“Từ điển” vụ Hồ Duy Hải (Phần 1)

Nguyễn Đức

31-5-2021

LỜI NÓI SAU CÙNG CỦA HỒ DUY HẢI (Ls. Trần Hồng Phong)

Trong lời nói sau cùng của mình tại phiên toà phúc thẩm, ngay trước khi Hội đồng xét xử vào nghị án, Hồ Duy Hải đã tha thiết “xin Toà xem xét lại vụ án này thật kỹ” (thể hiện tại trang 18 Biên bản phiên toà phúc thẩm ngày 28/4/2009, do 3 thẩm phán thuộc Toà phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM tiến hành xét xử).

QUYỀN ĐƯỢC NÓI LỜI SAU CÙNG

Bị cáo “nói lời sau cùng” là một thủ tục bắt buộc trong một phiên toà xét xử, được thực hiện sau khi kết thúc phần tranh luận và ngay trước khi Hội đồng xét xử vào nghị án. Bị cáo nói lời sau cùng được quy định tại Điều 220 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 (nay là Điều 324 BLTTHS 2015), là một QUYỀN quan trọng của bị cáo.

Lời nói sau cùng của bị cáo có ý nghĩa quan trọng, là giây phút lắng đọng, xúc động; cơ hội cuối cùng để bị cáo bày tỏ hoặc chứng minh những điều có lợi cho mình, cũng như nói lên nguyện vọng, mong muốn cuối cùng của mình. Đặc biệt đối với bị cáo đã bị tuyên án tử hình, đây có thể xem là lời nói cuối cùng của một con người, lần xuất hiện công khai cuối cùng trước khi chính thức trở thành một tội phạm, bị biệt giam và sau đó bị thi hành án.

Khi bị cáo nói lời cuối cùng, cũng là cơ hội cuối cùng, để Hội đồng xét xử – những người cầm cân nảy mực và sẽ tuyên bản án nhân danh Nước CHXHCNVN – có cơ hội quan sát và thẩm định kỹ, đánh giá cử chỉ, thái độ, ánh mắt của bị cáo, cân nhắc lần cuối trước khi tuyên án.

LỜI XIN CUỐI CÙNG BỊ KHƯỚC TỪ

Với tư cách là luật sư bào chữa, tôi luôn dặn dò các bị cáo (thân chủ) khi tiếp xúc ngay trước thời điểm khai mạc phiên toà: Hãy và chỉ nói thật ngắn gọn những điều quan trọng nhất, xuất phát từ mong muốn, nguyện vọng, trái tim của mình. Không đóng kịch, nói những lời giả dối. Nếu mình thật sự đã phạm tội, thì hãy ngỏ xin lỗi phía nạn nhân, bày tỏ thái độ ăn năn, hối cải một cách chân thành, thực tâm. Nếu mình thực sự bị oan, hãy nói rõ điều đó.

Theo tôi được biết, trong vụ án Bưu cục Cầu Voi, khi phiên toà phúc thẩm diễn ra, hai luật sư bào chữa cho Hải không kịp tiếp xúc dặn dò Hải. Nên những lời nói cuối cùng của Hải chính là do tự em nghĩ và nói ra.

Tại Biên bản phiên toà, chỉ ghi ngắn gọn như sau: “Lời nói sau cùng của bị cáo Hải: Xin Toà xem xét lại vụ án này thật kỹ”.

Hồ Duy Hải chỉ nói đúng một câu! Ngay sau đó, Hội đồng xét xử vào phòng nghị án.

Theo Biên bản, phiên toà bắt đầu lúc 14h và kết thúc lúc 16h; với diễn biến ghi nhận trong Biên bản, có thể thấy thời gian nghị án của HĐXX chỉ khoảng 15’ và sau đó tuyên bản án phúc thẩm dài 7 trang. Tức là một bản án gần như đã chuẩn bị sẵn từ trước, chỉ việc ra đọc.

Như vậy, lời van nài “Xin Toà xem xét lại vụ án này thật kỹ” của Hồ Duy Hải đã không được Toà xem xét. Vì nếu xem xét, Toà có quyền và có thể sẽ quay trở lại phần xét hỏi, làm rõ Hải muốn Toà xem xét lại thật kỹ điều gì?

Lời bình:

• Để lý giải tại sao trong lời nói cuối cùng Hải không nói mình bị oan, mà lại nói “xin Toà xem xét lại vụ án này thật kỹ”, chúng ta cần đặt mình vào vị trí của Hải. Trong quá trình xét hỏi trước đó (thể hiện trong Biên bản phiên toà) Hải nói mình kháng cáo kêu oan chứ không kháng cáo giảm án, nói mình bị oan; nói tối 13/1/2008 ghé quán Cafe Hai A rồi về nhà ngủ; khẳng định không vào bưu cục Cầu Voi, không giết người. Nhưng diễn biến phiên toà cho thấy Hội đồng xét xử đã không cho Hải có cơ hội kêu oan.

• Lời cầu xin cuối cùng của Hồ Duy Hải đã rơi tõm vào vô vọng. Có lẽ các thẩm phán đã quá tự tin và kiên định quan điểm việc Hải phạm tội là rõ ràng. Họ cũng bỏ qua quan điểm bào chữa của 2 luật sư Nguyễn Văn Đạt và Nguyễn Văn Hoà (nội dung bào chữa dài và sắc bén, được ghi nhận trong Biên bản phiên toà).

• Phải chi khi đó thẩm phán chủ toạ sẽ hỏi Hải muốn “xin xem xét kỹ lại là xem xét điều gì”. Đối với một thẩm phán có lương tâm trách nhiệm cao và độ nhạy cảm, tôi tin họ sẽ phải hỏi Hải điều đó.

• Tôi, bây giờ, cũng muốn nói lại lời nói cuối cùng mà Hồ Duy Hải đã nói cách nay gần 14 năm – chính là quãng thời gian Hải đã và đang trong chốn ngục tù – với những người có thẩm quyền và trách nhiệm: Xin xem xét lại vụ án này thật kỹ!

*Ghi chú: Video 8 phút cho ai không có thời gian đọc

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Hồ Duy Hải bị cùm mười mấy năm cũng là do ơn ban phát của đám sát nhân vc, trong đó phải kể đến […] Nguyễn Hòa Bình.

  2. Luật sư Nguyễn Đức có phải là tác giả của bài biện hộ cho Hồ Duy Hải solely on the basis HDH là con nhà có chiền thống cách mạng hông ?

    Níu đúng thì chỉ lói thía lày, níu HDH vô tội, thì gia đình của hung thủ có chiền thống cách mạng còn ngầu hơn gia đình của HDH, và có thỉa họ vẫn còn đang cống hiến . 2 ngừ thuộc gia đình có chiền thống cách mạng, tớ đoán nạn nhân chỉ là giai cấp bần cố nông, chả bao giờ tham gia cách mạng . Và theo lập lộn/lờ/luận của ls Cớp, HDH bị tội là đúng gòi . Tha cũng tốt, nhưng phải làm toàn bộ vụ án chìm xuồng .

    Riêng tớ thì đám có chiền thống cách mạng, bớt đứa nào hay đứa đó . Có thỉa ls Cớp xem cây cách mạng là ngọt ngào, but then tớ quen bơ thừa sữa cặn của tư bửn riết, cây ngọt của ls có thỉa đắng chát với tớ .

    Đúng, chiện HDH tớ hổng có tư cách gì để bàn lựn, chỉ mượn “tư cách công dân” của Vũ Thành Tự Anh mà thẩy vô 2 hào .

      • Tư cách công dân mượn của Vũ Thành Tự Anh chỉ đáng giá thía thui à . 3 Xu là hơn sự mong đợi của tớ . Bên này chỉ 2 thui . Nhưng trượt giá & úp đát ngôn ngữ thành 2 hào .

Comments are closed.