3-11-2024
Tự do học thuật không tự nhiên mà có, phải đấu tranh để có. Một ví dụ lịch sử: Trường Đại học Stanford Hoa Kỳ!
Tự do học thuật không phải lúc nào cũng tồn tại. Nguồn gốc của nó nằm ở nước Đức thế kỷ 19 (đại học Humboldt của Đức). Và phiên bản của Mỹ bắt nguồn từ Stanford vào năm 1900, khi hiệu trưởng sáng lập, David Starr Jordan, buộc Edward A. Ross, một trong những giáo sư nổi tiếng nhất của trường đại học, phải từ chức.
Trường Đại học Stanford do ông ông bà Stanford, chủ tịch Công ty Đường sắt Southern Pacific lập ra, là một đại học hoàn toàn tư nhân.
Sự hỗn loạn bắt đầu vào năm 1896 tại Stanford khi Edward A. Ross, một giáo sư kinh tế trẻ tuổi, đã khiến ban quản lý trường đại học, và thậm chí cả bà Jane Stanford, tức giận sau khi ông chỉ trích gay gắt ngành đường sắt, ngành mà gia đình Stanford kiếm tiền.
Để phản đối, một giáo sư khác của Stanford, Arthur Lovejoy, đã từ chức cùng 7 giảng viên khác. Năm 1915, Lovejoy đã giúp thành lập Hiệp hội Giáo sư Đại học Hoa Kỳ (AAUP), nơi đưa ra một bộ hướng dẫn chính thức về tự do học thuật nhằm bảo vệ các giảng viên khỏi bị cách chức vì phát biểu hoặc điều tra gây tranh cãi.
Tranh chấp đã trở thành tiêu đề trên báo và nó cũng thiết lập những cách mới để suy nghĩ về mối quan hệ giữa quyền tự do ngôn luận và học thuật.
Vào thời điểm đó, các trường đại học thường sa thải giảng viên có quan điểm không phù hợp với lợi ích của trường. Tự do học thuật không được chính thức hóa trong bất kỳ năng lực chuyên môn nào, dần dần về sau nó mới trở thành nguyên tắc hỗ trợ cộng đồng trí thức tại các trường cao đẳng và đại học Hoa Kỳ ngày nay.
Cho đến khi AAUP được thành lập, không có bất kỳ bảo đảm pháp lý hoặc an ninh kinh tế nào ngoài những gì được quy định trong hợp đồng của giáo sư với trường của họ, được gia hạn hàng năm.
Ấn phẩm đầu tiên của nhóm là Tuyên bố các nguyên tắc về tự do học thuật và quyền giảng dạy năm 1915. Trong số nhiều thành tựu của AAUP có việc bảo vệ hoạt động nghiên cứu học thuật thông qua sự bảo đảm quyền giảng dạy, ý tưởng về một cấu trúc quản trị chung tại một trường đại học và nhấn mạnh sứ mệnh của giáo dục đại học là phục vụ lợi ích chung thông qua việc sản xuất và phổ biến kiến thức – những giá trị hiện đã được đưa vào ngành hàn lâm.
Đại học Stanford ngày nay trở thành một đại học đi đầu trong thực hiện Tự do học thuật và đạt những thành tựu học thuật lớn ở Hoa Kỳ.
Hãy đọc bản tự giới thiệu mới nhất của nó:
“Tạo ra kiến thức trong môi trường tự do học thuật
Nghiên cứu không bị cản trở là nền tảng của nghiên cứu và giáo dục. Được thúc đẩy bởi niềm tin sâu sắc vào tự do học thuật, chúng tôi liên tục đặt ra các câu hỏi và phát triển các ý tưởng mới để nâng cao kiến thức. Nghiên cứu cơ bản, thúc đẩy sự tò mò là trọng tâm trong sứ mệnh của trường đại học và sinh viên có nhiều cơ hội tham gia cùng các học giả Stanford trong nghiên cứu phát triển kiến thức mới và đào sâu hiểu biết về bản thân và thế giới xung quanh.
Một đặc điểm nổi bật của Stanford là hệ sinh thái nghiên cứu liên ngành rộng lớn và sôi động của chúng tôi. Với cả bảy trường của Stanford đều nằm trong khuôn viên trường lịch sử của chúng tôi và nhiều viện đóng vai trò là trung tâm hợp tác giữa các lĩnh vực học thuật, cơ hội cho những đột phá mang tính đột phá là rất nhiều và kết quả là rõ ràng. Stanfordt đã có 36 người đoạt giải Nobel kể từ khi thành lập trường và là một trong những trường đại học nghiên cứu có nhiều giải Nobel nhất kể từ năm 2000. Chúng tôi cũng có mục đích như nhau khi suy nghĩ tích cực về những tác động đạo đức của nghiên cứu của mình và ứng dụng của nó trong thế giới rộng lớn hơn”.
_________
Tham khảo:
https://media.voicemap.me/public/routes/images/000/007/456/original/shutterstock_546604435_copy.jpg
https://en.wikipedia.org/wiki/Edward_Alsworth_Ross
Cho tớ được (rất) đồng ý với tác giả, nhưng cũng có 1 số phản biện nho nhỏ . Bài này đề cập tới nhiều vấn đề, ngoài tự do học thuật còn có tự do ngôn luận, dẫn tới 1 số điều liên quan như tài năng & dân trí
– Trước hết, cho tớ đồng ý với cái tựa “Tự do học thuật … phải đấu tranh để có”, thậm chí phải vùng lên, phải đấu tranh vũ trang, phải hy sinh, phải đốt cháy dãy Trường Sơn mới có . Lấy ví dụ dưới chế độ độc tài do Mỹ dựng lên, muốn tự do để cổ động cho dân chủ, để ca tụng Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân ta đã phải vùng lên đấu tranh . Mưu trí lắm, các trí thức đáng kính trọng như Lý Quý/Chánh Trung ráng mãi mới ra được 1 bài về công lao trời biển của Bác Hồ . Rồi dân miền Nam vẫn giấu hình Bác Hồ, để lâu lâu, khi Mỹ-Ngụy đang cố thủ trong những hang ổ cuối cùng của chúng, bà con đem ra ngắm đỡ nhớ . Hồi đó ở miền Nam, hình Bác Hồ phải đổi bằng máu, Mỹ-Ngụy đi càn mà phát hiện, cả nhà bị quy oan là Cộng Sản . Thời thế đổi thay, thợ vẽ mì ăn liền quý mến bà Dư Thị Thành vì nhà bà có bàn thờ Bác .
– Có nghĩa bây giờ Việt Nam ta đã (rất) có tự do ngôn luận . Ra trước Hồ Gươm hét toáng bài Như Có Bác trong ngày vui Đại Thắng, mọi người còn ca tụng là yêu nước . Mà đâu phải chỉ cá nhân, cả lũ luôn . Vui gì đâu!
– Tự do học thuật, theo nhiều người, nhất là độc giả BTD, không phải là nói chuyện “xàm sí đú”, cũng không phải nói bậy, càng không được phép bất kính với các nhân sĩ-trí thức . Tự do học thuật cũng không có nghĩa xúc phạm tới sự trong sạch “Tiết Hạnh Khả Phong” của Tiếng Việt . (những) ai vi phạm những điều trên, nếu có quyền, chắc chắn độc giả BTD sẽ không ngần ngại gì mà giới hạn hoặc tước đoạt “quyền” tự do ngôn luận của 1 người tớ chắc không quen mấy . Nên xem “quyền” tự do ngôn luận ngang với những thứ “quyền” khác, tội phạm bị tước (rất) nhiều quyền vì đơn giản họ đã phạm tội, và tòa đã định án . Khi họ phạm tội, vi phạm pháp luật, họ đã tự tước bỏ những quyền căn bản . Quyền ngôn luận cũng thế, khi ai (đó) được xem là có tội, người đó đã tự động tước bỏ quyền ngôn luận của mình, pháp luật Đảng & nhà nước chỉ thế thiên hành đạo, thể hiện mong muốn mà Đảng đại diện, ví dụ độc giả BTD.
– Thế nào là “xàm sí đú”, thế nào là “ngu ngốc”, thế nào là “nhân sĩ-trí thức” … có vẻ có nhiều định nghĩa như thế nào là “nhân quyền”, và những người thuộc loại xàm sí đú, ngu ngốc … rõ ràng không phải “nhân sĩ-trí thức”, là những người có tài năng . Có nghĩa Việt Nam không có vấn đề về tài năng . Tài năng vẫn được kính trọng, và xàm sí đú thì nên cút đi . Done, Chu Ngọc Quang Vinh cũng muốn vậy, tức là rõ ràng CNQV không có cùng 1 quan niệm với, ví dụ, độc giả BTD, những người không cần khai dân trí, hoặc với Tiến Sĩ Mạc Văn Trang, 1 người không/chả cần đi đâu cả . Họ cần sống gần Lăng Cụ Hồ .
Chuyện Mỹ thì … Mỹ nó dựng nên chế độ độc tài đã bị cha ông các bác đánh đổ … Đúng, nó có những cái hay mà mình không học cũng chả sao . Nhưng phải chọn lựa kỹ càng . Trí thức Nguyễn Văn Tuấn đang càm ràm mình học nhiều cái chả ra đâu với đâu của họ nên bây giờ cái gì cũng “lai căng” quá . Vụ Halloween vừa rồi phát hiện trí thức ta có (rất) nhiều điểm chung với Trung Quốc .
Chỉ nói thế này, thời Halloween mới định hình như bây giờ, những mặt nạ biến thái thành ma quỷ bây giờ, ngày xưa không phải là vậy . Venice hình như vẫn còn giữ, well, cũng phiên phiến, nhưng thời kỳ đầu, đây là ngày những người thuộc giới có tiền/quý tộc có thể bỏ qua 1 bên đạo đức . Phạm Đoan Trang muốn không bàn tới đạo đức, ngày Halloween là ngày như vậy . Họ thường tổ chức những buổi ai cũng đeo mặt nạ, và chuyện gì xảy ra … phin Eyes Wide Shut với Tom Cruise & Nicole Kidman, đời thật thì phóng túng hơn cả phin
Văn minh & tiến bộ đó các bạn ạ