15-6-2021
Không đọc sách là nói hơi quá, đúng hơn là “gần như không đọc sách”.
Một thống kê trên báo tuổi trẻ công bố năm 2019 cho biết, trung bình mỗi người Việt Nam chỉ đọc 0.8 quyển sách/năm, nghĩa là chưa tới 1 quyển. Đó là tính tất cả, cả sách giáo khoa, giáo trình.
Trên báo Pháp luật cung cấp một thông tin khác: Một cuộc khảo sát cho thấy 98% số người được hỏi không đọc sách tuần qua; 80% không đọc sách trong một năm qua; 70% cho biết chỉ học chứ không đọc. “Học chứ không đọc sách”, đây có lẽ là điều kỳ lạ nhất mà một cư dân ở vùng lãnh thổ khác có thể nghe thấy về xứ sở của ta.
Thực tế là người dân gần như không đọc sách. Nhưng, học sinh cũng không đọc; đáng sợ hơn, giáo viên cũng không mấy ai đọc sách. Trên báo Thanh Niên có bài “Sinh viên “quên” đọc sách”. Nghĩa là người Việt gần như không đọc sách! Quốc gia không đọc sách, chúng ta đang đứng trước nguy cơ vĩnh viễn bị bỏ lại phía sau về mọi mặt.
Facebook không thể thay cho sách. Vĩnh viễn không bao giờ thay được. Tuy nhiên, ngày nay người trưởng thành gần như không ai không dùng Facebook, mà dùng để đọc lại cũng chiếm một tỉ lệ quá nhỏ trong tổng số 60 triệu tài khoản đang hoạt động (đó là chưa nói tới việc “đọc cái gì”).
Có một điều chắc chắn, rằng không có cách gì có thể chấn hưng được dân tộc nếu tình trạng đọc sách như hiện tại vẫn còn duy trì, thậm chí có nguy cơ đi xuống (theo báo Tuổi trẻ, năm 2018 là 1.2 quyển/năm, đến 2019 trong một bài báo khác là 0.8 quyển/năm). Một tình trạng “sa mạc hóa” tinh thần đang hiện hình; chúng ta có thể phải chứng kiến một thời kỳ hoang dã mới ngay trong thế kỷ 21 này khi ngày càng xa lạ với văn minh nhân loại và các trải nghiệm tế vi mà chỉ có sách mới có thể chuyển tải được.
Tình trạng này trước hết là lỗi (tội) của bộ Giáo dục; nhưng lớn hơn là thuộc về cách quản trị và điều hành quốc gia của những cái “trên bộ”. Không tạo ra một động cơ đọc sách bằng cách kiến tạo những thang bậc giá trị chân chính để sách trở thành một nhu cầu tự nhiên. Khi mà xã hội chỉ còn biết chạy theo tiền và dùng đồng tiền làm thước đo cho tất cả thì sách trở nên vô duyên và thừa thải.
Hãy hình dung, một ông hiệu trưởng suốt hàng chục năm không hề đọc một cuốn sách, lúc ấy chúng ta sẽ hiểu cái thảm trạng của một trường học “được” lãnh đạo bởi những vị như thế. Mà bây giờ đa số “lãnh đạo” giáo dục gần như không đọc sách, họ đã quên từ lâu rồi. Nó là cơn ác mộng của giáo dục và của xã hội nói chung.
Các quan lại càng không đọc sách. Sách là thứ xa xỉ bậc nhất. Nghĩa là, đất nước đang được lãnh đạo bởi những người không đọc sách. Và nó sẽ đi về đâu thì chúng ta hoàn toàn có thể dự đoán được.
Bình Luận từ Facebook
Họ mắc đọc Nghị quyết và chờ nó tiêu hóa đâu còn thời gian để đọc sách.
Trước tiên phải đặt câu hỏi Đọc sách để làm gì?????
Theo tớ đánh giá thì có nhẽ không ai đọc nhiều sách như các bác trí thức xhcn?????? hihi. Cho nên các bác í cần phải có nhu cầu đc nói đc viết thật nhiều để cho thế giới và xung quanh ngưỡng mộ ” sự vi diệu uyên thâm” của các bác Ía Một ngày không nói không được viết là các bác í thấy mình sống uổng một ngày. Ăn ỉa ngủ ..đủ các bác í luôn tìm đề tài để mà viết, để mà nói …cống hiến .
Còn nay thì do nhu cầu Con càng ngày càng phát triển ( có độc như chó mới có miếng ăn) thì đã có những lớp online dậy làm giàu, dậy phong thủy, dậy xem tướng, dậy xem ngày giờ, dậy bùa ngải…vvv..và vvvv. Để làm sao thu hút hết lộc của trời của đất, của người thân, của thằng hàng xóm về cho nhà mình.
Học làm người có giàu được không???????
Sách báo cộng sản chỉ tuyên truyền sao chép không trung thực coi không có ích lợi gì.
Kinh nghiệm bản thân, hồi ở VN, tớ chỉ đọc những thứ sách -từ Lữ Phương, người được giải văn hóa- mang nọc độc văn hóa Mỹ-Ngụy, rất sợ đọc sách của “Ta”. Nà thời đó cũng như thời nay, toàn sách đã được “Ta” cho phép xuất bản, aka hầu như sêm xít với sách của “Ta”. Chỉ khi ra khỏi Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa nhà các bác tớ mới đọc sách lại, mà dị ứng với tiếng Việt, không xài suốt 10 năm nên chỉ đọc sách tiếng u thui . Só-zi tớ hổng phải, cũng chả bao giờ cố, là con người xã hội chủ nghĩa nhân văn như Nguyễn Thông hay thứ Chu Mộng Long ráng nặn ra .
Nên nếu thực trạng thật sự là người dân mình hổng khoái đọc sách, tớ đoán đây là 1 dấu hiệu khả quan . Số .8 cuốn sách/năm/người tớ nghĩ những người xuất phát từ gia đình hoặc dính dáng tới cách mạng đã đọc dùm phần của dân Việt còn lại . Kết quả sẽ là những thứ như Liêu Thái, Hà Phan … đang phát ngôn ra những ngôn ngữ cạn tào ráo máng với dân mình thời dịch . Mai mốt đây đảng Cộng Sản chẳng may mà sụp đổ, những người không đọc sách “Ta” mới là những nhân tố xây dựng lại 1 nền văn hóa Việt phi xã hội chủ nghĩa . Còn loại thông thái, trí thức 10 bồ sách Mác-Lê-Mao-Hồ, những kẻ đoạt giải thưởng tổng cục chính chị vì sách Mác-Lê-Hồ … Yikes!
Cán bộ công chức … cho đến giáo viên.. vừa đi làm đi họp vừa đi nhậu, về đến nhà là sỉn rồi. Thời giờ đâu đọc sách. Mà đọc sách làm gì, sách vở ích chi đâu.
Đọc, nhưng mà đọc sách gì bây giờ. Cũng như tất cả người dân phải truy cập web theo đúng Menu tuyên giáo, TT truyền thông nếu không biết cách vượt tường lửa.
Không ai cũng có thể lựa chọn chương trình TV, radio theo ý mình.
Một chế độ chó đẻ sinh ra sách sử hổ lốn, sách truyện tuyên truyền, một lịch sử chỉ có hồ chí minh làm sâu chúa SỮA CHUA ngự trị.
Một vấn để đặt ra liệu đọc sách thì dân Việt khai sáng dân trí hơn khi không đọc sách (sách kiểm duyệt)?