Nguyễn Thanh Tuân
13-6-2021
Mấy ngày nay dư luận rộ lên bàn tán xung quanh sự việc công ty tư vấn Pháp ACT được nhà nước Việt Nam thuê khảo sát, đánh giá chất lượng của công trình dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, và đã công bố kết quả.
Dư luận băn khoăn vì sao Công ty tư vấn Pháp ACT ngày 29/4/2021 một mặt đã xác nhận và cấp Chứng nhận Công trình đạt điều kiện an toàn hệ thống cho công trình của Dự án, nhưng, mặt khác, lại vẫn “thòng” thêm 16 Khuyến cáo rằng công trình của Dự án chưa đạt tiêu chuẩn châu Âu theo các nhóm hạng mục khác nhau, và rằng nếu đưa vào sử dụng thì chủ dự án phải chấp nhận khả năng xảy ra rủi ro, tai nạn… (?!).
Trong khi đó, thông tin chính thức từ Bộ GTVT cho biết Dự án Cát Linh – Hà Đông sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành của Trung Quốc.
Cho tới nay, trên thế giới vẫn đang tồn tại các (hệ) tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau, gồm Hệ tiêu chuẩn kỹ thuật Anh (BSI), được sử dụng ở các nước trong khối liên hiệp Anh, Nhật Bản, Mỹ; và hệ Mét (Metric system) của châu Âu lục địa và phần còn lại của thế giới. Từ đó mới có các hệ thống Tiêu chuẩn kỹ thuật riêng của từng quốc gia. Vì vậy, trước tiên cần phân biệt Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của Khối quốc gia, và hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của từng quốc gia.
Trong thời kỳ trước 1990, trong Hệ Mét đã có hệ tiêu chuẩn kỹ thuật Gost (ГОСТ) của Liên Xô và các nước XHCN (hiện nay nước Nga đang kế thừa), và Tiêu chuẩn quốc gia của Đức, Pháp… Không có hai hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia nào hoàn toàn giống nhau, mà vấn đề là các nước có công nhận và cho áp dụng hệ thống tiêu chuẩn của nhau hay không mà thôi. Sinh viên các ngành kỹ thuật ngay từ năm thứ nhất đã đều phải biết về chuyện này.
Trong thực tiễn, (hệ) tiêu chuẩn kỹ thuật của mỗi quốc gia hay khối quốc gia vẫn được áp dụng cho việc sản xuất, chế tạo từ con ốc vít cho tới cả con tàu vũ trụ. Tuy nhiên, sản phẩm được sản xuất, chế tạo theo Hệ tiêu chuẩn Anh (Tiêu chuẩn quốc gia của Anh, Úc…) vẫn có thể được bán và sử dụng rộng rãi trên thị trường của châu Âu lục địa hay Hàn Quốc…, và ngược lại.
Chưa có kết luận quốc tế nào, rằng (hệ) Tiêu chuẩn Anh (BSI) thì tốt hơn (hệ) Tiêu chuẩn Mét, và ngược lại. Và cũng chưa có kết luận khoa học ở bình diện quốc tế nào rằng tiêu chuẩn kỹ thuật của Trung Quốc thì tệ hơn tiêu chuẩn Pháp, và ngược lại. Ăn thua là người ta chọn hệ tiêu chuẩn nào để sản xuất, chế tạo các sản phẩm, hay thực hiện dự án mà thôi.
Sau đây chúng ta sẽ xem xét một số vấn đề liên quan của Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, nhìn từ các góc độ khác nhau:
Trước hết là từ góc độ pháp lý, về vấn đề Tiêu chuẩn kỹ thuật dùng để thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành một công trình. Người ta phải luôn luôn theo (hệ thống) Tiêu chuẩn kỹ thuật được ghi rõ trong Hợp đồng thầu thực hiện dự án, bao gồm cả cho các giai đoạn thiết kế, thi công, nghiệm thu, vận hành và bảo hành (bảo trì). Một khi hợp đồng đã được ký kết, thì tất cả các các điều, khoản của nó, bao gồm cả Tiêu chuẩn kỹ thuật, đều có giá trị ràng buộc và có hiệu lực thi hành giữa các bên trong tất cả các giai đoạn của dự án.
Như vậy, xét về nguyên tắc, thường thì sẽ không thể có chuyện tiêu chuẩn kỹ thuật cho việc thiết kế, thi công khác hẳn với tiêu chuẩn để nghiệm thu, vận hành và bảo trì công trình của dự án.
Vấn đề tiếp theo là phạm vi công việc của Công ty Tư vấn ACT theo hợp đồng Cung cấp dịch vụ tư vấn kỹ thuật cho việc kiểm tra chất lượng để nghiệm thu công trình của dự án. Theo hợp đồng, thì ACT phải kiểm tra, khảo sát vấn đề chất lượng kỹ thuật của dự án theo tiêu chẩn nào?
Thường khi kiểm tra, khảo sát để đánh giá các vấn đề chất lượng của một dự án, thì trước hết, và trên hết, là phải dựa theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và các điều khoản và điều kiện của hợp đồng thầu thực hiện dự án.
Nếu trong Hợp đồng giữa Chủ dự án với Tư vấn ACT có quy định dùng tiêu chuẩn châu Âu đề khảo sát, đánh giá chất lượng công trình mà đã được thiết kế, thực hiện theo tiêu chuẩn Trung Quốc, thì rõ ràng là Hợp đồng tư vấn, khảo sát chất lượng này có vấn đề!
Ngược lại, nếu hợp đồng giữa Chủ đầu tư với Tư vấn ACT chỉ quy định ACT phải sử dụng Tiêu chuẩn kỹ thuật của hợp đồng để khảo sát, đánh giá chất lượng của công trình, mà Tư vấn ACT lại cố tình sử dụng tiêu chuẩn châu Âu để đánh giá, đưa ra ý kiến chủ quan của mình về chất lượng công trình, thì chính nhà tư vấn ACT lại đang trở thành một vấn đề!!!
Một vấn đề khác: Vì sao phía Việt Nam khi ký kết Hiệp định vay vốn với Trung Quốc lại phải chấp nhận việc sử dụng nhà thầu, kỹ thuật, công nghệ, thiết bị máy móc của Trung Quốc? Có nhất thiết phải chấp nhận những điều kiện bất lợi như vậy không? Có nhất thiết phải đi vay Trung Quốc số tiền ban đầu chỉ vài trăm triệu USD (mà có thể vay ở đâu cũng được) để thực hiện dự án này, để đến mức phải chấp nhận những bất hợp lý lớn đến thế trong nội dung Hiệp định hay không?
Cũng còn một vấn đề khác: Việc chọn nhà thầu Trung Quốc là do đấu thầu hay chỉ định thầu? Vì sao lại chọn nhà thầu Trung Quốc khi nhà thầu đó rõ ràng không có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật của dự án?
Tiếp theo, thông thường, khi tham gia đấu thầu hay thực hiện gói thầu, nhà thầu bắt buộc phải nộp các Bảo lãnh về mặt tài chính từ bên thứ ba, để Bảo đảm việc thực hiện (xong) toàn bộ công trình, Bảo đảm chất lương công trình và/hoặc bảo đảm việc bảo hành chất lượng công trình.
Bảo lãnh từ bên thứ ba thường là bảo lãnh của các ngân hàng, các tổ chức tài chính có uy tín, cam kết chi trả tiền phạt vi phạm hay đền bù thiệt hại khi nhà thầu, người được bảo lãnh không hoàn thành khối lượng và/hoặc không đạt chất lượng công trình theo thời gian, tiêu chuẩn kỹ thuật và thỏa thuận về giá trị hợp đồng thầu thực hiện dự án.
Vậy trong hợp đồng thầu dự án Cát Linh – Hà Đông đã có các điều khoản quy định việc Nhà thầu phải xuất trình các Bảo lãnh có liên quan hay không?
Nếu có, thì vì sao chủ đầu tư của dự án không đình chỉ việc thực hiện hợp đồng khi nhà thầu vi phạm tiến độ, và yêu cầu Bên bảo lãnh thanh toán theo Thư bảo lãnh, hay thậm chí khởi kiện nhà thầu ra Trọng tài/Tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại; mà lại để cho nhà thầu chây ỳ, làm trì trệ tiến độ thực hiện dự án, hòng gây sức ép đòi tăng giá trị hợp đồng lên gấp nhiều lần giá trị ban đầu của hợp đồng, dẫn tới việc chủ dự án phải vay thêm vốn từ Trung Quốc?
Ngoài ra, Nhà thầu EPC Trung Quốc cho tới nay vẫn không cung cấp đủ tài liệu liên quan tới an toàn vận hành hệ thống; hệ thống an toàn cháy nổ nhà ga trên tuyến… rõ ràng vi phạm nghĩa vụ của nhà thầu về việc cung cấp thông tin, tài liệu kỹ thuật theo hợp đồng, vậy mà chủ dự án vẫn chưa thực hiện biện pháp chế tài theo hợp đồng?
Trước khi ký Hiệp định vay vốn với Trung Quốc và Hợp đồng thầu xây dựng công trình của dự án Cát Linh – Hà Đông, phía Việt Nam đã có hàng chục năm kinh nghiệm ký kết Hiệp định vay vốn với các định chế tài chính quốc tế như World Bank, ADB… và với các chính phủ các nước phát triển. Việt Nam cũng đã có bề dày hàng chục năm kinh nghiệm đấu thầu xây dựng, mua sắm quốc tế và việc thực hiện các dự án bằng vốn vay quốc tế…
Vậy thì sao lại có thể ký kết Hiệp định vay vốn Trung Quốc và ký kết Hợp đồng thực hiện dự án trên cơ sở Hiệp định chính phủ với nhà thầu Trung Quốc với những khiếm khuyết, bất lợi như vậy?
Rất nhục, toàn đảng ta và cái VTV ti vi đảng đồng lòng câm nín. Thôi cứ nuốt cục ngu, nhét cục tiền Tàu vào lỗ khu để cho nó lăn bánh, có gì dân chịu, đảng vinh quang ta chỉ có hào quang và chiến thắng,.
Yêu cầu các quan chức giải thích rõ ràng hệ thống đường sắt này khi đưa vào sử dụng có an toàn không.Rất đồng ý,tiêu chuẩn mỗi nước mỗi khác và tiêu chuẩn an toàn cũng có nhiều mức độ,không phải chỉ có một mức độ duy nhất.Nhưng nhà nước ta đã trả một giá tột cùng đắt thì phải nhận được một công trình ít nhất phải có mức độ an toàn tương xứng với đồng tiền chi ra.Các vị có trách nhiệm trả lời rằng thi công theo tiêu chuẩn của Trung Quốc mà thẩm định thì theo tiêu chuẩn Châu Âu nên dĩ nhiên là có sự khác biệt.Các vị chịu trách nhiệm không nên ởm ờ mà phải trả lời rõ ràng có sự khác về độ an toàn tốt hơn hay xấu hơn.
Theo đánh giá của chuyên gia Pháp,hệ thống còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi đưa vào sử dụng,thì mọi người ai cũng nghĩ là chưa được an toàn.Ai cũng biết TQ là nước nhiều mưu mẹo,sản phẩm hoàn hảo,chất lượng cao thì đem qua các nước văn minh,giàu mạnh,vì biết khó qua mặt được các nước này.Các sản phẩm là phế phẩm,kém chất lượng thì đem bán cho các nước nghèo chậm tiến.Vì,các nước nghèo không có đủ kiến thức,tiền bạc,trang thiết bị tối tân để đánh giá chất lượng sản phẩm.Ví dụ,mức độ an toàn của hệ thống đường sắt có nhiều mức độ từ thấp nhất đến cao nhất.Mức cao nhất của TQ,tôi tin rằng cũng tương đương với các nước tiên tiến khác,nên TQ mới được trúng thầu một số công trình.Nhưng với các nước nhược tiểu,họ đưa ra tiêu chuẩn linh tinh.Khi đánh giá để nghiệm thu công trình thì hoàn toàn đúng và đầy đủ theo thiết kế,không thiếu một tiêu chuẩn nào.Nhưng đúng y các tiêu chuẩn linh tinh nên công trình,sản phẩm kém chất lượng,thiếu an toàn,rất đáng ngại khi đem ra sử dụng.Rất tiếc,tôi không có chuyên môn nên dùng từ không khớp vói chuyên ngành. Không biết có cơ quan,công ty xí nghiệp nào của nước ta ăn phải những quả đắng như vừa kể không.
một đảng một cửa thì còn ai dám nói chi ?
“Nếu trong Hợp đồng giữa Chủ dự án với Tư vấn ACT có quy định dùng tiêu chuẩn châu Âu đề khảo sát, đánh giá chất lượng công trình mà đã được thiết kế, thực hiện theo tiêu chuẩn Trung Quốc, thì rõ ràng là Hợp đồng tư vấn, khảo sát chất lượng này có vấn đề!
Ngược lại, nếu hợp đồng giữa Chủ đầu tư với Tư vấn ACT chỉ quy định ACT phải sử dụng Tiêu chuẩn kỹ thuật của hợp đồng để khảo sát, đánh giá chất lượng của công trình, mà Tư vấn ACT lại cố tình sử dụng tiêu chuẩn châu Âu để đánh giá, đưa ra ý kiến chủ quan của mình về chất lượng công trình, thì chính nhà tư vấn ACT lại đang trở thành một vấn đề”
Rất đúng . Tớ chỉ muốn thêm, những diễn biến kiểu này “Dư luận băn khoăn vì sao Công ty tư vấn Pháp ACT ngày 29/4/2021 một mặt đã xác nhận và cấp Chứng nhận Công trình đạt điều kiện an toàn hệ thống cho công trình của Dự án, nhưng, mặt khác, lại vẫn “thòng” thêm 16 Khuyến cáo rằng công trình của Dự án chưa đạt tiêu chuẩn châu Âu theo các nhóm hạng mục khác nhau” cho thấy chính ACT là vấn đề .
“Việt Nam đã có hàng chục năm kinh nghiệm ký kết Hiệp định vay vốn với các định chế tài chính quốc tế như World Bank, ADB… và với các chính phủ các nước phát triển. Việt Nam cũng đã có bề dày hàng chục năm kinh nghiệm đấu thầu xây dựng, mua sắm quốc tế và việc thực hiện các dự án bằng vốn vay quốc tế … Vậy thì sao lại có thể ký kết Hiệp định vay vốn Trung Quốc và ký kết Hợp đồng thực hiện dự án trên cơ sở Hiệp định chính phủ với nhà thầu Trung Quốc”
Trước hết, ngôn ngữ khá kỳ thị . “những nước phát triển” vs Trung Quốc, cứ làm như Trung Quốc chưa lọt vào hạng “những nước phát triển” vậy . Kế, thì nó dư thía này . Nếu vay mượn tiền của tư bửn, VN sẽ bị (rất) nhiều restraints. Trước khi cho VN mượn 1 số tiền dù nhỏ hay lớn, tư bửn sẽ đánh giá khả năng kinh tế của VN, sau đó sẽ xem xét từng dự án mà ký duyệt . Nó giống như người Việt ở Mỹ, đang lãnh food stamps thì không thể tới nhà băng Mỹ hỏi mượn tiền mua con Mẹc . Kể cả người mượn & người cho mượn đều dính vào phiền phức from the get-go. Tớ đoán nếu VN quyết định làm cao tốc, not many financial institutions sẽ cho mượn, đơn giản vì tư bửn quan niệm cao tốc là đồ xa xỉ phẩm mà chỉ có chúng mới có quyền hưởng thụ . Việt Nam muốn có cảm giác mạnh kiểu đó để chứng minh đẳng cấp văn minh của mềnh thì phải làm sao bi giờ ? Not much of a choice. Mà không làm thì Việt Nam chả có gì để tự hào ngoài Bác Hồ & tinh thần chống Mỹ, which is partially kinda, sorta Trung Quốc. Nhìn vào bảng xếp hạng của COVAX thử coi, Việt Nam đứng ngang với Senegal & Congo về khả năng kinh tế . Tự hào chưa!
GẦN 2.000.000.000 đô la MỸ KIM để tậu về con tầu “Cát linh Hà đông” …. CÔNG NGHỆ TUYỆT CHỦNG mà thằng CHỆT ăn cắp công nghệ PHÁP từ 1985 với chương trình chuyển giao công nghệ Métro NỬA CHỪNG của PHÁP (vì ăn cắp xong CHÚNG ngừng chương trình .. lại chơi bài bản cũ với NHẬT cùng ĐỨC !!) đẻ ra CÔNG NGHỆ TUYỆT CHỦNG con tầu “Cát linh Hà đông” …. rồi HOÀN CHỈNH làm tiếp và để cả 20 NĂM sau bán lại VẬT THÍ NGHIỆM tức là con tầu “Cát linh Hà đông” …. cho bọn XỨ VỆ !!! ĐAN LẠCH bon Chệt Tàu thật đểu ghê !!!!
GẦN 2.000.000.000 đô la MỸ KIM để tậu về con tầu “Cát linh Hà đông” …. nếu bọn ĐẦU NẬU ĐỎ không vì LÀM VUI LÒNG Thầy TÀU + HỒNG BÌ do nhà thầu SIÊU VI TRUN..G C..UỐC cho chút chấm mút THÌ VỚI CHỪNG ẤY SỐ TIỀN khổng lồ GẦN 2.000.000.000 đô la MỸ KIM để tậu về con tầu “Cát linh Hà đông” …. chọn NHẬT hoặc PHÁP hay ĐỨC Hà Nội có TẦU CAO TỐC HIỆN ĐẠI + Giới Trẻ Việt hôm nay HỌC HỎI thẳng trực tiếp các BẬC THẦY NHẬT hoặc PHÁP hay ĐỨC họ có LƯƠNG TÂM và LƯƠNG TRI khi cam kết trong HỢP ĐỒNG giao kèo MUA BÁN + CHUYỂN GIAO CÔNG NGHẸ Tầu cao tốc điện tử
http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT