26-10-2024
Sáng dậy, mở điện thoại, đã thấy một người anh nhà báo gửi cho bài viết nói về “đề xuất cộng điểm thi lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945” của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đọc xong, tôi nhắn lại “Điên rồ. Vô vọng!”.
Vô vọng với Bộ Giáo dục! Người hoạt động cách mạng trước 1945, nếu còn sống thì ít nhất cũng phải 90 tuổi rồi (nếu họ hoạt động khi mới 10 tuổi). Một đề xuất hoang đường và phi thực tế như thế mà Bộ cũng nghĩ ra được, thì còn hy vọng gì nữa? Khi bị dư luận phản ứng, thì Bộ biện minh rằng, con đây là tính cả con nuôi! Ừ, cứ cho là như thế đi, thì cái tư duy này vẫn không vì thế mà ít độc hại hơn.
Vì sao? Vì nó thể hiện một não trạng rất tai hại trong tư duy giáo dục, cái tư duy mà tưởng rằng đã phải cáo chung từ lâu rồi. Nếu những người hoạch định chính sách ở Bộ mà có đọc sách thì sẽ biết rằng, cách đây 23 năm, giáo sư Cao Xuân Hạo trong bài “Về tính hiếu học của người Việt xưa và nay” đăng trên Tạp chí Xưa và Nay, số 86 – 2001 (bài sau này được in lại trong cuốn “Tiếng Việt – Văn Việt – Người Việt” của ông) đã viết về sự sai lầm tai hại ở tầm quốc gia của chính sách “cộng điểm” và “ưu tiên” này. Đáng sợ thay, cho đến nay, những người luôn hô hào bốn chấm không và hiện đại hóa, lại vẫn sống trong cái đầm lầy tư tưởng ấy.
Cao Xuân Hạo viết:
“Đành rằng mọi công dân tương lai đều có quyền lợi và bổn phận ngang nhau trong giáo dục. Nhưng các tầng lớp lao động đã thiệt thòi quá nhiều trong dĩ vãng, (dĩ nhiên là do điều kiện kinh tế – quá nghèo để cho con đi học – chứ không phải do thành phần giai cấp) nên nhà nước không thể không có một chính sách ưu đãi để đền bù cho họ những nỗi thiệt thòi mà họ và con cái họ đã phải chịu trong quá khứ. Đó là một chủ trương hết sức công bằng mà chắc hẳn không có một ai phản đối. Nhưng ở đây ta thấy xuất hiện một sự ngộ nhận hết sức trầm trọng.
Đáng lẽ sự ưu tiên ưu đãi này phải nhằm dồn sức bồi dưỡng cho con em công nông học thật giỏi, giỏi hơn con em các tầng lớp “trên” hay ít nhất cũng giỏi bằng, thì có nhiều người lại quan niệm rằng phải tìm cách tạo ra một sự bất bình đẳng trong cách đánh giá kết quả học tập của học sinh và sinh viên (HS & SV) đặc biệt là qua các kỳ thi. Học sinh và sinh viên công nông và con em cán bộ trung cao cấp, có công với chế độ, hay có quan hệ thân thiết với các cán bộ trung cao cấp thì được cộng thêm điểm trong học bạ và trong kết quả thi. Do đó có một số học sinh và sinh viên thi đỗ mặc dầu không đạt yêu cầu tối thiểu và cũng do đó có một số học sinh và sinh viên giỏi hơn bị loại.
Như vậy, nội dung của sự ngộ nhận này là ở cách quan niệm mục đích của giáo dục: theo quan niệm này, được học không phải là được trang bị đủ hiểu biết để ra phục vụ đất nước, mà là để có một cái bằng – được quan niệm như một phẩm hàm đem lại một địa vị xã hội nhất định cho người học, một phần xôi thịt thưởng cho những kẻ may mắn được xếp vào một đẳng cấp nhất định, bất chấp năng lực ra sao. Năng lực phục vụ được gọi là “chuyên”, còn thành phần giai cấp được coi là một tiêu chuẩn của “đỏ”. Trên thực tế, “đỏ” là chính, “chuyên” là phụ, mặc dầu trên lý thuyết hai mặt được coi là cần thiết như nhau.
Với quan niệm đó, những học sinh và sinh viên được “ưu tiên” chưa đủ tri thức nghề nghiệp được phát bằng tốt nghiệp và được đưa vào biên chế hay được chọn gửi đi học nước ngoài – hơn nữa, vì những ưu thế về lý lịch họ rất chóng được vào biên chế, được đề bạt và chẳng bao lâu đã trở thành cán bộ lãnh đạo. Những học sinh và sinh viên “ưu tiên” khi du học được gửi gắm rất cẩn thận và nhờ mối tình hữu nghị anh em giữa các nước xã hội chủ nghĩa, họ thừa sức đỗ bằng phó tiến sỹ hay tiến sỹ, kể cả những người không hề viết một dòng nào trong bản luận văn mà họ đưa ra bảo vệ . Với những hoạt động thương nghiệp mà họ tiến hành xung quanh căn cứ địa “Đôm 5” ở phố Ulyanova (đó là nhà trọ tập thể của nghiên cứu sinh nước ngoài kiêm kho chứa hàng của họ) họ thừa sức bỏ ra mấy ngàn rúp để thuê những bạn khác viết luận văn thay họ. Vả lại, ở các nước Đông Âu không thiếu gì những người chuyên viết hộ luận văn phó tiến sĩ. Tôi có quen hai vợ chồng tiến sĩ người Do Thái Nga sống bằng nghề viết thuê luận văn, chủ yếu là cho các nghiên cứu sinh châu Phi và Việt Nam”.
Và ông viết tiếp: “Đó mới chỉ là một bước đầu của quá trình xuống cấp nhanh chóng của công tác giáo dục và đào tạo. Những bước tiếp theo không kém phần ngoạn mục, đặc biệt là trong các ngành khoa học xã hội, nhất là văn học và ngôn ngữ, được coi như những ngành hoàn toàn không cần đến “chuyên”, chỉ cần “đỏ”, cần lập trường “tư tưởng”, mà người đã có tư tương tốt thì dù không học giờ nào cũng có thể làm được.
Nhưng đề tài chính của bài này chỉ có liên quan gián tiếp đến công việc giáo dục ở nhà trường. Một nền giáo dục kém cỏi sẽ không tác hại bao nhiêu đến lòng hiếu học nếu người có học và học sinh giỏi được xã hội quý trọng hay ít nhất cũng có được một tương lai sáng sủa khi tốt nghiệp. Đàng này cái tương lai chắc chắn nhất của người tốt nghiệp đại học là… thất nghiệp (trừ phi có những mối quan hệ xã hội đặc biệt). May ra, chỉ có sinh viện khoa Anh là không phải lo đến cái triển vọng này, vì có thế xin việc khá dễ ở các hãng nước ngoài.
Ngay như ở cái thời mà chính sách ngu dân của thực dân Pháp còn ngự trị, tương lai của người đi học còn sáng sủa hơn nhiều: dù chỉ có mảnh bằng “đíp-lôm”, người tốt nghiệp trung học sơ cấp cũng đã có một địa vị vững vàng trong xã hội và một đồng lương đủ nuôi vợ con và báo hiếu cha mẹ. Trong khi đó, một “cử nhân” ngày nay chưa chắc đã kiếm nổi việc làm nếu không chuyển sang một nghề khác hẳn với cái nghề đã học, như nghề gia sư, nghề xích lô, nghề người mẫu hay nghề vũ nữ” (hết trích).
Còn muốn trích và viết nữa, nhưng chợt hiểu, “có nói cũng không cùng”. Trước một Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế này, xin kính nhi viễn chi!
Đây là kiến nghị của tớ
Tất cả những con cái của Tất Cả những ai tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp & Mỹ đều xứng đáng được hưởng những chính sách đền ơn đáp nghĩa .
Đặc cách cho những con cháu của những bộ đội Cụ Hồ là những người hy sinh đầu tiên để làm nền móng cho tư tưởng ôn hòa, bất bạo lực của Phan Chu Trinh do Tướng Lê Đức Anh khởi xướng . Đài Tưởng Niệm với số không vĩnh cửu, lộn, vòng tròn bất tử như 1 biểu tượng của ôn hòa, bất bạo động rất có ý nghĩa, nên nhân rộng điển hình này, và phát triển trong toàn quân đội .
Những người tham dự cuộc xâm lược Cam, nên có những gì đó coi như cho có, và hổng nên nhắc tới . Chuyện vô ơn, họ không hơn gì dân Việt đâu . Quên đi
Cho tớ được phép không đi theo cái bầy đàn do Thái Hạo khởi xướng
– Tiến Sĩ Tưởng Năng Tiến nhận định nếu Đảng không có chính sách đền ơn đáp nghĩa với những người có công với Cách Mạng, thì Đảng không xứng đáng là đại diện của đất nước & dân tộc . Tớ hoàn toàn tán đồng Tiến Sĩ Tưởng Năng Tiến điều này
– Nhà văn Phạm Đình Trọng, với tất cả sự mẫn cảm của 1 nhà văn, đã lập ra phương trình làm sách giáo khoa cho ngành Toán Việt Nam, 5000 người dân thường = 1 đảng viên . Hậu duệ của đảng viên, của những người có công với Cách Mạng, của những người đã nghe thấy & đáp lời những tiếng gọi của đất nước … đã trở thành những biểu tượng của đủ thứ những gì đất nước hiện nay cho là cao đẹp nhứt . Người Việt cả trong lẫn ngoài nước kính trọng những nhân sĩ-trí thức vì những đóng góp của họ cho Đảng cũng là cho đất nước, cụ thể là cuộc chống Mỹ cứu nước . Tiến Sĩ Mạc Văn Trang nhận định quên những đóng góp của Nguyên Ngọc cho tuyên giáo là lỗi hệ thống, & ai có lương tri & còn xem mình là người Việt phải kính trọng Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh vì ông được Đảng phong tặng huân chương chống Mỹ hạng nhứt cao quý . Bút nô RFA thì xem gia đình có công với Cách Mạng là (quá) đủ để bảo đảm tính trung thực, đáng kính cho bất kỳ những gì họ nói ra . Và biết bao nhiêu là ví dụ đếm không kể hết . Nguyên Ngọc & Phùng Quán, sự khác nhau giữa họ chỉ là tiểu tiết theo Thái Hạo, và cả 2 đều là người Cộng Sản được sự kính trọng của cả Hoàng Hải Vân lẫn Thái Hạo, coi như giữa Hoàng Hải Vân & Thái Hạo, sự khác nhau giữa họ còn tiểu tiết hơn nữa
Chuyện nâng đỡ điểm cho những đứa trẻ xuất thân từ những gia đình có công với Cách Mạng không phải là chuyện mới đây, và đã sản sinh ra được những người mọi người gọi là nhân sĩ-trí thức . Đúng, 1.0. Thời nào có nhân sĩ-trí thức của thời đó, mọi người hiện giờ có 1.0, nhưng thế hệ 2.0 cũng cần nhân sĩ-trí thức của riêng mình . Vì mọi người đang kính trọng nhân sĩ-trí thức 1.0, ta chỉ cần mong 2.0 là bản sao, là truyền nhân xứng đáng của 1.0 là bồng bồng tré biêng rồi .
Trước hết , hãy xem cái đầu của tên BT giáo dục nầy có bình thường hay không ? Xem nhà ông, nhà cha nó, nhà cụ kị của nó có bao nhiêu người hoạt động trước 1945 ?
Những quan chức của bộ máy công quyền này khi đề nghị một chính sách nào đó luôn luôn có yếu tố cá nhân, gia đình, dòng họ và những dây mơ rễ má lằng nhằng khác, không bao giờ xuất phát từ từ quyền lợi của quần chúng nhân dân . Ngấy đến tận cổ rồi .
Có mà mơ, vẫn không bao giờ thấy công bằng, dân chủ, văn minh thực chất!
( Ngài TL, trong mười câu thì có đủ mười từ “dân chủ” . Nhưng đó chỉ là dân chủ của “xứ thiên đường”, không giống dân chủ của phía văn minh , tiến bộ của thế giới . Than ôi ! )
Tư duy cộng điểm cho con em gia đình có công c/m là cách ” trả ơn” . Nghe có vẻ nhân văn, công bằng nhưng thực tế phản tác dụng. Người không giỏi được ưu tiên nâng đỡ , người giỏi thực sự nhưng không trong diện được ưu tiên bị mất cơ hội. Đi ngược lại với ” quốc sách Giáo dục” của chính Nhà nước. Lẽ ra , nếu để trả ơn thì phải trên cơ sở thực lực của học sinh và hỗ trợ tiền học, tiền ăn .. tạo điều kiện tốt nhất cho con em người có công với c/m. Đã đến lúc thay đổi và xóa bỏ tư duy phản khoa học giao dục đó trong ngành GD và cả XH. Phát biểu của BT Bộ Giáo dục tại thời điểm này thì quá ư thất vọng !
Khi những đứa dốt nát lên làm lãnh đạo thì xã nó đi xuống. Hỗ trợ về kinh tế, nhu cầu học tập cho sinh viên nghèo hiếu học chứ không thể nâng điểm, nếu nâng điểm thì sẽ tràn lan những thằng cực ngu nhưng cơ hội lọt vào bộ máy hành chánh. Lưu manh thì côn an, ăn cắp thì cài hải quan, thuế vụ, râu xanh thì vào y tế.
Đm việt cộng