Giáo sư Mỹ nói về thư ngỏ kêu gọi Việt Nam thả nhà báo Huy Đức

RFA

22-9-2024

GS Peter Zinoman. Nguồn: UC Berkeley

Giáo sư Peter Zinoman, Trưởng khoa Lịch sử tại University of California, Berkeley (Đại học Berkeley) là một trong gần một trăm giáo sư, nhà nghiên cứu Việt Nam học trên khắp thế giới khởi xướng soạn thảo và ký thư kiến nghị Việt Nam thả nhà báo Huy Đức.

Thư ngỏ được công bố ngày 21 tháng Chín năm 2024, nhân chuyến thăm và làm việc của Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm tại Liên Hiệp quốc và sau đó thăm Cuba từ ngày 21 – 27/9/2024.

Huy Đức, tên thật là Trương Huy San, là một nhà báo nổi tiếng ở Việt Nam với blog bình luận chính trị – xã hội có tên “Osin” trước đây và sau đó là trang Facebook “Osin Huyduc”. Ông cũng là tác giả của bộ sách nổi tiếng và tạo ra nhiều tranh cãi là “Bên Thắng Cuộc” xuất bản lần đầu năm 2012 gồm hai tập. Công an Việt Nam bắt ông ngày 7 tháng 6 năm 2024 với cáo buộc theo Điều 331, Bộ luật Hình sự năm 2015 là “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Nhân dịp này, RFA có cuộc trò chuyện với Giáo sư Peter Zinoman. 

RFA. Xin giáo sư giới thiệu về mình cho khán thính giả RFA. Tại sao các vị giáo sư viết lá thư này cho Tổng Bí thư Tô Lâm về Huy Đức vào thời điểm này? Có bao nhiêu học giả ký tên vào bức thư? Họ là ai? 

Peter Zinoman

Tôi là Peter Zinoman, Giáo sư Lịch sử và Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học California, Berkeley. Tôi đã nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử Việt Nam từ năm 1987. Tôi là một thành viên trong nhóm học giả viết và lưu truyền bản kiến nghị lên án việc bắt giữ bất công nhà báo Huy Đức và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho ông.

Giống như nhiều học giả nghiên cứu về Việt Nam, tôi coi Huy Đức vừa là bạn vừa là thành viên trong cộng đồng trí thức rộng hơn của chúng tôi. Cuốn sách “Bên Thắng Cuộc” xuất bản năm 2012 của ông được nhiều chuyên gia trong  ngành Việt Học coi là cuốn sách về lịch sử Việt Nam hậu chiến hay nhất từng được viết bằng bất kỳ ngôn ngữ nào.

Ngoài việc ủng hộ một người bạn và một đồng nghiệp, tôi đã giúp viết bản kiến nghị này để phản đối sự bất công trong việc giam giữ ông.

Huy Đức nổi tiếng là người chỉ trích tình trạng tham nhũng và sự độc đoán ở Việt Nam. Ông luôn là người ủng hộ mạnh mẽ và nhất quán cho những cải cách một cách hòa bình và tăng cường tinh thần pháp quyền. Ông chưa bao giờ ủng hộ bạo lực hoặc lật đổ chính quyền.

Sinh ra trong một gia đình cách mạng miền Bắc ở tỉnh Hà Tĩnh, Huy Đức là một người yêu nước và là một cựu chiến binh được nhiều khen thưởng. Ông là một người lính đã phục vụ đất nước trong các cuộc chiến chống lại Trung Quốc và Khmer Đỏ.

Việc bắt giữ Huy Đức là một phần của chiến dịch chính thức rộng lớn hơn nhằm bịt miệng và giam giữ những người chỉ trích chính phủ một cách ôn hòa. Tôi phản đối chiến dịch này nói chung, và việc bắt giữ, giam giữ Huy Đức nói riêng.

Cho đến nay, đã có khoảng 90 học giả, nhà báo và nhà nghiên cứu ký vào bản kiến nghị. Họ bao gồm nhiều nhân vật lỗi lạc và có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu Việt Nam trong môi trường học thuật quốc tế.

RFA. Tại sao ông và các học giả khác vận động cho nhà báo Huy Đức mà không phải ai khác? Điều gì khiến Huy Đức trở nên đặc biệt so với những người cầm bút khác đang bị bắt giữ tại Việt Nam?

Peter Zinoman

Như tôi đã đề cập, chúng tôi là một nhóm học giả và nhà nghiên cứu coi Huy Đức là một thành viên trong cộng đồng của chúng tôi. Anh ấy đã tham gia cùng chúng tôi tại các hội nghị khoa học và đưa ra lời khuyên không chính thức cho nhiều người trong chúng tôi khi chúng tôi tiến hành nghiên cứu về Việt Nam. Huy Đức là người đặc biệt đối với chúng tôi vì chúng tôi coi anh ấy là một trong số chúng tôi. Riêng tôi, tôi muốn giúp soạn thảo và phổ biến bản kiến nghị này vì tôi đã là bạn với Huy Đức từ năm 2013. Bạn bè không giúp nhau lúc này thì còn gì là bạn nữa?

RFA. Trong những gì Huy Đức đã viết, từ bộ sách hai tập “Bên Thắng Cuộc”, các bài báo, blog “Osin” trước đây, các bài đăng trên Facebook trước khi bị bắt, theo ông, điều gì đã tác động mạnh nhất đến xã hội Việt Nam? 

Peter Zinoman

Các bài viết của Huy Đức đã tác động mạnh mẽ đến xã hội kể từ khi ông bắt đầu làm phóng viên điều tra cho Báo Tuổi Trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh vào cuối những năm 1980. Vào cuối những năm 1980 và trong thập niên 1990, ông đã vạch trần nhiều vụ bê bối tham nhũng lớn trong đó các quan chức chính phủ, gia đình họ và các doanh nhân tư nhân tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp.

Các bài báo chống tham nhũng của Huy Đức đã đưa ra lời cảnh báo hữu ích cho những người có quyền lực ở Việt Nam rằng họ có thể bị mất mặt trước công chúng, và thậm chí có thể phải chịu hậu quả pháp lý vì lòng tham quá mức và các hành động bất hợp pháp.

Điều đó mang lại hy vọng cho những người dân bình thường rằng phương tiện truyền thông trong nước có thể được sử dụng như một công cụ cho công lý xã hội chứ không chỉ là cơ quan ngôn luận buồn tẻ của một chính quyền phản dân chủ.

Sau khi nhà cầm quyền gây áp lực buộc ông phải rời khỏi báo chí chính thức của nhà nước và đóng cửa blog Osin nổi tiếng của mình, Huy Đức đã dành một thập kỷ để nghiên cứu và viết “Bên Thắng Cuộc”. Cuốn sách này đã dạy cho độc giả Việt Nam nhiều điều. Nó đã làm sáng tỏ những vấn đề gây tranh cãi ở Việt Nam sau chiến tranh, vốn đã bị xóa khỏi sách giáo khoa lịch sử ở trường học, chẳng hạn như hệ thống trại cải tạo tàn bạo, hoàn cảnh khốn khổ của thuyền nhân, sự quản lý kinh tế yếu kém của đất nước và các chiến dịch bài Hoa có tính tham nhũng và côn đồ vào giữa những năm 1970.

Có lẽ quan trọng nhất, không giống như lịch sử chính thức ở Việt Nam, vốn mô tả Chiến tranh Việt Nam là cuộc xung đột giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, “Bên Thắng Cuộc” khẳng định rằng cuộc xung đột này cũng là một cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn, để lại cả một bên chiến thắng của Việt Nam và một bên thua cũng của Việt Nam.

Trong số nhiều khía cạnh khác thường và đáng ngưỡng mộ của “Bên Thắng Cuộc”, cuốn sách này là một trong số rất ít những tác phẩm thực sự đồng cảm với miền Nam thua cuộc trong Chiến tranh Việt Nam do một thành viên của miền Bắc thắng cuộc viết ra.

Tôi cảm thấy rằng chính phủ không thích tất cả những điều thú vị và trung thực trong các tác phẩm của Huy Đức.

RFA. Theo ông, chất lượng phê bình, phản biện của nhà báo Huy Đức như thế nào? Các bài viết của ông ấy có giúp cải thiện chất lượng “quản trị quốc gia” hay “hoạch định chính sách” ở Việt Nam không? Ông có học được gì nhiều về xã hội, lịch sử và chính trị Việt Nam từ các bài viết của Huy Đức không?

Peter Zinoman

Thật trớ trêu là khi truy tố Huy Đức, Chính phủ Việt Nam đã truy tố một trong những nhà báo điều tra thực sự đẳng cấp thế giới của đất nước. Huy Đức có lẽ là nhà báo điều tra đẳng cấp thế giới duy nhất của họ.

Phong cách báo chí của Huy Đức khiến tôi nhớ đến tác phẩm của một phóng viên vĩ đại người Mỹ Bob Woodward, người đã đưa tin về nhiều câu chuyện nổi tiếng, bao gồm cả vụ bê bối Watergate. (RFA chú thích: Vụ bê bối Watergate là vụ chính quyền Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon từ năm 1972 đến năm 1974 theo dõi, nghe lén các văn phòng của Đảng Dân chủ, khiến ông Nixon phải từ chức năm 1974.) 

Các bài viết của Huy Đức không chỉ tập trung vào việc buộc những người có quyền lực phải chịu trách nhiệm (giống như Woodward) mà còn sử dụng phong cách văn xuôi rõ ràng, dễ đọc (một lần nữa, giống như Woodward) giúp nhiều độc giả có thể tiếp cận. Vì lý do này, các bài viết của ông có khả năng thu hút lượng độc giả lớn và định hình dư luận.

Than ôi, tôi không biết liệu các bài viết của Huy Đức có tác động tích cực đến “quản trị quốc gia” hay không vì chính phủ Việt Nam đặc biệt không chào đón những lời chỉ trích trong nước. Họ cảm thấy bị đe dọa nghiêm trọng bởi những lời chỉ trích trong nước, ngay cả những lời chỉ trích sâu sắc, yêu nước và mang tính xây dựng như của Huy Đức.

RFA. Ông có nghĩ rằng lá thư của mình và các đồng nghiệp Việt Nam học khắp thế giới có thể đem lại điều tốt đẹp cho Huy Đức không?

Peter Zinoman

Tôi rất hy vọng là vậy. Nhưng nếu lá thư này không đem lại điều gì cho anh ấy, ít nhất tôi có thể nói rằng tôi đã cố gắng hỗ trợ và bảo vệ một người bạn đang gặp khó khăn. Tôi không nghĩ ra được cách nào tốt hơn nữa để sử dụng thời gian của mình.

RFA xin cảm ơn Giáo sư Peter Zinoman đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. bởi vì
    tôi khao khát Tự Do

    nếu một ngày tôi phải vào tù,
    tôi muốn được vào nhà tù cộng sản,
    ở nơi đó tôi gặp những người ngay,
    ở nơi đó đồng loại tôi đang sống.

    nếu một ngày tôi phải vào tù,
    tôi muốn được vào nhà tù cộng sản,
    ở nơi đó giam giữ Tự Do,
    giam giữ những trái tim khao khát sống.

    nếu một ngày tôi phải vào tù,
    tôi muốn được vào nhà tù cộng sản,
    ở nơi đó giam giữ những nhà thơ,
    giam giữ kẻ ngủ hoang
    để thức tỉnh muôn đồng bào vô thức,

    bắt nhà thơ giam vào trong ngục tối,
    là mở ra ngàn thiên thể Tự Do,
    bắt Tự Do giam vào trong ngục tối,
    là mở ra ngàn thơ tứ Con Người,

    nếu một ngày tôi phải vào tù,
    thì chắc chắn là nhà tù cộng sản,

    bởi vì tôi khao khat Tự Do.

    Trích tập thơ chính luận “HÃY NGẨNG MẶT” người thơ Nguyễn Đắc Kiên.

  2. Thi Sĩ: Trần Mạnh Hảo.

    Những ngày này
    Tổ Quốc là cá nằm trên thớt
    Tổ Quốc là con giun đang bị xéo quằn
    giặc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa

    Biển Đông bị bóp cổ
    Sóng bạc đầu nhe nanh sư tử
    biển đập nát bờ
    Hồng Hà, Cửu Long giãy giụa thở ra máu

    Tuổi trẻ mít -tinh
    đả đảo Trung Quốc xâm lược !
    Sông Bạch Đằng tràn lên phố biểu tình
    Sông Bạch Đằng bị bắt

    ải Chi Lăng theo tuổi trẻ xuống đường
    ải Chi Lăng bị bắt
    gò Đống Đa nơi giặc vùi xương
    sẽ bị bắt nếu biểu tình chống giặc !

    Có nơi đâu trên thế giới này
    như Việt Nam hôm nay
    Yêu nước là tội ác
    biểu tình chống ngoại xâm bị “Nhà Nước” bắt ?

    Các anh hùng dân tộc ơi !
    Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo ơi !
    nếu sống lại, các Ngài sẽ bị bắt !
    ai cho phép các Ngài đánh giặc phương Bắc ?

    sao vua Trung Hoa lại chiếm nước Trung Hoa :
    “ Bên kia biên giới là nhà
    Bên đây biên giới cũng là quê hương !”
    Thơ Tố Hữu năm nào từng xóa dấu biên cương !

    Đường ra biển dân tộc ta đang bị tắc
    Phải giành lại Hoàng Sa từ anh bạn Thiên triều
    tôi yêu Tổ Quốc tôi mà tôi bị bắt !
    Tổ Quốc yêu Người phải lấy máu mà yêu !

    Nguồn Mạng.

  3. Tôi không đồng ý hoàn toàn quan điểm chính trị và nghệ thuật báo chí của Nhà báo Osin Huy Đức… nhưng lưu vong tại Pháp lâu năm thấm nhuần Tinh thần Voltaire … Nhà báo Trương Huy San cần được Tự do càng sớm càng tốt như các Nhà báo Tự do khác như PHẠM ĐOAN TRANG, PHẠM THÀNH, PHẠM CHÍ DŨNG, …

    «Je ne suis pas d’accord avec ce que vous dites, mais je me battrai jusqu’à la mort pour que vous ayez le droit de le dire. »
    VOLTAIRE (1694-1778)

    https://i.pinimg.com/originals/8e/01/1a/8e011a9167dc12f1c34ce337198ec032.jpg

    Tôi không đồng ý với những gì bạn nói, nhưng tôi sẽ đánh đổi cuộc đời để bảo vệ quyền được nói của bạn.
    VOLTAIRE (1694-1778) : Triết gia – Văn hào – Bình luận gia – Nhà thần luận người Pháp.

    I do not agree with what you have to say, but I’ll defend to the death your right to say it.
    VOLTAIRE (1694-1778)


    Có đôi Sâm Cầm “Lâm & Ly” đang lạc nơi Thủ đô Hoa Kỳ : Hà Nội trong ‘Mắt Loan’ HAY Hoa Thịnh Đốn trong ‘Mắt Ly’
    *********************

    Cố gắng lên ANH Lâm !!! Bước vào ngưỡng thềm Việt sử và Mỹ sử cùng Thế sử chỉ còn là Vận hội Cuối đừng để lỡ Chuyến tầu chót nữa

    https://www.youtube.com/watch?v=IVFprUJyvbQ
      HÀ NỘI NIỀM TIN VÀ HY VỌNG  – NGỌC SƠN

    Tháp Bút Hồ Gươm trong ‘Mắt Loan’
    Chuyên cơ vừa hạ cánh an toàn
    Thân chào Tháp Bút Hoa Thịnh Đốn
    Rừng tô (!) Anh Đào Nhật trong ‘Mắt Loan’
    Mới đấy trà Tàu nơi Kinh T(b)ắc :
    Giọng hát bà bà the thé âm vang :
    Tưởng rằng Tình địch xưa Kim Loan !

    https://www.youtube.com/watch?v=c5yvBK5SDWI
    THÁP BÚT Thủ đô Hoa Thịnh Đốn – Washington DC – USA

    Dạ yến Bạch Cung Vườn Hồng tỉnh lại
    Ám ảnh Hà Nội trong ‘Đôi Mắt Loan’
    Miêu nhãn… bạt ngàn Nhãn lồng Phố Hiến
    Bảy Tráng sĩ Hưng Yên diệt trừ gian
    Cố lên cho xứng Cháu con Bùi Viện
    Vượt Thái Bình Dương bằng thuyền nan
    Tìm Đường cứu Nước vào Thế kỷ Mới
    Đâu phải Chim sắt chuyên cơ lên đàng

    https://www.youtube.com/watch?v=ryMNC4lu5uY
     Đôi Mắt Người Sơn Tây : Phạm Đình Chương – Duy Trác

    Hoàng hôn Tháp Bút Hoa Thịnh Đốn
    Ngời sáng Thủ đô Mỹ tận Quan san
    Vạn dặm Chớm Thu nhuốm Hà Nội
    Dòng Potomac trong ‘Mắt Loan’
     Có Chàng cố nhân giờ Đất Mỹ
    Nhớ về Hồ Gươm trong ‘Mắt Loan’
     Có Chàng Việt sĩ đạo cuối …Phố Hiến  
    Bốn mắt nhìn nhau Lệ hồng Hưng Yên !…

    https://www.youtube.com/watch?v=qdGin1IPgh0  
    THÁP BÚT Thủ đô Hoa Thịnh Đốn – Washington DC – USA

    Đôi Sâm Cầm “N..âm & N..y” nay lạc trên Sông Mỹ ***
    Tháp Bút Hoa Kỳ vọng về Tháp Rùa ở bên
    Hoa Thịnh Đốn trong ‘Mắt Ly’ bên Thắng cuộc
    Hay Hà Nội trong ‘Mắt Loan’ thụy du thụy miên ???

    HÀNG CHỤC TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    *** Dòng Sông Potomac chảy êm đềm qua Rừng Hoa Anh Đào do Dân Đông Kinh tặng Dân Hoa Thịnh Đốn làm Biểu tượng HOÀ BÌNH và HỮU NGHỊ Nhật-Mỹ quả là cái nhìn viễn kiến của Nhật Hoàng ngay sau hai Bom nguyên tử xóa sạch Quảng Đảo & Trường Kỳ ….

    Gắng lên ANH Lâm !!! Bước vào Việt sử và Mỹ sử cùng Thế sử chỉ còn là Vận hội Cuối đừng để lỡ Chuyến tầu chót nữa

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây