Những ai được học nghị quyết?

Nguyễn Huy Cường

27-10-2024

Có thể có nhiều câu trả lời nhưng nói gọn nhất là 90% nhân dân không hề biết là ít. Cộng đồng này bận làm ăn, không có điều kiện quan tâm đến nghị quyết gì cả, cứ thấy điều gì tốt là làm.

Nghị quyết thường là những nội dung khá khô khan, dài và nhiều điều khoản, tình tiết, muốn học cũng không dễ. Chẳng hạn như cái Nghị định 137/2020 trong tấm ảnh số 1 kèm theo bài này có hơn 8000 từ, cỡ chữ 14, in ra được 18 trang.

Ảnh 1: Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính Phủ trên các băng rôn do tác giả chụp

Nếu ngồi đó chuyên tâm đọc, chỉ đọc thôi, chưa cần tư duy sâu, mất đứt nửa ngày. Nếu để “học tập và làm theo nghị quyết” nghĩa là để nắm được nội dung của nó, để nhớ, để chấp hành hoặc để dùng làm công cụ quản trị xã hội thì phải mất chí ít một tuần lễ.

40 triệu nông dân và người sống ở môi trường nông nghiệp không có điều kiện này. 15 triệu công nhân không có điều kiện này. Vài chục triệu trẻ em ở độ tuổi học trong cái “toàn dân” này không có hứng thú học tập món này, chúng còn phải cày ra trò với nội dung giáo khoa cũng đã mệt rồi.

Vậy thì, đã không biết gì thì làm sao “nghiêm chỉnh chấp hành” được!

Xin dẫn thêm: Nghị quyết số 01/2018 NQ-HĐND thành phố Hà Nội cũng cỡ đó trang, chữ, với 8 cái “căn cứ” để hình thành. Đọc, kiểm chứng, so sánh, tiếp thu nó phải mất một tuần lễ.

Tương tự như vậy, Nghị quyết 01/2018 /HĐND TP HCM không được phổ cập, truyền giảng, làm rõ trong bất kể môi trường nào trong cộng đồng tài xế, kể cả trong trường dạy lái xe (Xem ảnh 2):

Ảnh tác giả chụp bản nội dung Nghị quyết 01/2018 /HĐND TP HCM trên đường phố

Ấy vậy nhưng nó dùng ngay làm chế tài để điều chỉnh, truy phạt người cầm lái.

***

Một điều dễ thấy qua câu chuyện hôm nay là thiếu tính thông suốt của các định chế.

Hãy xem trong nghị định 137 nêu trên, phần “Nơi nhận” gồm:

– Ban Bí thư Trung ương Đảng;

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

– Văn phòng Tổng Bí thư;

– Văn phòng Chủ tịch nước

Đó, tình thực là như vậy! Chỉ có vậy.

Từ đây, thử đặt một câu hỏi: Có bao nhiêu hành vi xem như vi phạm các “Nghị quyết” này dẫn đến bị phạt. Làm sao để tránh phải nộp mất một phần lương tháng của tài xế, bớt đi phần tiền ăn, tiền học cho con cái vì những khoản phạt này? Thưa các Luật sư? Thưa các Nhà nghiên cứu lập pháp? Thưa các HĐND?

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây