24-5-2021
Câu nói “những gì không mua được bằng tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền” là câu nói của Năm Cam. Ông trùm xã hội đen này đã xây dựng đế chế riêng của ông bằng tiền. Lúc đó, Năm Cam đã mua đến cả giám đốc Công An TP. HCM Bùi Quốc Huy.
Rất tiếc, Năm Cam đã bị triệt phá nhưng triết lý sống của ông còn sống khỏe bởi đơn giản, triết lý đó nó khái quát bản chất xã hội dơ bẩn do CS tạo ra. Triết lý này chỉ là cách nói khác của thứ văn hóa “vật chất đẻ ra tinh thần” mà CS đã và đang xây dựng.
Với xã hội này, cái gì cũng đo bằng tiền. Cuộc sống mà giá trị đồng tiền được đặt lên trên giá trị tinh thần thì xã hội rất bất an. Xe máy để không có người trông là bị bẻ khóa, điện thoại cầm hớ hên trên tay là bị giật, bóp để không kín thì bị móc v.v… đó là hình ảnh của xã hội này.
Sự tử tế biến mất, sự lương thiện biến mất. Danh dự không bán lấy tiền được, nhân phẩm, sự tử tế không làm ra tiền, sự lương thiện bị bắt nạt v.v… vì kiểu suy nghĩ đó được quá nhiều người lấy làm triết lý sống mà xã hội Việt Nam nó bệ rạc như ngày hôm nay.
Còn nhớ cách đây mấy năm có gã bác sĩ khá nổi tiếng trên không gian mạng tên gì quên mất, gã này hay bênh vực cho CS và rất hay dùng câu nói “Tự do dân chủ có ăn được không?” để phủ nhận những giá trị tinh thần cao cả mà nhiều người đang theo đuổi ấy. CS là vậy, tiền, tiền và tiền, hết.
Đám trộm cướp hạ đẳng làm nên xã hội bất an đấy nói cho cùng nó chỉ là kết quả, còn nguyên nhân là đâu? Nguyên nhân là thượng tầng chính trị. Thấy tiền dân là muốn bòn rút, thấy của công thì cứ muốn biến thành của riêng, đấy khác gì là bọn trộm cướp hạ đẳng?
Tham ô dưới chục tỷ hiện nay được xem là “tham nhũng vặt”, đếm không xuể, còn tham nhũng trăm tỷ ngàn tỷ thì càng ngày càng phổ biến. Khi sai phạm bị phanh phui thì tìm đủ mọi lý do không từ chức, vì đơn giản quyền lực lớn là núi tiền.
Ngày 22/10/2012 tại Quốc Hội CSVN, sau hàng loạt sai phạm Vinashin với Vinalines, ông Nguyễn Tấn Dũng nhận lỗi nhưng không từ chức. Từ chức sao được khi mà ghế ông ta ngồi còn có thể hốt hàng núi tiền? Nguyễn Tấn Dũng là kiểu mẫu cho quan chức CS hiện nay. Hầu hết đều như Nguyễn Tấn Dũng, chỉ kém hơn ông ta về mức độ.
Văn hóa từ chức là một thứ văn hóa xây dựng trên nền tảng xem trọng giá trị tinh thần. Tại những nước dân chủ, người ta xem danh dự bản thân rất lớn, nó lớn hơn cái chức mà họ đang có. Cựu thủ hiến bang New South Wales – Barry O’Farrell bị phát hiện nhận món quà 3 ngàn đô, từ chức. Cựu bộ trưởng Bộ Giáo Dục – Thụy Điển Aida Hadzialic bị cảnh sát phạt vì lái xe trong tình trạng có hơi men, thế là từ chức.
Đấy là 2 ví dụ điển hình, ở những nước dân chủ còn rất nhiều cái từ chức khác cũng vì những lý do “trời ơi đất hỡi” như thế. Đấy là hình mẫu về một xã hội xem trọng những giá trị tinh thần hơn vật chất.
Trong bài phát biểu của ông Nguyễn Bá Thanh với quan chức Đà Nẵng cách đây 9 năm, ông ta cũng thừa nhận rằng, quan tòa ở các nước tư bản là không thể mua được, “đạn bắn không thủng”, ý ông Thanh nói, “đạn” là đô la. Câu nói này có nghĩa là ông Thanh đã thừa nhận “Những gì không mua được bằng tiền thì có thể mua được bằng rất nhiều tiền” không có đất sống tại xứ đó.
Ở những nước như Úc hay Thụy Điển, xã hội rất bình yên, người dân để xe ngoài đường không sợ bị mất, nó ngược với xã hội Việt Nam hiện nay. Nhà nước nào thì xã hội đó, không thể khác được. Với thượng tầng chính trị nó thế thì xã hội như vậy, và trong giới showbiz cũng thế. Giới showbiz chỉ là một xã hội Việt Nam thu nhỏ nên nó cũng là một xã hội bát nháo xem nặng đồng tiền và coi rẻ giá trị tinh thần. Không phải ai làm showbiz cũng xem đồng tiền hơn danh dự, trong một rừng cỏ dại vẫn có một số bông hoa đẹp, nhưng rất tiếc, đó là thiểu số, “một cánh én không làm nên mùa xuân”.
Trong một xã hội vì đồng tiền thì ai ai cũng kiếm càng nhiều tiền càng tốt. Khi người ta xem nhẹ giá trị tinh thần và xem trọng sức nặng đồng tiền thì ắt họ sẽ bị đồng tiền dẫn dắt vượt qua nhiều ranh giới. Vì tiền thì họ sẽ không còn biết đâu là ranh giới dành cho lòng tự trọng, đâu là ranh giới dành cho sự tử tế, đâu ranh giới dành cho sự lương thiện.
Việc kiếm tiền bằng cách tiếp tay cho thuốc không rõ nguồn gốc, kiếm tiền dựa trên tai họa của đồng bào v.v… chính là thế, họ đã bị tiền làm quên mất các lằn ranh kia. Họ say sưa lao theo đồng tiền vì cả xã hội như vậy, vì chính quyền này cũng như vậy. Đến khi sự bất lương bị vạch trần thì cố chống chế, nhưng muộn rồi. Nghệ sĩ họ giàu đấy, nhưng danh dự, giá trị con người đã bị đánh mất, dù có lấy hết những đồng tiền bất lương kia để mua lại danh dự thì cũng mua không được nữa.
Khi con người nhiễm những giá trị của CS gieo rắc thì thầy cô thành anh chị thợ dạy, thì nghệ sĩ bị tiền dẫn dắt thành nghệ sĩ bất lương cũng là điều dễ hiểu. Xã hội này được dẫn dắt bởi CS nó như thế đấy. Thật ê chề, không thể sửa được nữa.
______
Tham khảo:
https://nguoiviet-test.com/viet-nam/Nguyen-Tan-Dung-nhan-loi-nhung-khong-tu-chuc-1928/
https://vnexpress.net/bi-phat-hien-lai-xe-khi-say-ruou-bo-truong-thuy-dien-tu-chuc-3452261.html
https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/tu-chuc-vi-chai-ruou-20140417211840534.htm
https://thanhnien.vn/van-hoa/vi-sao-nghe-si-hai-ngoai-un-un-ve-viet-nam-616726.html
Xin chân thành cảm ơn bạn đọc Ngọc Sương và Sa kim . Đúng như quan điểm (mà có lần (chúng)tôi đã viết trên diễn đàn nầy) , ” Câu lạc bộ ” độc giả tham gia bình luận như vầy , ít ra là với bản thân, (chúng)tôi có thể tiếp cận nhiều điều hay . Hôm nay , nói thật không giấu dốt , nhờ bạn đọc Sa Kim ( chúng)tôi – và có thể có không ít bạn ( xin lỗi) – mới biết tác giả đích thực của câu nói trong bài báo , Năm Cam mượn lại để sử dụng trong cuộc sống , (cho dù tác giả đã không còn muốn dùng nữa ) Xin thành thật cảm ơn ! Cũng xin được gửi lời cảm ơn bạn đọc Ngọc Sương đã đặt cho ( chúng)tôi về một đề tài thời sự . Tôi có suy nghĩ như vầy , qua quan sát trên thế giới, (nếu có gì , xin bạn góp ý ). “Chắc hẳn , ký giả đặt câu hỏi đó sẽ khó , cực kỳ khó ,(nếu không nói là không thể ) để chỉ ra được địa chỉ như vậy ..” . Lần nữa , xin cảm ơn !
“những gì không mua được bằng tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền” là câu nói của Năm Cam. Ông trùm xã hội đen…
Hình như Năm Cam chỉ xem câu đó như kinh nhật tụng, và thỉnh thoảng xướng lên để loè đàn em. Câu nói từ miệng tướng cướp khét tiếng một thời mang ý nghĩa sau sắc, thực tế và tàn nhẩn khiến bọn tay mơ phục sát đất, liền truyền miệng nhau, và trở cành câu “triết lý” phổ biến trong giới mua bán. Năm Cam nghiễm nhiên là “F 0 của sự lây lan”, trở thành “tác giả” !
Một tay trùm như hắn khó lòng có được một danh ngôn để đời dù mang ý nghĩa phủ phàng như vậy, một phát biểu độc địa mà chính tác giả đích thực của nó cũng phải cho xoá khỏi truyền thông. Bởi lẽ sau khi suy nghĩ lại hàm ý của nó, ông thấy đó là ý tưởng của quỉ.
Tác giả câu nói chính là “John Davison Rockefeller Sr. (1839 – 1937)”, ông vua của đế chế dầu mỏ, con người giàu nhất mọi thời đại của nước Mỹ.
“vật chất đẻ ra tinh thần” . Nhìn ở một góc độ thì đúng thế thật . Thằng quan chức nào ( từ tên trưởng thôn đến những tên đầu sỏ ) cũng ra sức vơ vét của dân cho đầy túi tham không đáy nhưng mở miệng ra thì rao giảng đạo đức liêm khiết như thánh như thần.
Dân nghe mãi cũng chán tai, nên chúng lảm nhảm cái gì thì mặc cha chúng, chả cần biết , biết cho nhiều thì càng thêm căm giận . Nhưng đáng giận là sự gian manh, dối trá , xảo quyệt vẫn cứ tồn tại không biết đến bao giờ và vẫn cứ thống trị xã hội một cách bền bỉ mà không thấy thời điểm kết thúc ?!
Quan điểm sống mang tính ” triết lý” chỉ ra : ” ở đời không có gì tuyệt đối ! ” . Cho nên , theo thiển ý , việc gì đạt được mức” tối ưu ” cũng đã tốt . Nghị luận cũng vậy , không ” ba phải ” nhưng để đạt ” tối ưu “, cần khảo sát sự vụ , sự việc từ nhiều góc nhìn và quan trọng và gạt đi ” thành kiến ” ( nếu có) . Từ bài báo trên, mạo muội xin được nêu mấy ý , dựa trên những điều tai nghe mắt thấy …Không dám đi sâu vào những vấn đề ” gốc gác của vấn đề” như lĩnh vực hình thái chính trị các nước hoặc so sánh chúng ,vì cuộc bàn luận về chính trị như vậy sẽ không có hồi kết, phần vì trình độ hiểu biết hạn chế của người viết , (ngoại trừ kết luận : “xã hội dân chủ hôm nay là sự tiến bộ của nhân loại về hình thái xã hội, từ khi có con người”) . Dẫu vậy , nó cũng còn trong quá trình đi tìm cái ” tối ưu “… Trộm cắp chẳng hạn , có thể có nơi ” để xe máy không bị mất cắp ” nhưng còn” ô tô , nhà băng ( bank) ” thì sao ? Tiền bạc , tham nhũng có thể ít thấy sự vặt vãnh,nhưng cỡ bộ trưởng , thủ tướng và cả …tổng thống thế nào ? . “Từ chức” là nét đẹp văn hoá , song , đâu chỉ thời nầy hay chính trị Tây Âu mới có . Á Đông và Việt nam đã biết ” từ quan ” ngay thời phong kiến xa xưa ấy chứ ! Còn nạn ” tham quyền cố vị ” thì ngay vụ Capitol ở Mỹ vừa rồi đã xác định sự hiện hữu và rất đúng với quy luật của xã hội Riêng Năm Cam , như nhìn nhận là kẻ ” đầu trộm,đuôi cướp ” theo tác giả , tiếc thay ,ấy thế mà tác giả lại có lời dẫn nhập không khác với sự ” lăng xê” ! Nên chăng , hãy vui lòng đặt đúng vị thế của Năm Cam ! ” tội phạm” chứ không phải nhà ” hiền triết ” ! Xin cảm ơn !
Bạn Nam.Saigon nghĩ sao về cách trả lời phóng-viên của cụ Đỗ Mười (đại ý ): khi được hỏi tại sao VN Tham nhũng nhiều thế ? Cụ đáp:Anh chỉ cho tôi nơi nào không có tham nhũng !!!
Hãy ngắm nhìn các gương mặt quan chức cộng sản Ba đình :Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Tô Lâm, Nguyễn Hòa Bình, Bùi Văn Cường, Đào Ngọc Dung…thì có thể hình dung xã hội này mục nát do đâu.
Những thằng này lẻo mép và mỵ dân chứ chúng chẳng làm được gì cho đất nước.
Đám trí thức Hà Lụi có câu:
Tiền là tiên là phật
Là sức bật của tuổi trẻ
Là sức khỏe của tuổi già
Là làm đà danh vọng
Là chiếc nọng che thân
Tiền là hết ý
Tiền là chân lý
Tớ thêm
Tổ cha Đảng đĩ
Lồn chằng thép gai.
Hihi tớ nhại lại câu các cụ chửi ” đĩ” lôi kéo chồng mình.
Mấy vị nhân sĩ trí thức bỏ Đảng ” đĩ” chắc là do con đĩ Đảng nó chán , nó chê, đâm ra cay cú .
Trong xã hội xứ Đông Lào ta, sự tử tế chỉ còn có thể tìm thấy ở lực lượng công an nhân dân.
Còn ở chỗ khác, đốt đuốc tìm cũng không được !
Đúng là “ba lú”, chứ không phải chỉ có “một lú” ?!