16-9-2021
Trong khoảng hai ngày nay số ca nhiễm và tử vong đã giảm đáng kể so với một tuần trước, tình hình dịch bệnh đang lắng dần xuống, không khí đã bắt đầu dễ thở hơn, tình trạng căng thẳng ngột ngạt và khốc kiệt cũng đang dần dịu lại, một số địa phương đã bỏ chỉ thị 16…
Kết quả này là do chính sách phong tỏa quyết liệt, truy vết ráo riết và nhiều nguồn lực khác nữa đã được tập trung một cách tổng thể vào công tác phòng chống dịch. Tuy nhiên, cho đến nay, cả nước mới có khoảng hơn 600 ngàn người (chưa tới 1% dân số) là bị nhiễm – tức đạt được miễn dịch tự nhiên, và mới có gần 23% dân số trên 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine; 3,6% người dân đã được tiêm đủ 2 mũi. Nghĩa là gì, là nguy cơ bị nhiễm bệnh của những người chưa nhiễm và chưa tiêm vác-xin là rất lớn.
Cứ cho rằng 1 tuần nữa sẽ không còn ca nhiễm mới, và tất cả những người đã nhiễm thì đều được xuất viện, tức là công tác chống dịch đã thành công; và mọi lệnh phong tỏa, giới nghiêm đều được dỡ bỏ, người dân được tự do đi lại, các doanh nghiệp tái sản xuất, chuỗi cung ứng được lưu thông. Tuy nhiên, vì kết quả chống dịch của VN (theo giả định thành công như trên) chủ yếu là do phong tỏa, do cách ly tập trung, vậy thì nếu sau 1 tuần “mở cửa” (hay lâu hơn nữa, một tháng chẳng hạn) mà dịch lại bỗng bùng lên thì chúng ta sẽ làm gì? Lại tiếp tục phong tỏa, tiếp tục truy vết, tiếp tục cách ly tập trung ư?
Chúng ta đã biết tình trạng âm tính giả có tỉ lệ khá lớn, lại thêm những biến thể mới có tỉ lệ lây nhiễm rất cao thì chuyện dịch lại bùng lên là hoàn toàn có cơ sở – đó là chưa kể tới những trường hợp mà dù đã tiêm vác-xin nhưng vẫn bị nhiễm hoặc mang mầm bệnh và tử vong như số liệu ở nhiều nước đã công bố mà báo chí chính thống của ta cũng đã đưa tin.
Câu hỏi đặt ra là có phương án nào tốt hơn thay vì lại phong tỏa và cách ly mỗi khi dịch bùng lên hay không? Đây là điều phải tính, không thể cứ mỗi lần có ca nhiễm mới là lại đóng của, lại cách ly, lại phong tỏa được.
Toàn bộ nền kinh tế đang bị đe dọa nghiêm trọng, đời sống của nhân dân đang lâm vào khốn quẫn, an sinh ở nhiều nơi rất tồi tệ. Nếu vừa mới gượng ngồi dậy được đôi ngày mà tiếp tục bị đè sập xuống thì sau vài lần như thế có thể sẽ không đứng lên được nữa.
Một chính sách với các phương pháp để chung sống lâu dài, ổn định với dịch bệnh phải được thực hiện ngay từ bây giờ, để dù cho sau này có xuất hiện ca nhiễm mới hay đâu đó có hình thành các ổ dịch thì xã hội vẫn sẽ hoạt động, không bị ngưng trệ, không bị đóng băng, không bị dồn vào tình trạng hoảng loạn và kiệt quệ.
Nên tận dụng các nguồn vaccines dễ tiếp cận & ít cạnh tranh .
Có ai để ý sau vụ Trần Tố Nga, Pháp lờ lớ lơ, cho tới giờ hổng bố thí 1 liều vaccine nào cho VN hông ?
Toàn dân sẽ được trang bị AK và áo giáp chống đạn để “chống dịch như chống giặc “.