Có một Nick Út mà tôi biết

Tuấn Khanh

17-5-2025

Ông Nick Út về nước ra sách và tặng cho ông Trương Tấn Sang (trái) cuốn sách về cuộc đời của em bé Napalm. Ảnh trên mạng

Câu chuyện về nhà nhiếp ảnh Nick Út và bức ảnh “Em bé Napalm”, trước khi bị đưa ra ánh sáng, đã có nhiều bài viết khẳng định rằng bức ảnh này không phải của ông ta. Năm 2015, nhà bình luận Đức Hồng viết trên BBC tiếng Việt, đã khởi đi rất nhiều tranh luận của người Việt trong và ngoài nước về sự thật ai là tác giả của bức ảnh này. Bằng giọng văn thuyết phục và quả quyết, ông Đức Hồng cho thấy sau bức ảnh “Em bé Napalm” đó còn nhiều điều chưa nói hết, khiến lâu nay nhiều người Việt Nam vẫn lầm tưởng.

Bài viết đặt một câu hỏi – rất hiển nhiên – mà cũng rất cay đắng, vì sao cái gọi là nạn nhân chiến tranh xâm lược của Đế Quốc Mỹ, cô Kim Phúc, cuối cùng đã tìm cách đào thoát và được giúp tỵ nạn ở phương Tây, chứ không ở lại Việt Nam. Nạn nhân đó cũng không muốn được hưởng vinh quang như một biểu tượng chống chiến tranh. Câu hỏi đặt ra là cô Kim Phúc, nhân vật chính trong bức ảnh đó, có hài lòng cho cuộc đời trở thành điểm tựa đẹp nhất về tuyên truyền cho quân đội miền Bắc Việt Nam hay không?

Sự thật là năm 1992, cô Kim Phúc đã thoát khỏi Việt Nam, tỵ nạn ở Canada để không biến mình thành công cụ truyên truyền cho một phía, cũng như tác giả Đức Hồng đặt lên một câu hỏi rất đáng chú ý rằng năm 1972, những người lính Cộng sản Bắc Việt đang làm gì ở đất của miền Nam trong một hiệp định phân chia đất nước vẫn còn hiệu lực. Và vì sao “các em nhỏ ấy lại chạy về phía lính Việt Nam Cộng hòa để kêu cứu mà không một chút sợ sệt, sao các em không chọn những người lính Cộng sản Bắc Việt cũng đang lẩn trốn ở ngay gần đó?”.

Sự thật ít người biết là gia đình cô Kim Phúc cũng bị đánh tư sản vào năm 1975. Cả nhà sống rất khó khăn. Năm 1982 khi một phóng viên người Đức đến Việt Nam để tìm lại nhân vật lịch sử trong bức ảnh “em bé Napalm” thì Kim Phúc bị đẩy thành một nhân vật tuyên truyền cho giai đoạn sau chiến tranh. Mọi thời gian sinh hoạt của cô Kim Phúc lúc bấy giờ đều bị công an kiểm soát chặt chẽ. Thậm chí Kim Phúc bị buộc thôi học trường đại học Y khoa ở Sài Gòn, về sống ở quê Trảng Bàng để tiện dễ kiểm soát ngôn ngữ tuyên truyền.

Sau đó, khi lấy chồng là một du học sinh sống ở Cuba, nhân một chuyến đi, máy bay ngừng chặng ở Gander, Newfoundland (Canada), Kim Phúc cùng chồng trốn khỏi sự kiểm soát của công an viên đi kèm và xin tị nạn. Mọi sự kiện này không là lời kể miệng, mà được bày tỏ công khai trên trang web riêng của Kim Phúc tên là Kim Foundation, quỹ từ thiện do cô sáng lập và cũng như trong quyền hồi ký The Girl in the Picture, hiện vẫn còn bán online trên các nhà sách lớn, như Amazon.

Cùng với những câu hỏi của tác giả Đức Hồng, cũng có một câu hỏi khác được đặt ra, là một người phóng viên của AP, vì sao từ vị trí là một nhiếp ảnh gia ghi chép sự kiện một cách trung dung, ông Nick Út dần dần biến mình thành một người quảng bá sai ý nghĩa của bức ảnh, biến mình thành một nhân vật tuyên truyền hơn cả cô Kim Phúc?

Trong cuộc tranh cãi về sự kiện ông Nick Út trở lại Việt Nam hồi Tháng Sáu 2015, họa sĩ Trịnh Cung nêu một ý kiến khác. “Nếu là một phóng viên có đạo đức, Nick Út đã phải có một thái độ khác. Trái lại, ông Út đã biến cơ hội giữ lại khoảng khắc thương đau của một sinh mệnh, tạo hào quang cho mình, mà không đứng về sự thật của nạn nhân trong suốt nhiều năm liền”, họa sĩ Trịnh Cung nói, “giả sử khi được trao giải Pulitzer, ông Nick từ chối và trao tặng cho nạn nhân mà ông chụp được, có lẽ ông đã giải bày được một cách khiêm tốn về cơ may – hơn là tài năng – và tỏa sáng gấp bội lần hơn lúc này”.

Nhưng điều quan trọng là bên cạnh sự thật ít ai biết về cô Kim Phúc khi phải đào thoát sang Canada – trong số ít đó có ông Nick – thì dường như ông cũng tảng lờ việc đứng về phía nỗi khổ và khó khăn của cô Kim Phúc, và chỉ bám chặt vào bề mặt bức ảnh, lấy câu chuyện để nuôi ánh hào quang cho mình, phản bội lại đạo đức nghề nghiệp báo chí, là phải nói thật về điều mình thấy, trình bày sự thật mà mình biết.

Đạo đức nghề nghiệp đó, đã từng được chứng minh như chuyện nhà nhiếp ảnh Eddie Adams với bức ảnh chấn động thế giới về tướng Nguyễn Ngọc Loan khi bắn phục binh Bắc Việt Bảy Lốp vào năm 1968. Sau khi biết được sự thật, nhất là khi nghe tin tướng Loan qua đời, Eddie Adamas đã nói với báo chí rằng ông đã rất hối hận vì bức ảnh đó làm hại một tướng quân và làm hại một chế độ.

Đạo đức con người cũng đã được thể hiện, khi diễn viên Jane Fonda đi ra miền Bắc Việt Nam cổ vũ cho cuộc chiến tranh tương tàn vào năm 1972. Nhiều năm sau, nhiều lần, người diễn viên này đã bày tỏ sự hối hận vô bờ bến về hành động của mình khi biết rõ tác hại từ chuyến đi của mình. Bà Jane Fonda vẫn lập lại lời xin lỗi đến các cựu chiến binh Mỹ, mỗi khi có dịp.

Nhưng Nick Út thì khác. Ông quay lại Việt Nam để làm triển lãm riêng, ra sách, chụp hình với các quan chức và đặc biệt là tảng lờ về cuộc đời thật của cô Kim Phúc mà ông lúc nào cũng quảng bá là thương mến và thân thiết.

Trong các buổi ra sách, và ký tặng, ông Nick cũng chưa bao giờ nói về sự thật của cuộc đời cô Kim Phúc, cũng như luôn mỉm cười im lặng, như một sự tán đồng với hệ thống truyên truyền Nhà nước rằng đó chính là bức ảnh ông chụp như để tố cáo tội ác xâm lược của đế quốc Mỹ.

Khi được hỏi về việc bị thế giới phát hiện ông là “kẻ cắp” của bức ảnh lừng danh, Nick Út nói ông sẽ đòi công lý “với nỗi đau của mình”. Nhưng có nỗi đau nào bằng chuyện công sức của một người bị cưỡng đoạt suốt nửa thể kỷ, và ông Nick Út thì bao giờ cũng cười tươi che hết ống kính khi nghe nhắc về bức ảnh này. Cũng như có nỗi đau nào diễn đạt được thành lời, khi cô Kim Phúc luôn bị ông giấu trong bóng tối, để làm sáng lòa hơn gương mặt của ông trước báo chí và ống kính truyền thông Việt Nam.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Sống cho lý tưởng tự do cao đẹp thì nhân cách cũng phải là nhân cách đẹp, chẳng cần ai tố giác làm chi, chỉ nhìn vào sự trở cờ của gã là đã thấy được nhân cách của gã thế nào rồi, một kẻ cơ hội, gian manh và đểu cáng.

  2. Có những người trong cuộc chiến VN, đã có những hành vi, lời nói sai lâm do nhận thức lệch lạc, điển hình nhứ Jane Fonda, Eddie Adamas, Olivie todd …. Hồi đó, họ lớn tiếng chống chiến tranh, lên án VNCH, nạn nhân bị xâm lược đang cố gắng tự vệ; Mỹ và đồng Minh rút quân, lên án, phóng đại những hành vi sai lầm, tàn ác của một số quân nhân Mỹ trong khi xảy ra chiến trận (không hề là chính sách của Mỹ). Nhưng họ lại đã không hề lên phê phá kẻ gây ra cuộc chiến, không một lời đòi hỏi kẻ xâm lược CS Bắc Việt rút quân (mới đây CSVN đã công khai công nhận sự hiện diện của trên 300000 quân Trung Cộng tại VN); họ im tiếng trước vụ thảm sát tết Mậu Thân …. Những người Mỹ, người Pháp kia còn liêm sỉ và lòng dũng cảm để nhận lỗi công khai. Cạnh đó là những kẻ thiếu lương tâm, không có cái dũng tối thiểu để nhìn nhận sự sai lầm và xin lỗi nạn nhân. Trong những kẻ thiếu lương thiện ấy có cả những “bậc” mà người ta tôn phong là “chân tu khả kính” nữa đấy.

    • Chân giữa có em “bán thân” nó tu và bậc khả kính thì được em hàng nạ nó tâng bốc lên tận may xanh dù đôi mắt sắc như dao cạo. Thói đời mà, khi lũ nịnh bợ gặp thời thì dù có là thần tiên cũng phải chết.

  3. Cảm ơn Bút pháp của Nhạc sĩ TUẤN KHANH như Nhà phân tâm học mổ xẻ cá nhân nick út và của cả Hiện trạng Xã hội xứ Vệ hôm nay….


    Chao ơi Thời Quốc mạt Pháp nạn hỗn mang trầm thống : Nick HỒ + Nick Út = Nick Cả Hồ Gươm Thiêng
    ********************************************

    hí họa babui

    Kền kền Nick Út kiếm thịt kiếm tiếng
    Như bọn bợm nhậu : Dựa mận củ giềng
    Tên chụp hình “chôm” lại Nhà nhiếp ảnh
    Đầu trộm đuôi cướp làm của riêng
    Suốt Nửa Thế kỷ Người tạo Tuyệt phẩm
    Bên Cộng Hòa không như tuyên truyền :
    Tuyên giáo : “Sao Nạn nhân chạy về Phía ấy ?
    Trẻ thơ thiên bẩm chọn Hiển nhiên…
    Trưởng thành dừng hẳn trạm trung chuyển
    Tị nạn Miền Đất Mới lập nghiệp lưu truyền
    Gia Nã Đại xứ sở Lá Phong Đỏ
    Cùng chồng con từ bỏ Cuba cu lờ em ! …”

    Kên kên Nick Út kiếm thịt kiếm tiếng
    Như bọn bợm nhậu : Dựa mận củ giềng
    Tên chụp hình “chôm” lại Nhà nhiếp ảnh
    Đầu trộm đuôi cướp làm của riêng
    Út đúng dân ‘mẽo’ lấy tên gọi Nick ***
    Tiếng lóng là “lừa dối ai đó tuyên truyền”
    Nick HỒ sư tổ sinh Kền kền Nick Út

    https://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2024/09/V%C3%B4-%C6%A1n-09.09.2024.jpg

    VÔ ƠN BẠC PHƯỚC BẠC HẠNH

    Khăn tay lau chùi nước mắt cá sấu thiêng
    Nick Út cười toe toét lấp hết ống kính
    Trộm cắp muốn đòi công lý ‘buồn đau riêng’ !!
    Nghệ thuật Nhiếp ảnh Việt 2 thằng trộm cướp
    Nick HỒ + Nick Út = Nick Cả Hồ Gươm Thiêng
    Thời Quốc mạt Pháp nạn hỗn mang trầm thống
    ‘Em bé Napalm’ = báu vật Nhà sản tuyên truyền
    Hàng trăm triệu Biệt ly + hàng triệu thương tử

    https://www.tiktok.com/@baongan_354/video/7224059803969129733

    Mượn lỗ mồm sư hổ mang rắn hổ lửa cháu đích tôn Thích chân Quàn..g Vương tấn Vịt nói hộ giùm cho chúng sinh….

    Việt Sử trả lại Chân Thiện Mỹ cẩm tuyền
    “Của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa”
    “Của Caesar, trả lại Caesar” tư riêng
    Phải trả lại cho Dân : Đất Tiên tổ
    Giáo đường Thiên Chúa nên trả về Con Chiên
    Phải trả lại Dân : Tự do – Dân chủ
    Trả lại Quốc giáo Yên tử cho Chùa chiền
    Phải trả lại cho Dân : Đất Tổ tiên
    Phải trả lại Dân : Dân quyền – Nhân quyền

    https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2018/02/NPN-1.jpg

    HÀNG CHỤC TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    *** “Của Caesar, trả về Caesar; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa”
    Lời Đức Chúa Giêsu trong Phúc Âm Nhất Lãm

    *** trong Tiếng Mỹ tiếng lóng : Nick == to cheat someone lừa dối ai đó
    Âm “nick” trong Tiếng Pháp tiếng lóng có nghĩa xấu :
    quan hệ tình dục · (thô tục) [tình dục] Chia động từ “fuc*k” (chắc Nick Út CÓ BẠN với tể tướng nguyễn xúc f..ân xuân “fuc*k” (thô tục), quan hệ tình dục (rất quen thuộc)

    *** Newfoundland, Canada

    *** Em bé Napalm: World Press Photo ngưng ghi tên tác giả bức ảnh lịch sử

    https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c1j5pw46lkko
    17 tháng 5 2025
    Tổ chức World Press Photo (WPP – Giải Ảnh Báo chí Thế giới) mới đây đã thông báo tạm ngừng ghi tên tác giả một trong những bức ảnh thời chiến mang tính biểu tượng nhất của thế kỷ 20, Em bé Napalm.

    *** World Press Photo ngừng ghi nhận Nick Út là tác giả bức ảnh ‘Em bé Napalm’

    Thế giới – Thứ sáu, 16/5/2025

    https://vnexpress.net/world-press-photo-ngung-ghi-nhan-nick-ut-la-tac-gia-buc-anh-em-be-napalm-4886915.html

    Sau cuộc điều tra, World Press Photo ngừng ghi nhận Nick Út là tác giả bức “Em bé Napalm”, cho rằng ảnh này có thể do người khác chụp.

  4. Tính háo danh và cơ hội để nịnh bợ chế độ mới thuộc về bản chất thực sự
    của anh chàng lăng xăng lít xít sau 1975 này, chứ thiên chức làm báo nếu
    có thì anh ta coi như đồ phế thải phải vất đi !

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây