Trân Văn
3-6-2021
Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) của Bộ Công an Việt Nam vừa hoàn tất Kết luận điều tra (KLĐT) Bổ sung vụ án “tham ô tài sản”, “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn – thường được gọi tắt là SAGRI (1).
Vụ án vừa kể được khởi tố hồi tháng 7 năm 2019 với 16 bị can. Dù được xếp vào loại… đại án, được Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng – Chống tham nhũng (BCĐTƯ PCTN) giám sát (2) nhưng KLĐT lần đầu vẫn bị Viện Kiểm sát Tối cao xem là còn… “sót người, lọt tội” thành ra nơi này đã trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung (3/2021) (3).
Hai tháng sau (5/2021) Cơ quan CSĐT của Bộ Công an đã… bổ sung thêm ba bị can: Ông Hồ Văn Ngon (cựu Phó Tổng giám đốc SAGRI), ông Dư Huy Quang (cựu Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM) và bà Lê Thị Diệp Cẩm (cựu Phó phòng Nhân sự – Hành chính SAGRI) – nâng tổng số bị can lên thành 19 người.
Theo Cơ quan CSĐT của Bộ Công an thì tại SAGRI đã xảy ra hai sai phạm nghiêm trọng: Thứ nhất, bất chấp các qui định pháp luật, bán rẻ một dự án bất động sản khiến ngân sách mất 672 tỉ đồng. Thứ hai, ngụy tạo hồ sơ đưa người của SAGRI đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở ngoại quốc để chiếm đoạt của công quỹ 13 tỉ đồng.
KLĐT bổ sung xác định, ông Ngon, ông Quang, bà Cẩm – ba người bị khởi tố sau khi Viện Kiểm sát Tối cao yêu cầu điều tra bổ sung – không nhận hay được chia đồng nào trong hai phi vụ dẫn tới thất thoát khoảng 685 tỉ. Tuy nhiên, DO BIẾT CÁC QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT MÀ VẪN BỎ PHIẾU NHẤT TRÍ CẢ VỀ CHỦ TRƯƠNG LẪN GIÁ CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN nên ông Ngon phải chịu trách nhiệm hình sự về ba tội: “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Che giấu tội phạm”. Ông Quang thì TIN THUỘC CẤP, PHÊ DUYỆT MÀ KHÔNG KIỂM TRA KỸ HỒ SƠ CHUYỂN NHƯỢNG nên đã phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Riêng bà Cẩm, DÙ LÀ THỰC HIỆN CHỈ ĐẠO CỦA THƯỢNG CẤP NGỤY TẠO HỒ SƠ ĐƯA NGƯỜI CỦA SAGRI ĐI THAM QUAN, HỌC TẬP Ở NGOẠI QUỐC vẫn phải chịu trách nhiệm “che giấu tội phạm”.
Chuyện Viện Kiểm sát Tối cao trả hồ sơ vụ án, yêu cầu Cơ quan CSĐT của Bộ Công an… điều tra bổ sung, không để “sót người, lọt tội” và việc Cơ quan CSĐT của Bộ Công an khởi tố rồi đề nghị truy tố thêm ba bị can như vừa đề cập dễ khiến thiên hạ ngộ nhận, lần này, hệ thống bảo vệ pháp luật có vẻ… nghiêm minh.
Tuy nhiên nếu so sánh lập luận của cả Viện Kiểm sát Tối cao khi trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, lẫn nhận định của Cơ quan CSĐT thuộc Bộ Công an khi đề nghị truy tố thêm ba bị can (ông Ngon, ông Quang, bà Cẩm), với cách lãnh đạo Thành ủy, UBND TP.HCM từng xử lý ông Lê Tấn Hùng và vẫn vô sự thì rõ ràng… “công lý” còn xa!
***
SAGRI là một trong những doanh nghiệp của UBND TP.HCM. Giống như các doanh nghiệp cùng loại (hoặc thuộc Thành ủy, hoặc thuộc UBND TP.HCM), SAGRI được hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại TP.HCM giao cho đủ thứ công sản (công thổ, công thự, công quỹ) kèm đủ loại ưu đãi để kinh doanh.
Năm 2018, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) công bố kết quả kiểm toán SAGRI, xác định SAGRI vi phạm hàng loạt qui định về quản lý công sản khi đem 24 khu đất (tổng diện tích 1.900 héc ta) ra làm vốn để thành lập các doanh nghiệp mới. Tuy nắm trong tay 45 khu nhà và đất (tổng diện tích lên tới 6.300 héc ta) và chỉ đem nhà, đất làm vốn, góp với các doanh nghiệp khác hoặc cho thuê nhưng lợi nhuận của SAGRI liên tục giảm so với mức biểu kiến. Năm 2017, lợi nhuận của SAGRI chỉ đạt 30% mức biểu kiến (4).
Cũng năm 2018, Thanh tra TP.HCM phát giác, ông Lê Tấn Hùng, Tổng Giám đốc SAGRI và bà Nguyễn Thị Thúy, Kế toán trưởng của SAGRI, phối hợp với hai công ty du lịch làm giả 10 hợp đồng đưa nhân viên đi “tham quan – học tập kinh nghiệm” ở nước ngoài để chi khống hơn 13 tỉ đồng.
Giống như KTNN, Thanh tra TP.HCM nhấn mạnh trong Kết luận Thanh tra, tại SAGRI đã xảy ra hàng loạt sai phạm trong sử dụng công sản và điều hành. Hiệu quả của hoạt động đầu tư thấp, thua lỗ triền miên, nhiều liên doanh phải ngưng hoạt động, vốn nhà nước giao cho SAGRI bị tổn thất (5).
Cho dù KTNN, Thanh tra TP.HCM đã vạch rõ sai phạm của ông Lê Tấn Hùng, Tổng Giám đốc SAGRI nhưng cách Thành ủy, UBND TP.HCM xử lý ông Hùng – hoàng đệ của ông Lê Thanh Hải (nhân vật vẫn được ví von là ông vua không ngai ở TP.HCM) giống hệt như… đùa!
Đầu tiên (3/2018), Chủ tịch TP.HCM quyết định chỉ… “khiển trách” ông Hùng và bà Thúy dù có đủ bằng chứng cho thấy họ mắc hàng loạt lỗi lầm nghiêm trọng. Quyết định “khiển trách” vừa kể bị công chúng chỉ trích kịch liệt và bảy tháng sau (10/2018), UBND TP.HCM quyết định nâng hình thức kỷ luật lên mức… “cảnh cáo” (6).
Thêm bảy tháng nữa (5/2019), Sở Nội vụ TP.HCM xác định, em ruột “đồng chí” Lê Thanh Hải có: Mười sai phạm phải… “phê bình, rút kinh nghiệm”. Bốn sai phạm phải… “khiển trách”. Bốn sai phạm phải… “cảnh cáo” và “tổng hợp” các hình thức kỷ luật thì nên… “hạ bậc lương” (7)!
Mất thêm một tháng nâng lên, đặt xuống, tháng 6 năm 2019, UBND TP.HCM mới quyết định “đình chỉ công tác” Tổng Giám đốc SAGRI (8) và tuần kế đó quyết định “cách chức” (9). Cần lưu ý, kể từ khi UBND TP.HCM tiến hành xem xét kỷ luật ông Hùng theo kiến nghị của KTNN và Thanh tra TP.HCM, Thành ủy TP.HCM luôn “nhất trí” với các hình thức kỷ luật ông Hùng mà UBND TP.HCM áp dụng. Cũng vì vậy, đầu năm 2019, Ủy ban Kiểm tra của Thành ủy TP.HCM chỉ “cảnh cáo” đồng chí Hùng rồi… thôi (10)!
Ba tuần sau khi UBND TP.HCM đột nhiên “nói lại”, rằng ông Hùng có nhiều sai phạm “rất nghiêm trọng”, phải “cách chức”, Bộ Công an công bố quyết định khởi tố và thực hiện lệnh tạm giam ông Hùng, đồng thời áp giải ông ra Hà Nội để điều tra chứ không đưa ông vào các trại tạm giam của bộ này tại TP.HCM (11).
***
Tuy chưa có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy ông Nguyễn Thiện Nhân (lúc đó là Bí thư Thành ủy TP.HCM), ông Nguyễn Thành Phong (lúc đó là Chủ tịch TP.HCM)… “có qua có lại” với ông Hùng nhưng tiến trình xử lý kỷ luật ông Hùng cả về mặt chính quyền lẫn mặt đảng suốt từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 7 năm 2019 cho thấy, ít nhất, không thể tín nhiệm ông Nhân, ông Phong, các Thành ủy viên cũng như các viên chức lãnh đạo UBND TP.HCM về khả năng nhận định, xử lý những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của họ.
Cứ đối chiếu lập luận của Viện Kiểm sát Tối cao khi trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, nhận định của Cơ quan CSĐT thuộc Bộ Công an khi đề nghị truy tố thêm ông Ngon, ông Quang, bà Cẩm, với việc hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở TP.HCM từng nhất trí chỉ… khiển trách, rồi chỉ cảnh cáo, hạ bậc lương của ông Hùng ắt sẽ thấy, từ các hoạt động thực thi pháp luật cho đến những hoạt động nhằm bảo vệ kỷ cương, uy tín của đảng CSVN đều hết sức lạ lùng.
Đáng nói là mức độ lạ lùng chỉ tăng chứ không giảm. Giờ, dẫu ông Hùng đã được xác định là phạm tội ở mức độ “đặc biệt nghiêm trọng” (bị đề nghị truy tố ở khung hình phạt trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình) nhưng chẳng ông nào từng biểu quyết chỉ… khiển trách, rồi chỉ cảnh cáo, hạ bậc lương của ông Hùng bị truy cứu về trách nhiệm hình sự hay trách nhiệm nêu gương của đảng viên, cho dù rõ ràng trong việc xem xét – xử lý ông Hùng, họ nhiều lần biểu quyết như ông Ngon, hoặc biết sai mà vẫn nhất trí làm theo nhiều lần như bà Cẩm, hoặc nhiều lần không xem xét kỹ hồ sơ như ông Quang nên mới đồng thuận chỉ… khiển trách, rồi chỉ cảnh cáo, hạ bậc lương.
Giữa sự kiện tháng 6/2019, chính quyền TP.HCM đột nhiên thay đổi nhận thức về sai phạm của ông Hùng, nhận ra những sai phạm đó… “rất nghiêm trọng” nên lập tức… “cách chức” và ba tuần sau công an tống giam ông Hùng, với chuyện những người trước đó nhiều lần nhất trí chỉ “phủi bụi” trên bào đệ của “đồng chí” Lê Thanh Hải đều hoàn toàn vô sự, liệu có… kịch bản nào giữa… trung ương và địa phương không? Không có thì sao chống tham nhũng không có vùng cấm, không có ngoại lệ lại quái gở như vậy? Không có thì tại sao một người như ông Nhân có thể tiếp tục đại diện cho dân chúng TP.HCM tại Quốc hội, một người như ông Phong có thể tiếp tục… phục vụ nhân dân?
Chú thích
(1) https://vnexpress.net/cap-duoi-che-giau-toi-cho-ong-le-tan-hung-4286739.html
(4) https://www.tienphong.vn/dia-oc/kiem-toan-phanh-phui-24-khu-dat-cua-tong-cong-ty-sagri-1329114.tpo
(5) https://tuoitre.vn/sai-pham-tai-sagri-ky-luat-canh-cao-ong-le-tan-hung-20181103085740605.htm
(6) https://thanhnien.vn/thoi-su/ong-le-tan-hung-bi-canh-cao-ve-mat-dang-1042654.html
(7) https://www.tienphong.vn/xa-hoi/de-xuat-ha-bac-luong-tong-giam-doc-sagri-le-tan-hung-1422520.tpo
(8) https://vnexpress.net/thoi-su/ong-le-tan-hung-bi-dinh-chi-chuc-tong-giam-doc-sagri-3937669.html
(9) https://vtc.vn/ubnd-tphcm-cach-chuc-tong-giam-doc-sagri-le-tan-hung-d481907.html
(10) https://tuoitre.vn/cach-chuc-ong-le-tan-hung-vi-vi-pham-rat-nghiem-trong-20190620084635818.htm
(11) https://thanhnien.vn/thoi-su/vi-sao-ong-le-tan-hung-bi-bat-giam-1100687.html
Chúng mày ăn chặn hết của bọn bác kì có lí loạn thì đời chúng mày rù rùi. Nhìn cái bản mặt mặt chúng mày cứ hùm hụp đen sì vì đỏ quá liều, xấu ơi là xấu, xấu hơn mặt trắng giã, môi nhợt nhạt ươn ướt của đám trí thức bắc kỳ khai trí cành cạch ( không có bác Cống nghen nhen. Bác trông quắc thước nhưng hồn bị ẩm ướt nên dễ thương cảm hơn)
No star where. Cùng những thứ như sự thật, lô dít, đạo đức & vài thứ khác, Công Lý hiện vẫn chưa tồn tại trong lãnh thổ Việt Nam . Chuyện nhạo báng Công Lý cũng như a mild form of racism, được người mình không những thực hành mà còn cổ vũ (Nhà nước VN … Trung Cộng), người Việt có thể làm mà không sợ lương tâm cắn rứt . Và ngược lại, nếu lên tiếng ủng hộ những thứ như vậy, one risk bị ném đá vọng ngoại, hoặc tệ hơn, đem những tiu chửn của nước ngoài về áp đặt cho VN. No bueno.
Một điều ông, Hai điều bà với lũ tướng cướp, lưu manh, “thế lực thù địch của nhân dân Vn” …. Những Nạn Nhân của chế độ cs, Những Người bị cướp (gần như tất cả) đều bị lũ côn đồ gọi trống không ….