Khi quyền lực bị thả nổi!

Tạ Duy Anh

23-7-2021

Bảo vệ dân phố tát tài xế mặc áo xe ông công nghệ Grabbike tại chung cư Miếu Nổi, phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM ngày 22-7-2021. Ảnh trên mạng

Quyền lực luôn gắn với những công cụ pháp lý, tác động lên toàn bộ đời sống, vì thế nó phải được quản lý cực kỳ chặt chẽ và phải được sử dụng đúng nơi, đúng chỗ, một cách chính đáng. Bởi vì quyền lực luôn là con dao hai lưỡi: Vừa để bình ổn xã hội, duy trì sự an toàn cho con người, trừng phạt và ngăn ngừa cái ác nhưng nếu bị lợi dụng, bị chiếm đoạt bất hợp pháp, nó chính là nguồn gốc của cái ác, đầu mối của mọi thảm họa.

Chẳng phải đợi đến khi sự việc chấn động dư luận xảy ra tại phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, trong đó lực lượng dân phòng, bảo vệ khu phố đánh trọng thương một thanh niên bán hàng rong, xã hội mới bức xúc và phẫn nộ về nhiều hành động quá đáng của lực lượng này. Trước hết chúng ta hãy thử tìm hiểu xem lực lượng này thuộc tổ chức nào và quyền hạn của họ đến đâu dù có thể nhiều người đã biết.

Theo tìm hiểu của chúng tôi thì hóa ra Dân phòng chủ yếu được quy định tại Luật Phòng cháy chữa cháy (PCCC); Bảo vệ dân phố được quy định tại Nghị định 38 của Chính phủ; còn nhiệm vụ của Dân quân tự vệ được quy định tại Luật Dân quân tự vệ. Cũng theo những văn bản pháp quy đã nêu, thì các thành phần trên không phải là công chức, viên chức, mà là các lực lượng quần chúng, được hình thành và hoạt động ngay tại địa phương nơi họ cư trú, trong đó quy định rất rõ quyền hạn của từng bộ phận: Dân phòng chủ yếu tham gia PCCC; Bảo vệ dân phố tham gia giữ gìn an ninh trật tự; Dân quân tự vệ tham gia chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước.

Tất cả các lực lượng này đều không được dừng phương tiện giao thông, kiểm tra giấy tờ người và phương tiện. Trong trường hợp khẩn cấp, trong những tình huống cụ thể có quy định, họ được phép hỗ trợ các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ, bảo vệ, giữ gìn an ninh trật tự…

Dân phòng, Bảo vệ dân phố không có quyền bắt người, không có quyền khám xét, trừ trường hợp bắt người phạm tội quả tang hoặc đối tượng bị truy nã.

Nếu đối chiếu với quy định đã dẫn, so với phần lớn việc làm mà các bộ phận vừa kể vẫn đang “hồn nhiên” tiến hành trên mọi con đường, khu phố ở các thành phố, thị xã…có thể thấy rất rõ một điều nguy hiểm: Quyền lực đang bị thả nổi, bị hiểu sai và bị lạm dụng dưới danh nghĩa duy trì trật tự công cộng.

Cũng còn may khi đây chỉ là thứ quyền lực “vụn vặt”.

Nhiều ông dân phòng, bảo vệ khu phố có lẽ từ lâu tưởng mình là một thứ “công an quần chúng”. Nhiều nơi họ tự cho mình quyền làm thay công việc của cảnh sát. Chuyện này vẫn xảy ra ngày ngày khi dân phòng cũng vung gậy dừng xe vi phạm, kiểm tra giấy tờ, áp giải chủ và xe vào lề đường, mà không biết làm thế là chính họ đang vi phạm pháp luật trước. Nhưng chán hơn cả là cảnh những ông mặc áo dân phòng lấp ló trong các ngóc ngách rình rập, rồi bất ngờ xồ ra túm chiếc xe máy nào đó, túm cổ áo một ai đó ngay giữa đường giữa chợ, vừa gây phản cảm, vừa cho ấn tượng về một xã hội đầy bất an, mặc dù mục đích tổ chức ra các lực lượng này là để tăng cường an ninh trật tự!

Cứ thử quan sát mà xem, cùng là “dân” với nhau, nhưng phần lớn những ông “dân phòng” luôn nhìn đám “dân thường” như những kẻ đối địch! Trước khi anh Trần Xuân Tình bị đánh hội đồng, đã có hàng trăm, hàng ngàn người khác bị hành hung, đe dọa ở những mức độ khác nhau. Hậu quả cũng đã nhãn tiền với hàng loạt vụ người dân phản ứng lại bằng các cuộc ẩu đả, có cả đổ máu, thương tích nặng.

Thực trạng đó chỉ là do việc lạm quyền, vượt quá chức trách khi làm nhiệm vụ mà gây nên, hay còn có nguyên nhân sâu xa nào khác? Nếu chỉ lạm quyền, vượt quyền thì chấn chỉnh là xong. Nhưng thực tế, đã có hẳn cả một thông tư nhắc nhở các lực lượng này, về loại công việc họ được làm và không được làm, nhưng tình hình “lạm quyền, vượt quyền” vẫn không giảm là mấy. Theo chúng tôi, nguyên nhân sâu xa của hiện tượng đang bàn tới nằm ở chỗ khác. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.

Chúng tôi, ở một bài viết trước đây của mình, đã chỉ ra đang có sự dễ dãi trong việc tuyển lựa đầu vào khi đào tạo công an, nhất là lực lượng công an giao thông. Còn với lực lượng dân phòng, bảo vệ khu phố thì tuyển lựa là một khái niệm xa xỉ và xa lạ, vì hầu như không có bất cứ sự tuyển lựa nào đúng nghĩa. Chúng tôi không hề phủ nhận vai trò tích cực của lực lượng này trong một số hoạt động mang tính tự quản. Khá nhiều trong số đó là những người có phẩm chất tốt, hiểu rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của mình khi nhận gánh vác công việc dân phòng, bảo vệ khu phố. Nhưng mặt sáng đó không át nổi cảm giác chung về một lực lượng thiếu tổ chức, thiếu hiểu biết pháp luật và thiếu lòng bao dung cần thiết với đời sống dân sinh.

Có lẽ sai sót đầu tiên là từ khâu tuyển dụng. Ở nhiều nơi, người ta chủ động tuyển lựa những người có tướng mạo dữ dằn, có khả năng đánh đấm, phồng mang trợn mắt, quát lác, với quan niệm thô thiển rằng chỉ những người như vậy mới làm cho người dân sợ mà chấp hành trật tự!

Một số ông dân phòng, bảo vệ vốn từng là dân võ biền, quen hành xử bằng chân tay, nay như tìm lại được đất để thỏa mãn thói ưa bạo lực. Trước kia, mọi hành động bạo lực của họ đều phải chịu trách nhiệm cá nhân. Còn giờ đây, cũng với hành động đó, lại được khoác danh nghĩa thực thi công vụ thì không chỉ vừa sang, vừa oai mà còn vừa yên tâm về mặt luật pháp!

Với lực lượng công an thì kỷ luật, điều lệnh, sự hiểu biết pháp luật do được đào tạo…chi phối hành động thực thi công vụ của họ. Còn với lực lượng dân phòng, bảo vệ khu phố được “nhặt” lên từ khắp nơi, nhiều người đọc còn chưa thông, thì vấn đề hoàn toàn khác. Họ luôn có xu hướng phóng đại vai trò vốn là hạn chế của mình, bởi thói sĩ diện, bởi sự thiếu hiểu biết và do không chịu bất cứ chế tài trực tiếp nào.

Với không ít người, ngày ngày được nghênh ngang diễu qua các khu phố, được thể hiện quyền lực với đám đông và chứng kiến cảnh dân tình khiếp sợ, là khoái cảm lớn nhất của họ.

Vì thế, một khi có quyền lực, dù là thứ quyền lực tép riu, họ cũng tìm cách sử dụng triệt để ở mức tối đa. Không những thế, họ còn luôn muốn vượt ra ngoài chức phận, vì vô số lý do, trong đó có cả sự thả nổi vô lối từ những người quản lý quyền lực. Đó là lý do vì sao ông chủ tịch phường 25, quận Bình Thạnh, cứ cố sống cố chết khẳng định không hề có chuyện anh Trần Xuân Tình bị đánh hội đồng?

Bản thân người viết bài này đã từng chứng kiến một ông trật tự khu phố, mặt như đâm lê, lạnh lùng đá tung gánh cá quả của một bà già nông thôn ngay tại vỉa hè của phố Tô Hiến Thành, Hà Nội. Những con cá quả bắn tung trên mặt đường khiến bà già xót của phải nằm bò ra để ngăn chúng khỏi lao xuống rãnh thoát nước, bất chấp bị kẻ “bảo vệ mình” đạp thêm cho mấy cái vào mạng sườn. Không biết khi hành động như vậy, ông trật tự kia đang nghĩ gì trong đầu? Trước mắt ông ta là người dân lành, khốn khổ kiếm sống và vì thế mà mắc lỗi hay là kẻ thù nguy hiểm, chỉ đáng bị trừng phạt?

Sự nhầm lẫn về cảm giác này không hề là chuyện hiếm nếu chúng ta chịu khó để ý thái độ và cách hành xử của khá nhiều dân phòng, trật tự khu phố. Nó thể hiện đặc sắc, đầy tai tiếng và đáng xấu hổ trong vụ việc vừa xảy ra tại phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Những hành động như vậy không chỉ đơn thuần là do lạm quyền, mà chủ yếu nó được chi phối bởi thứ tâm lý bệnh hoạn và đáng nguyền rủa: Tao có quyền và tao được quyền làm như vậy.

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Một đứa làm việc “chầu rià”,không chính thức mà còn ngang nhiên đánh dân đen
    như thế này thì thằng đầu sỏ tha hồ coi dân đen như cỏ rác để chúng tự tiện sinh
    sát hay tác oai tác quái đến đầu nữa !

  2. Nguyên lý chung: CS cướp quyền, giữ quyền và thực hiện quyền bằng “bạo lực cách mạng”.

  3. Bài viết rất đúng! bản thân tôi là người dân thành Hồ, Dan phòng mà bác viết ra, hiên nay đã trở thành Công an bảo vệ Phường ,xã, đa số là dân xe ôm, không đi làm (vì không ở đâu nhận) người ở các tỉnh miên trung, ít hoc và không học, bọn này rất ghét người có học nhưng ở ngoài tỉnh vào SG đi làm hợp pháp và chăm chỉ .Người SG không ai đi làm dân phòng vì họ cho rằng đây là nhưng con chó săn cho bon Công an khu vực và Phường xã.

  4. Thưa tác giả đừng nhìn bọn ngu thực thi theo lệnh mà chụp mũ lãnh đạo. Với bọn ngu này thì trên tinh thần hiểu biết thì phải thương hại họ vì họ ngu.
    Còn cái bọn vỗ ngực giáo sư tổ sư tổ cha tổ bà tiến sĩ nhà chúng nó… ” nhân sĩ trí thức hiền tài” chúng là bọn có được học hành nhưng cụ tổ nhà chúng nó phá hoại gấp nhiều nghìn lần bọn Ngu không học. Thí cho nên đất nước đã bao giờ được “bị” như thía này hôm nay ..N mai sau. Chửi người thì phải chửi đúng thế mới không uổng phí cha mẹ cho ăn học

  5. Tôi không nhân nhượng để nói: Khi quyền lực bị thả nổi!, nói huỵch toẹt thẳng ra bọn cs công khai cho người dân thấy với cs quyền lực là thế, không có sự thoả thuận, muốn nói gì phải ăn đấm, còn sức chịu mới nói tiếp.

  6. “theo những văn bản pháp quy đã nêu, thì các thành phần trên không phải là công chức, viên chức, mà là các lực lượng quần chúng, được hình thành và hoạt động ngay tại địa phương nơi họ cư trú”

    Theo Lê Học Lãnh Vân, họ là “sinh viên Miền Nam xông ra tham gia đội trật tự giao thông thành phố vì say mê hai chữ Thống Nhất”. Người Saigon vẫn còn ấm ức vì “bị” giải phóng gọi họ là bọn 30/4.

    “Bảo vệ dân phố không có quyền bắt người, không có quyền khám xét, trừ trường hợp bắt người phạm tội quả tang hoặc đối tượng bị truy nã

    Theres that loophole.

    “Cũng còn may khi đây chỉ là thứ quyền lực “vụn vặt”

    Holy Phúc, ổng gọi cái này là “cũng còn may”! Chắc ổng chưa bao giờ sống ở thành phố mang tên Bác từ thời giải phóng tới sau khi cải tạo tư sản . Bọn họ như lũ giời con, chỉ lấm la lấm lép khi có mặt công an . Dân ngụy thành phố mang tên Bác thời đó gọi họ là lũ ngọa quỷ . Bắt thanh niên tóc dài, quần loe ngay giữa thanh thiên bạch nhật để sởn tóc, cắt ống quần toàn là tụi “sinh viên Miền Nam xông ra tham gia đội trật tự giao thông thành phố vì say mê hai chữ Thống Nhất” không đó . And thats the least them did. Thời cải tạo tư sản, đám đó … Ah, hết biết phải nói thế nào luôn! Họ học được gương hồng vệ binh của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, all in the name of say mê 2 chữ thống nhứt .

    “đang có sự dễ dãi trong việc tuyển lựa đầu vào khi đào tạo công an”

    Điểm đậu vào trường công an cao hơn điểm vào trường y, và nghe nói vẫn còn áp dụng chánh sách lý lịch trong tuyển chọn . Bảo đảm vừa hồng vừa chuyên vậy mà kêu “có sự dễ dãi” chỗ nào hổng biết nữa .

    “dân phòng, bảo vệ vốn từng là dân võ biền, quen hành xử bằng chân tay, nay như tìm lại được đất để thỏa mãn thói ưa bạo lực”

    Well, Lê Học Lãnh Vân cho ta 1 hình ảnh khác “sinh viên Miền Nam say mê hai chữ Thống Nhất”. Có thể chăng “sinh viên Miền Nam” những người “say mê hai chữ Thống Nhất” đều là loại “dân võ biền, quen hành xử bằng chân tay, nay như tìm lại được đất để thỏa mãn thói ưa bạo lực”? Những “sinh viên miền Nam” hổng mặn mà lắm với 2 chữ thống nhứt chắc ít bạo lực hơn .

    Chuyện “lực lượng dân phòng, bảo vệ khu phố đánh trọng thương một thanh niên bán hàng rong” ta phải anh thanh niên bán hàng rong đó có bị bắt quả tang vi phạm quy định/luật 1(0-5)6 của Đảng các bác không . Nếu có, chúng ta, nhất là những ai vẫn phàn nàn Đảng các bác không tôn trọng chính luật lệ của mình, cần có 1 thái đó nhân văn hơn với các lực lượng dân phòng . Vì theo Lê Học Lãnh Vân, họ chỉ là những “sinh viên miền Nam say mê 2 chữ Thống Nhất”. Khá hơn 1 tẹo họ đã trở thành những “trí thức đấu tranh” thần tượng của các bác như Huỳnh Tấn Mẫm hay Huỳnh Kim Báu rùi . Họ chỉ sì lô bép pờ 1 tẹo thui . Đầu óc ngu si tứ chi phát triển í muh.

Comments are closed.