1-10-2024
Hai tàu Trung Quốc tấn công các ngư dân Quảng Ngãi ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày 29.9 là tàu Tam Sa Chấp Pháp 101 (Sansha Zhifa 101) và Tam Sa Chấp Pháp 301 (Sansha Zhifa 301).
Theo lời kể của các ngư dân bị tấn công được báo chí Việt Nam thuật lại chiều ngày 1.10, các tàu tấn công họ là hai tàu sắt mang số hiệu 301 và 101. Hai tàu này đã thả 3 ca nô truy đuổi tàu cá QNg 95739 TS vào sáng 29.9, khi tàu này đang neo tại vị trí có tọa độ 16 11’N /112 23’E ở quần đảo Hoàng Sa.
Trong khi đó, dữ liệu tàu biển cho thấy hai tàu Sansha Zhifa 101 và Sansha Zhifa 301 xuất hiện tại khu vực này vào sáng 29.9. Đây là các tàu thuộc Cục chấp pháp hành chính tổng hợp và quản lý tình trạng khẩn cấp của cái gọi là thành phố Tam Sa.
Sự trùng hợp về số hiệu, vị trí hoạt động, cũng như cách hành xử bạo lực và vô nhân đạo, cho phép kết luận chúng chính là hai tàu đã tấn công dã man các ngư dân Quảng Ngãi. Tàu Sansha Zhifa 101 dài 102 mét, có lượng giãn nước 1.000 tấn, do xưởng đóng tàu Vũ Xương đóng cho Cục chấp pháp hành chính tổng hợp và quản lý tình trạng khẩn cấp Tam Sa. Nó chỉ mới được biên chế vào tháng 7.2022.
Trong khi đó, tàu Sansha Zhifa 301 lớn hơn, dài 133 mét, có lượng giãn nước 3.000 tấn, cũng do xưởng đóng tàu Vũ Xương đóng cho Cục chấp pháp hành chính tổng hợp và quản lý tình trạng khẩn cấp Tam Sa. Tàu này chỉ mới được biên chế trong năm nay.
______
Bài liên quan: Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bị đánh đập dã man trên biển đã về đến đất liền (TP). – Các ngư dân Quảng Ngãi bị đánh đập trên biển đã vào bờ và đang được chữa trị (PLTP). – Ngư dân Quảng Ngãi kể lại giây phút bị tàu nước ngoài tấn công (VNN). – Ngư dân Quảng Ngãi kể giây phút bị đánh gãy tay, chân trên biển (NLĐ). – Ngư dân Quảng Ngãi nhập viện sau chuyến [đi] biển kinh hoàng (LĐ).
Vì mục đích hủy diệt và nô dịch, trong cuộc chiến tranh Việt Nam, đế quốc Mĩ đã dội xuống hai miền Nam Bắc hơn bảy triệu tấn đạn bom, lớn hơn lượng bom đạn mà Mĩ đã sử dụng trong bất cứ cuộc chiến nào trước đó. Trong chiến dịch phá hoại miền Bắc Việt Nam của người Mĩ, bình quân mỗi người dân đã phải hứng chịu 45,5 kg bom đạn. Để cứu mảnh đất quê hương khỏi sự giày xéo của quân thù, không biết bao nhiêu người lính đã ngã xuống. Năm 1972, khi cuộc chiến bước vào giai đoạn cam go nhất, nhà thơ trẻ Lâm Thị Mĩ Dạ cũng có mặt trong chiến trường. Trên đường hành quân cùng đồng đội vượt qua vùng trọng điểm đầy bom đạn ác liệt, câu chuyện hố bom và khoảng trời người con gái đã được kể lại. Và bài thơ “Khoảng trời hố bom” được ra đời:
Chuyện kể rằng em cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom
Với Lê Anh Xuân, xúc động dâng trào trước tư thế hiên ngang của anh giải phóng quân hi sinh trong khi đang đứng bắn. Nhà thơ nhận ra từ đó dáng hình của Tổ Quốc Việt Nam đau thương mà kiêu dũng:
Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ Quốc bay lên bát ngát mùa xuân
Ông Bình Vôi so sánh thế nào được với những Lâm Thị Mỹ Dạ, vợ của nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đức Tùng luôn đứng cùng chiến tuyến với ông để bênh vực & biện hộ . Rùi Lê Anh Xuân nữa
Học giả Bùi Chí Vinh
Biển Đông không chấp nhận “Đường Lưỡi Bò” láu cá
Không chấp nhận tàu Hải Giám, tàu Ngư Chính thưa em (thứ tàu lạ mơ hồ)
Biển Đông không có dầu hỏa cho bọn cường hào, không có thềm lục địa cho ác bá
Nhưng có ngư dân hiền lành và tuổi trẻ khát tự do
Biển Đông tang thương từ những rặng san hô
Nơi xác cha ông trồi lên thành quần đảo
Nơi bọn xâm lăng đang gióng trống giương cờ
Tưởng đất nước Tiên Rồng thời bình trôi hết máu
Anh đã từng nếm mùi chiến tranh, từng nếm mùi đói cơm thiếu áo
Thoát chết ở Trường Sơn, sống lại ở đồng bằng
Thuộc lòng sử Việt Nam như một người tử đạo
Thương cọc nhọn Ngô Quyền, mê chiến thắng Bạch Đằng Giang
Làm sao có thể thờ ơ trước bầy cá mập ăn đêm
Dám lồng lộn khắp Biển Đông dọa nạt
Chúng săn anh và chúng đuổi em
Bằng lý luận của Thiên Triều xưa… “quá đát”
Em ơi em tự do có thật
Mộ gió cha ông cũng có thật kia kìa
Sờ lên ngực anh đi, khi trái tim còn đập
Thì đâu dễ gì giặc phương Bắc được hả hê ?
Em ơi em khi sinh tử cận kề
Mới hiểu hết thế nào là nhân quả
Mới thấy “cháy nhà ra mặt chuột” ngô nghê
Thấy “tàu lạ” thành tàu quen… dối trá
Biển Đông không có chỗ cho Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống rạp mình hèn hạ
Không có chỗ cho tàu Hải Giám, tàu Ngư Chính “giả nai” quen thói mơ hồ
Càng không có dầu hỏa cho cường hào, không có ngư trường cho ác bá
Chỉ có cọc nhọn Bạch Đằng và cánh tay “Sát Thát” khát tự do!
NGUỒN MẠNG.
Thời “Hà Nội Ta Đánh Mỹ Giỏi”
Nhà đại trí thức Việt Phương, từng làm thư ký của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, rồi giúp việc cho Tổng bí thư Lê Duẩn, sau tham gia Ban tư vấn kinh tế cho các Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải
Ta chuẩn bị đánh Mỹ từ những trận Đống Đa Bạch Đằng thuở trước
Từ cái ngày mỗi chúng ta tỉnh giấc trong đêm biết thân mình mất nước
Từ phút giây tuyên thệ dưới Đảng kỳ
Đánh Mỹ là đường ta chọn ta đi
Ta đánh Mỹ, vậy thì ta tồn tại!
Ý định người viết là viết về cuộc chống Mỹ cứu nước, cuộc chiến đấu cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Ðảng ta,những ý nghĩ và tâm tình của người chiến đấu viên, người đảng viên cộng sản trong cuộc chiến đấu ấy
Nhà thơ nhân dân Thái Thăng Long.
Những tên cướp biển thế kỷ 21
Huyênh hoang
Tàu bọc sắt, ngư lôi hỏa tiễn…
Chúng đã đụng tới Bạch Đằng oanh liệt
Đụng đến những tâm hồn rực cháy yêu thương
Đụng đến những trái tim phi thường
Đụng đến chân lý, niềm tin sức mạnh
Biển chiều chĩa gươm
Như nghìn nghìn con sóng
Biển âm thầm cho trận đánh ngày mai…
Những tên cướp đã rõ hình hài
16 chữ vàng mang dòng máu quỉ
16 chữ vàng hổ thẹn với tiền nhân
16 chữ vàng không phải của nhân dân
16 chữ vàng ô nhục
Chúng đã đụng đến cả một dân tộc
Một dân tộc ngẩng cao đầu bất khuất nghìn năm…
Chúng đã đụng đến từng trang lịch sử
Từng tấc biển khơi ngay chỗ ta nằm…
Một ngày mai đất nước vào trận đánh
Biển yêu thương về lại với non sông…
NGUỒN MẠNG.
NHÀ THƠ: Phạm Xuân Dũng
Chỉ cách đảo Lý Sơn hai trăm cây số
Là chiến thuyền Đại Hán nghênh ngang
Là gian khoan lũ cú diều lang sói
Muốn ăn tươi nuốt sống Việt Nam.
Máu của đồng bào ta lại đổ
Giữa biển Đông sóng vỗ muôn trùng
Chỉ cách đảo Lý Sơn hai trăm cây số
Hỏi ai còn mê ngủ nữa không ?
Hỏi ai là con cháu đội hùng binh giữ biển
Xiết chặt tay nhau chuẩn bị lên tàu
Hãy đồng lòng khi nước nhà nguy biến
Quét sạch bọn xâm lăng ngay ở trận đầu.
Không nhân nhượng, không thể nào nhân nhượng nữa
Trước ngoại bang hiếu chiến, bá quyền
Khi Tổ quốc mẹ hiền cơn nước lửa
Nhớ hội nghị Diên Hồng đại phá Mông Nguyên.
Hỡi dân Việt trẻ, già, trai, gái
Ở chân trời góc bể gọi tên nhau
Xin nối lại một vòng tay lớn
Chung một lời thề “Sát Thát” mau mau.
Chỉ cách đảo Lý Sơn hai trăm cây số…
NGUỒN MẠNG.
Cho tớ được phép phản biện bài này
– Tiến Sĩ Nguyễn Quang A đã khuyên nếu đã (lỡ) chọn con đường đấu tranh ôn hòa, thì mọi biểu hiện, cả trong ngôn ngữ, cũng nên ôn hòa & có học . “nhận diện hung thủ” không ôn hòa cũng chả có học .
– Nói chung, cũng bình thường, hay đúng hơn, “bình thường cũ” nhưng xảy ra trong tình hình mới . Bình thường cũ là ở những khu vực quân sự trọng điểm thường cấm những hoạt động dân sự, ở đâu cũng vậy, Mỹ cũng thế & Việt Nam cũng không thể khác . Lên đặc khu 51 ở Nevada sẽ biết, có biển cảnh báo có thể sẽ xử dụng vũ khí giết người nếu cần
– Để xảy ra sự cố đáng tiếc này, khách quan mà nói lỗi của cả 2 bên . Chính phủ cần có những thông báo/cáo rõ ràng, & ban dân vận cần phổ biến những thông báo/cáo này cho dân chúng biết, hiểu & chấp hành . Dân thì phải hiểu rõ, những vùng đó là vùng quân sự, được lập ra để bảo vệ biển trời Tổ quốc . Trên biển thì không có bảng cấm, nhưng đây là kiến thức phổ thông, chỉ cần chút ít kiến thức như các nhân sĩ trí thức đều biết . Đàng này …
– Thui thì tớ xin bắt chước ông thi sĩ Bình Vôi làm 1 nhịp cầu Hiền Lương của hòa giải hòa hợp . Khách quan mà nói, đây chỉ là 1 chuyện đáng tiếc xảy ra, phần lớn là do sự thiếu kiến thức tối thiểu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng . Lỗi này của ban dân vận nhiều hơn
– Chuyện xây sát chút đỉnh thì không sao cả & cũng chả sao đâu . Mọi vết thương rồi sẽ lành lại . Cái cần là chúng ta nên tôn trọng luật pháp, Phạm Đoan Trang, Lê Nguyễn Duy Hậu, Phạm Lê Vương Các (cấm nói lái) … và những người như vậy vẫn luôn mong mỏi như thế . Khi vi phạm luật pháp, không tránh khỏi những thiệt hại xíu xìu xiu, xây sát chút đỉnh … vậy thôi
– Nhà văn Tạ Duy Anh & không ít trí thức quan niệm yêu nước có nhiều biểu hiện khác nhau . Sát cánh với Trung Quốc để chống Mỹ cũng là 1 biểu hiện yêu nước, nếu không nói đây là biểu hiện yêu nước đúng đắn nhất . Tiến Sĩ Mạc Văn Trang đã khẳng định những người Cộng Sản sát cánh với Trung Quốc đánh Mỹ đều yêu nước cả . Nhà báo Huy Đức của các bác cũng khẳng định họ yêu nước bằng máu của mình . Đúng, không nên hiểu theo nghĩa thông thường, nhưng lòng yêu nước của họ là không thể chối cãi
– Đặng Sơn Duân, nếu tớ không lầm, đã “bị” Việt Nam đào thải & đang bị đày biệt xứ ở Mỹ, (thường) là đồng minh của kẻ thù Việt Nam . Nếu Đặng Sơn Duân xem Trung Quốc là kẻ thù … Kẻ thù của kẻ thù ta, RFA đã xác thực, là đồng minh của Việt Nam
QUÂN ĐỘI
Nhà thơ nhân dân:TBT
Luôn có tin tàu lạ
Giết ngư dân, phá tàu.
Xin được hỏi thủ tướng:
Quân đội của ta đâu?
Nếu vì hèn không thể
Bảo vệ được người dân,
Thì xin bớt lem lẻm
Vì nước và vì dân.
Cũng xin hỏi thủ tướng
Dân nuôi quân đội ta
Có điều gì không ổn,
Đáng phải để kêu ca?
Vậy thì sao quân đội
Không bảo vệ bà con.
Sao tướng nhiều đến thế.
Mà toàn tướng chơi gôn?
Cuối cùng, xin thủ tướng
Trả lời dân thực lòng:
Vấn đề là như thế.
Thủ tướng xấu hổ không?
Nguồn Mạng
Đã nói rồi, quân lụi, quân lọi hết rồi . Dẹp quân đội đi, để chuyện bảo vệ Tổ quốc cho người khác lo
Thủ tướng chả có lỗi gì cả . Nếu phải đem 1 Thủ tướng nào đó ra lên án thì người đó phải là trùm khủng bố Võ Văn Kiệt . Trước Đổi Mới, quân đội Ta anh hùng . Sau đó trở thành anh khùng hết . Dẹp quân đội đi
Di sản của Nguyễn văn Linh và Nguyễn Phú Trọng, móa, toàn quân bán nước.