Trách nhiệm giải trình của Hội nhà văn Việt Nam

Dương Tú

8-12-2024

Hơn hai năm rưỡi trước, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, ông Nguyễn Quang Thiều, ký quyết định điều động ông Lương Ngọc An thôi giữ chức vụ Phó Tổng biên tập, Thư ký Toà soạn báo Văn Nghệ để nhận nhiệm vụ mới.

Thông báo do ông Thiều ký không nêu rõ ông An được điều động về đâu, trong khi lý do điều động chỉ được nêu rất chung chung là “trong tình hình mới của Hội Nhà văn Việt Nam”.

Trước đó, nhà thơ Dạ Thảo Phương tố cáo ông An đã “nhiều lần thao túng, khống chế, bạo hành, cưỡng bức” bà Phương “như một nô lệ tình dục”.

Chỉ ba ngày trước, hôm 5/12/2024, cũng chính ông Thiều lại ký quyết định điều động ông Lương Ngọc An giữ chức vụ Phó Tổng biên tập Tạp chí Nhà văn & Cuộc sống.

Như vậy, sau hơn hai năm rưỡi để cho tố cáo của nhà thơ Dạ Thảo Phương chìm xuồng, ông An gần như đã được phục chức, thậm chí đang đứng trước cơ hội thăng chức, khi mà tổng biên tập đương nhiệm của Tạp chí Nhà văn & Cuộc sống đã thông báo ý định nghỉ chức vụ, mở đường cho ông An trở thành tổng biên tập mới.

Thông báo trên trang web của Hội Nhà văn Việt Nam về việc điều động ông An làm Phó Tổng biên tập Tạp chí Nhà văn & Cuộc sống không nêu lý do dẫn đến quyết định này. Có lẽ Hội nhà văn Việt Nam lại đang ở “trong tình hình mới”.

Là một tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp với kinh phí hoạt động chủ yếu do nhà nước hỗ trợ, lấy từ tiền thuế của dân (như ông Hữu Thỉnh, người tiền nhiệm của ông Nguyễn Quang Thiều, đã từng vui mừng loan báo rằng “Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta”), Hội Nhà văn Việt Nam bắt buộc phải có trách nhiệm giải trình trước nhà nước và người dân về hoạt động của họ.

Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam cũng ghi rõ các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Hội này, trong đó có “công khai, minh bạch”. Đồng thời, tôn chỉ, mục đích của Hội Nhà văn Việt Nam được xác định trong Điều lệ là nhằm “xây dựng nền văn học Việt Nam yêu nước, nhân văn, dân chủ, đổi mới, sáng tạo”.

Do đó, trước tố cáo của nhà thơ Dạ Thảo Phương về hành vi nhiều lần cưỡng hiếp của ông Lương Ngọc An, cùng sự quan tâm rộng rãi của xã hội về vụ việc này, Hội Nhà văn Việt Nam cần thực hiện trách nhiệm giải trình về quyết định điều động ông An giữ chức vụ Phó Tổng biên tập Tạp chí Nhà văn & Cuộc sống. Dư luận có quyền được biết quyết định đó có phù hợp với tôn chỉ, mục đích xây dựng nền văn học Việt Nam “nhân văn” hay không.

Hơn nữa, Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam cũng quy định nhiều nghĩa vụ của hội viên, bao gồm “nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành Điều lệ, quy định của Hội” cũng như “bảo vệ uy tín của Hội”.

Trong buổi lễ trao quyết định điều động ông An giữ chức vụ Phó Tổng biên tập Tạp chí Nhà văn & Cuộc sống, ông Nguyễn Quang Thiều còn “bày tỏ niềm tin vào kinh nghiệm làm báo cùng sự tín nhiệm” mà ông Lương Ngọc An “đã xây dựng trong suốt hành trình công tác”.

Dư luận có quyền đặt câu hỏi rằng hành vi cưỡng hiếp của ông An có nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật không, hành vi đó đã “bảo vệ uy tín của Hội” như thế nào, cũng như ông An đã được “tín nhiệm” ra sao.

Ông Nguyễn Quang Thiều trở thành Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam vào tháng 11/2020. Chỉ còn chưa đầy một năm nữa, nhiệm kỳ của ông Thiều sẽ kết thúc.

Là một người bạn của ông Thiều trên Facebook, cũng như đã vài lần gặp và nói chuyện với ông, tôi hy vọng ông Thiều sẽ thực hiện trách nhiệm giải trình với tư cách Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, trả lời những câu hỏi và băn khoăn của dư luận. Đồng thời, những hội viên chính trực, có phẩm giá của Hội Nhà văn Việt Nam cũng cần lên tiếng yêu cầu lãnh đạo Hội này thực hiện trách nhiệm giải trình nhằm bảo vệ tôn chỉ, mục đích cũng như các nguyên tắc tổ chức, hoạt động đã được ghi rõ trong Điều lệ Hội.

Cá nhân tôi đánh giá ông Thiều là một người tài năng và hiểu biết. Tôi tin chắc ông Thiều có thể hùng biện nhiều giờ liên tục về giá trị “nhân văn” cũng như nguyên tắc “công khai, minh bạch” mà Hội Nhà văn Việt Nam theo đuổi.

Vì vậy, tôi mong rằng ông Thiều không vi phạm nghĩa vụ của hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, làm mất uy tín của một hội được nuôi bằng tiền thuế của dân, bằng cách né tránh, từ chối trách nhiệm giải trình về những diễn biến liên quan đến ông Lương Ngọc An.

Sự im lặng và vô trách nhiệm sẽ chỉ khiến vụ cưỡng hiếp mà nhà thơ Dạ Thảo Phương đã can đảm tố cáo trở thành di sản đáng xấu hổ của cá nhân ông Thiều nói riêng và Hội Nhà văn Việt Nam nói chung mà thôi.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. HA HA HA HA !!! HA HA HA HA !!! HA HA HA HA !!! HA HA HA HA !!! HA HA HA HA !!! HA HA HA HA !!! HA HA HA HA !!!

    Chao ơi cái hội nhà văn..G vịt nôm CẢ 10.000 chú hội viên ĐỨC HẠNH và TÀI NĂNG

    chưa đáng 1 phần 1.000.000 cái lông l..ờ của Nữ sĩ tiền bối HỒ XUÂN HƯƠNG hay Nữ sĩ Han Kang

    HA HA HA HA !!! HA HA HA HA !!! HA HA HA HA !!! HA HA HA HA !!! HA HA HA HA !!! HA HA HA HA !!! HA HA HA HA !!!

    Chẳng hiểu từ bao giờ có luật bất thành văn: ai là hội viên Hội Nhà văn mới được gọi nhà văn, còn lại là cây bút, cây bút trẻ, chiếu cố lắm mới được gọi nhà văn trẻ.

    Nghĩ cũng buồn cười, cây bút còn sang gấp vạn nhà văn nhưng chẳng mấy ai ưa, cứ thích người ta gọi mình nhà văn.

    Mình có vở kịch vừa dựng, nhà hát kịch Hà Nội, mở màn nghe giọng giới thiệu véo von: “tác giả- nhà văn Nguyễn Quang Lập” Nghe ngường ngượng thế nào ấy, nói với Hoàng Dũng, ông bỏ hai chữ nhà văn cho tôi đi. Dũng cười, nói, thế mà có ông khi bọn tôi quên đọc hai chứ ấy là nhảy lên sừng sộ liền.

    Về các tỉnh lẻ thấy mấy ông đi đọc thơ, hội thảo thi nhau giới thiệu nhà văn này nhà văn nọ. Ông nào không được giới thiệu nhà văn nhà thơ thì tự ái văng nọ văng kia, bỏ về liền.

    Gọi nhà thơ chán thì đua nhau gọi là thi sĩ, gọi thơ ca chán thì gọi là thi ca. Chẳng hiểu cái chữ thi nó sang hơn chữ thơ ở chỗ nào.

    Thằng Th. (IỀU – nguyễn quang thiều đấy CHÍNH HẮN !!! chủ tiệm cái hội LĂNG NHĂNG như cái “thèng” chủ tiệm bán nước nguyễn xuân fuc*k xúc phân ăn tham nhũng hàng 100.000.00 đô n..a của mụ XẨM XỜ N..Ờ và RỬA TIỀN qua cháu gái ở SINGAPORE hàng 7 đến 8.000.000.000 đô na…) đi Mỹ tự giới thiệu mình là thi bá , khốn nỗi thằng phiên dịch nó chẳng biết thi bá là cái éo gì, dịch ra sao, cứ dịch bừa là poet, phí công ông Th. (IỀU) nghiền ngẫm chữ nghĩa.

    Tất nhiên cũng có nhiều văn tài chẳng coi Hội Nhà văn là cái gì. Nguyễn Mạnh Tuấn ra khỏi hội từ năm 1989, kể từ ngày anh ra khỏi hội hình như anh còn sang hơn, được trọng vọng hơn. Nguyễn Việt Hà, Phạm Xuân Nguyên bảo vào hội chúng nó còn mắng cho.

    Nhưng đa số là giấc mơ thiên đường, là khát vọng vô bờ bến.

    Ông K được kết nạp, mở một cuộc nhậu lớn, đem cái thẻ ra bắt mọi người hôn cái thẻ, hôn hết một vòng, cạn một ly, lại hôn sang vòng khác, cạn một ly, lại hôn sang vòng khác, lại cạn một ly, lại hôn sang vòng khác.

    Ôi giời ơi là mệt.

    Ông QT còn oách hơn, bắt cả làng bỏ cái thẻ lên kiệu vàng, rước từ cổng làng vào đến đình làng, cờ đèn kèn trống ầm ĩ.

    Ông TC trước khi chết, lời trăng trối của ông là muốn nhìn thấy cái thẻ Hội viên Hội Nhà văn. Hi hi nghe mà muốn ngất luôn. Anh Nguyễn Khải thấy tội nghiệp phải hộc tốc bay ra Hà Nội khẩn khoản BCH kết nạp đặc cách, làm luôn cái thẻ bay vào, may ông TC chưa chết, còn kịp nhìn cái thẻ.

    Không biết lên thiên đường cái thẻ ấy dùng vào việc gì, hu hu.

    Anh VL nói với mình: Tao nhà cao cửa rộng có rồi, vợ đẹp con khôn có rồi, quyền cao chức trọng có rồi, chỉ thiếu mỗi cái thẻ hội viên Hội Nhà văn là chưa có, mày giúp tao với.

    Nhiêù lần vì bạn bè, mình chạy chọt tướt bơ. May những người mình chạy giùm, vận động giùm đều xứng đáng cả, không mang tiếng chết.

    Có lần mình nói với anh Nguyễn Khải, anh phải ủng hộ thằng T. bạn em nhé. Anh Khải nói rồi, thằng đó giỏi, không ủng hộ nó thì ủng hộ thằng nào.

    Đến khi thằng T. trượt, mình trách anh sao không bỏ cho nó một phiếu. Anh cãi, tôi bỏ rồi. Mình nói không phải thằng T. đó, thằng T. kia kìa. Anh ngồi ngẩn ra, nói, cả một mớ T. tôi biết T. nào ra T. nào đâu.

    Anh H. rất tốt bụng, nhờ ai anh cũng ok nhưng tính hay quên. Một hôm bầu xong ra khoe với mình tao bầu nó rồi nhé. Mình hỏi lại tên hoá ra anh bầu lầm. Mình nói, anh ngồi ngẩn ra, nói, ủa… thằng nào cho tao ăn lòng lợn?

    Thằng Đ. sĩ diện, vào hội nhà văn không thèm nhờ ai. Mình nói, các vị BCH có đọc éo đâu, mày không nói với người ta một câu làm sao người ta biết mày là thằng nào.

    Đ. không nghe, trật, năm sau trật tiếp. Nó uống rượu say chĩa mồm lên tầng ba nhà khách, nơi các vị BCH đang nghỉ, hét tướng lên: Hội Nhà văn là cái nờ! Mình với Nguyễn Nhật Ánh ra sức can ngăn, nó không chịu, cứ nói đi nói lại Hội Nhà văn là cái nờ!

    Mình nói, mày đừng nói thế nờ nó tự ái. Nó ngẩn ra, nói, ờ nhỉ… tại sao mình lại đi xúc phạm nờ nhỉ, ngu thế không biết.

    ĐA TẠ Nhà văn Chân chính NGUYỄN QUANG LẬP với VĂN PHONG như THƯƠNG ĐAO ĐẠI HÁN..G giải phẫu thẩm mỹ MẶT THẬT XẤU XÍ của cái gọi n..à


    Chao ơi cái hội nhà văn..G vịt nôm CẢ 10.000 chú hội viên ĐỨC HẠNH và TÀI NĂNG

    chưa đáng 1 phần 1.000.000 cái lông l..ờ của Nữ sĩ tiền bối HỒ XUÂN HƯƠNG hay Nữ sĩ Han Kang

    THÂN CHÚC Anh Nguyễn Quang Lập cùng đại gia đình khoẻ mạnh hạnh phúc VÀ bút lực mạnh gấp 1000.000 lần lật mặt nạ bọn siêu vi trun..g c..uốc

    HÀNG CHỤC TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. Không phải kiểu nhìn mặt bắt hình dong nhưng trong cuộc đời tôi đã ở cùng loại người có khuân mặt giống Nguyễn Quang Thiều, khuân mặt của một kẻ cơ hội, nịnh bợ và nhất là nịnh bợ ve vãn phụ nữ, thiếu nữ. Gió chiều nào xoay chiều nấy, cơ hội và phản phúc.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây