết?

Ví như quân đội, nước nào cũng phải chế tạo hay mua sắm các vũ khí hiện đại nhất. Vũ khí đắt tiền mà hầu như không bao giờ được sử dụng. Bỏ không, mất tiền, hàng năm phải mua mới, vậy mà đối với nhiều quốc gia là cần thiết. Nhân loại mỗi năm phải chi hàng ngàn tỷ đô la cho vũ khí, cho chạy đua vũ trang, trong khi hàng trăm triệu người dân chưa đủ cơm ăn áo mặc. Một nghịch lý chưa có lời giải trong nhiều năm nữa.

Ở mặt khác, có cái cần thiết cho quốc gia này mà không cần thiết cho quốc gia kia. Là vì phụ thuộc vào hoàn cảnh và mục đích. Có quốc gia cần bom nguyên tử mà quốc gia khác lại không. Đối với cá nhân, có người sắm xe Roll-Royce mà có người lại mua xe bán tải. Đối với gia đình, bố mẹ không thể dồn tiền mua sắm một món hàng hiệu trị giá nhiều chục triệu đồng cho một người con, chỉ để 1 năm mặc làm cảnh một lần, trong khi để cho các người con còn lại nhịn đói. Điều gì là cần thiết phải đặt trong khung cảnh cụ thể. Chứ không phải ai có cái gì mình cũng có cái đấy.

Tương tự như vậy là đối với lực lượng cảnh sát cơ động Việt Nam. Không phải cảnh sát nước nào có phương tiện gì thì cảnh sát Việt Nam phải có phương tiện đó.

1. MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƯỢNG?

Báo Tuổi trẻ ngày 26/10/2021 cho biết: “Quốc Hội đang tranh luận sôi nổi việc mua máy bay cho cảnh sát cơ động”. Trong đó: “Đại biểu Nguyễn Minh Đức – phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội – cho hay theo các công ước quốc tế, các quốc gia không bao giờ được sử dụng lực lượng quân đội để thực hiện hành vi trấn áp khi có xung đột dân sự. Do vậy khi có tình huống xảy ra phải sử dụng lực lượng cảnh sát.

Theo ông Đức, có những báo cáo về hiện tượng bao loạn, gây hấn, biểu tình ảnh hưởng đến an ninh quốc gia có thể xảy ra, khi đó phải sử dụng lực lượng cảnh sát. Nếu không sớm trang bị các loại phương tiện sẽ rất khó khăn để lực lượng làm nhiệm vụ”.

Thế là rõ. Theo ông Nguyễn Minh Đức thì mua sắm máy bay cho cảnh sát cơ động là để tránh vi phạm công ước quốc tế – “không được dùng quân đội để thực hiện hành vi trấn áp dân sự” mà để nhiệm vụ đó cho cảnh sát cơ động. Nghĩa là biến cảnh sát cơ động thành một biến thể của quân đội. Dùng cảnh sát cơ động để đối phó với “hiện tượng bạo loạn, gây hấn, biểu tình ảnh hưởng đến an ninh quốc gia”.

Ai gây ra bạo loạn, gây hấn biểu tình? Có phải người từ nước khác đến không? Câu trả lời là không. Người “gây ra bạo loạn, gây hấn biểu tình ảnh hưởng đến anh ninh quốc gia” chỉ có thể là người trong nước. Đối tượng để cảnh sát cơ động “thực hiện hành vi trấn áp khi xung đột dân sự” là con dân nước Việt.

Từ bao giờ một bộ phận nhân dân lại trở thành đối tượng lo lắng của công an nhân dân đến mức phải mua cả máy bay phục vụ cho mục tiêu trấn áp?

Hàng ngày chúng ta vẫn được nghe rằng nhân dân ta rất tin tưởng vào Đảng và Nhà nước. Nhà nước là của dân, vì dân, do dân. Thì làm sao có thể xẩy ra điều lo lắng ở trên? Thật là mâu thuẫn.

2. BAO GIỜ THÌ ĐẾN XE TĂNG, TÊN LỬA?

Sau kỵ binh và máy bay có cần đến xe tăng? Xe tăng ngăn chặn biểu tình còn hiệu quả hơn kỵ binh. Và khi có máy bay thì cần đến cả tên lửa? Dùng xe tăng để chống lại biểu tình thì lịch sử nhân loại không bao giờ quên thảm sát Thiên An Môn ngày 04/6/1989.

Khi đã nói đến anh ninh quốc gia, thì không chỉ công an mà phải sử dụng quân đội. Bảo vệ an ninh quốc gia không có luật nào cấm được việc sử dụng quân đội. Công ước quốc tế cấm “không được dùng quân đội để thực hiện hành vi trấn áp dân sự” bởi vì trấn áp dân sự không phải là an ninh quốc gia. Phải hiểu cho đúng về an ninh quốc gia. Đừng nhầm lẫn an ninh quốc gia với bảo vệ những nhóm lợi ích.

Nhưng khi người dân đã biểu tình đến hàng chục vạn, hàng triệu người thì không lực lượng kỵ binh, hay mấy chiếc máy bay của cảnh sát cơ động có thể đối phó được.

Tháng 8/1991 trong cuộc đảo chính tại Liên Xô nhằm phế truất Gorbatrev, KGB đã chủ ý tiêu diệt Boris Yeltsin. Nhưng ông Yeltsin đã chạy đến quảng trường Nhà Trắng, huy động dân chúng ủng hộ tụ tập quanh Nhà Trắng. Nhà Trắng bị quân đội bao vây. Nhưng quân đội đã dừng lại khi đối đầu với cuộc tuần hành lớn của nhân dân. Ông Yeltsin nhờ đó, vừa thoát chết, vừa dẹp được đảo chính.

Không có phương tiện nào cản trở được biểu tình của nhân dân. Chỉ có thay đổi chính sách vì lợi ích của dân thì mới hạn chế được biểu tỉnh.

3. VỀ TÍNH HIỆU QUẢ

Mua sắm bất cứ thứ gì cũng phải tính đến hiệu quả. Muốn mua sắm phương tiện mới thì cần phải xem xét lại các phương tiện đã mua. Như lực lượng kỵ binh vừa mới sắm chẳng hạn.

Lực lượng kỵ binh phải chi tốn nhiều chục tỷ đồng hiện nay hiệu quả như thế nào? Có làm cho các cuộc đón tiếp nguyên thủ nước ngoài sang trọng hơn không? Có truy bắt tội phạm tốt hơn không? Có ngăn cản được bạo loạn không?… Có xứng với khoản tiền lớn đã bỏ ra và tiếp tục phải bỏ ra hay không?

Tương tự như với kỵ binh là câu hỏi về tính hiệu quả khi dự định mua máy bay cho cảnh sát cơ động.

4. 8 ĐIỀU NÓI KHÔNG

Với thực trạng của nước ta, lực lượng cảnh sát cơ động hoàn toàn không cần đến máy bay. Bởi vì 8 điều sau:

1. Nhân dân không phải là mục tiêu tập trung trấn áp. Không bao giờ xây dựng cảnh sát cơ động tinh nhuệ để nhằm vào đối tượng là một bộ phận nhân dân.

2. Thu phục lòng dân bằng chính sách. Chính sách tốt thì không có bạo động. Để dân bạo động là lỗi của chính sách.

3. Nhân dân ta dũng mãnh với kẻ thù ngoại xâm, nhưng giàu nhân ái với đồng bào. Lịch sử hơn 76 năm nước VNDCCH và CHXHCNVN không có bạo động lớn. Có chính sách tốt, làm công tác dân vận tốt, thì không thể có bạo động trong dân. Người Việt Nam có tính cam chịu cao.

4. Lực lượng cảnh sát cơ động cần máy bay để làm gì? Để trinh sát? Để đổ quân cơ động cho kịp thời? Để ném bom? Để bắn phá? Hiện tại ở Việt nam không có những tình thế yêu cầu như vậy. Thực tiễn 76 năm qua cũng cho thấy chưa bao giờ có tình thế như vậy. Trong tương lai 5 năm cũng chưa có tình thế như vậy. Cho nên, hiện thời lực lượng cảnh sát cơ động của Việt Nam không có nhu cầu cấp thiết phải dùng máy bay.

5. Tính tinh nhuệ của cảnh sát cơ động là ở con người. Cảnh sát cơ động giỏi hơn các lực lượng cảnh sát khác ở tính thiện chiến, chuyên nghiệp, chứ không phải cậy vào trang thiết bị vũ khí. Vũ khí hiện hại mua xong thì lạc hậu. Sự thiện chiến của con người không mua được. Cảnh sát cơ động phải tương tự như lính đặc nhiệm của quân đội các nước – võ thuật cao, bắn súng giỏi, sức bền lớn, xử lý tình huống nhuần nhuyễn, có khả năng vượt qua những hoàn cảnh hiểm nghèo… Thực tế cho thấy nhiều điều chưa đáp ứng, ở khoảng cách quá xa với lực lượng SEAL của Hải quân Hoa Kỳ.

6. KHÔNG BIẾN CÔNG AN THÀNH QUÂN ĐỘI THỨ 2. HAI LỰC LƯỢNG QUÂN SỰ SONG SONG TỒN TẠI TRONG MỘT QUỐC GIA LÀ ĐIỀU NGUY HIỂM.

7. Máy bay không giúp cho chống bạo động tốt hơn, cũng không làm cho người chiến sĩ cảnh sát cơ động tinh nhuệ hơn. Nếu có trường hợp đặc biệt xuất hiện, thì có thể dễ dàng sử dụng máy bay của quân đội.

8. Hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay, trang bị máy bay cho cảnh sát cơ động là thừa, chỉ dẫn đến tốn kém và không hiệu quả.

5. VẤN ĐỀ CỐT LÕI LÀ CHÍNH SÁCH

Thời VNDCCH, dù trong chiến tranh khốc liệt, nhưng công an đâu có phải lo lắng về bạo loạn của dân đến mức như thế này? Không phải sắm xe thiết giáp, không cần có kỵ binh mà trận tự công cộng được đảm bảo. Đó là nhờ chính sách, chứ không phải nhờ vũ khí.

Nhớ lại lịch sử. Thời kháng Pháp, khi đi tìm vị trí cho Chính phủ ở chiến khu Việt Bắc, Cụ Hồ dùng tay vỗ lên trái tim, và dặn những người đi tìm vị trí rằng, nơi an toàn nhất là trái tim của dân. Nếu được dân yêu thì an toàn. Nếu không được dân yêu thì ở đâu cũng không an toàn.

Nay, có kẻ bên ngoài mỗi ngày một hùng mạnh, mấy chục năm liên tục không ngừng mưu toan xâm chiếm lãnh thổ, thì phải tập trung tinh lực cho quân đội để bảo vệ biên giới quốc gia, chứ không thể quay chú ý vào đối phó với người trong nước. Một quan niệm (conception) hoàn toàn lạc hướng. Trong không cố gắng đoàn kết mà lại chú về đối đầu, Ngoài thì bị phân tán lực không đủ sức để đối phó với giặc mạnh, đây mới thực là nỗi lo cho an ninh quốc gia.

Điều cần nhất đối với lực lượng cảnh sát cơ động Việt Nam là sự tinh nhuệ của người chiến sĩ cảnh sát. Đó mới là thứ vũ khí vô giá.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Kinh tế còn đang gặp nhiều khó khăn, nợ nần chồng chất, tiền mua vaccine cho dân còn không có …. sao lại mất thì giờ ngồi bàn chuyện mua máy bay??? Hết dự án ngựa, đến dự án chứng minh gắn chip …. giờ lại đến dự án máy bay. Càng nghĩ, càng thấy xót đau cho con người và đất nước Vn.

  2. Hãy cứ để cho chúng mua nhiều vũ khí các loại vào. Sẽ đến lúc chúng choảng nhau vì khi hết tiền hết ông tôi. Bạo loạn sẽ xảy ra và trí théc nước Đẻn đứng ra cầm cờ

  3. “Từ bao giờ một bộ phận nhân dân lại trở thành đối tượng lo lắng của công an nhân dân đến mức phải mua cả máy bay phục vụ cho mục tiêu trấn áp?”

    Từ hồi giải phóng miền Nam . Sau khi giải phóng miền Nam, Đảng của đồng chí tiến sĩ toán Nguyễn Ngọc Chu đã làm hết sức để tống hết dân Ngụy ra khỏi nước mình . Gotta give’em credits. Đúng, dân Ngụy hầu như tuyệt chủng, nhưng không thật ra tuyệt chủng . Đâu đó vẫn còn lác đác . Đúng là họ chỉ là thiểu số, nhưng nếu họp lại có thể gây phiền toái . Bên cạnh Nguyễn Anh Tuấn kêu gọi các tổ chức xhds giúp Đảng, cũng lòi ra phong trào #ĐMCS, rồi những kỳ biểu tình của công nhân hoặc lần vừa rồi . Đúng, trí thức như đồng chí tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã không tiếc lời lên án đến độ mắng nhiếc nhưng không phải là không có . Vấn đề là chỉ có mỗi đồng chí tiến sĩ Phạm Chí Dũng lên án thôi . Khi Đảng của NNC đem những kẻ đầu têu ra xét xử trước pháp luật, 1 số người trong đám trí thức các bác lại lên tiếng bênh vực . Được đàng chân nó lấn lên đàng đầu, có thể 2 kỳ vừa rồi là những cuộc tổng dợt . Cant tell, can ya?

    Tiến sĩ toán Nguyễn Ngọc Chu là 1 trong những người rất lo lắng tới sự sống còn của Đảng, không thể trách Đảng khi Đảng phải tự lo cho mình . Đúng, có những thỏa thuận về quân sự với Trung Quốc, nhưng hễ có chuyện gì cũng nhờ cậy Trung Quốc thì mất mặt bầu cua quá . Thuyền quyên nhưng cũng thuộc loại butch, cơ u thịt bắp, chứ có phải loại liễu yếu đào tơ đâu mà cứ nhất nhất lại lụy anh hùng thế .

  4. Sáu cái tàu ngầm lớp KILO MUA VỀ từ thời Dũng giờ cũng chỉ như cái quần lót gái lầu xanh, không có cũng được. Lũ CSCĐ chỉ là bọn mối thợ chuyên hy sinh để bảo vệ vô điều kiện cho con mối chúa Trọng Hâm.
    Bè lũ csvn ăn tàn phá hoại chỉ còn biết duy nhất 1 điều dơ bẩn CÒN ĐẢNG CÒN MÌNH.

    • Phải chi như trí thức nhà mềnh, biết cả “Cứu Đảng là cứu nước”. Điều này là cao quý, hoàn toàn không dơ bẩn, vì nó xuất phát từ tư duy của 1 vị đại trí thức .

      As 4me, id prefer “Còn Đảng còn mình”, vì hết Đảng coi như xong đời nó luôn . Good riddance. Nhưng gắn liền Đảng với đất nước … Chỉ có trí thức xã hội chủ nghĩa mới nghĩ ra được điều cao quỷ đó .

Comments are closed.