Con người cần tôn trọng thiên nhiên…

Thái Hạo

12-9-2024

Tôi đọc được rằng, bão hình thành là do mặt biển bị đốt nóng, một lượng hơi nước khổng lồ bị bốc lên, lạnh đi, ngưng tụ, rồi lại bị hút xuống và mang theo hơi ẩm cùng nhiết độ bay lên. Những quá trình này tạo thành gió xoáy quanh một cái tâm, hết hợp với sự quay của trái đất, tạo thành các cơn bão. Đây cũng là lý do mà bão chỉ xuất hiện trên biển và sẽ tan đi sau đó khi nó đã đổ bộ vào đất liền không lâu. Nôm na là bị mất nhiên liệu để tiếp tục hoạt động.

Như vậy, bão (sẽ kèm theo mưa lớn) vốn là một quy luật tất yếu và còn là cách thức để tự nhiên (trái đất) tự cân bằng và “sống sót”. Nếu không có bão, tức là nước biển bị đốt nóng không được bốc hơi, thì theo thời gian chắc nó sẽ sôi ùng ục!? Cũng tức là tình trạng nắng nóng sẽ lên cao mãi mà không hạ xuống được. Tình trạng ấy sẽ đe dọa tất cả, và chắc chắn là nguy hiểm hơn là những cơn bão.

Hình dung rằng, khi cơ thể người nóng bức, nó sẽ đổ mồ hôi để làm mát. Đó là một phản ứng tự nhiên và lành mạnh. Một chiếc nồi khi sôi thì sẽ thoát hơi ra ngoài. Nếu nó không làm hoặc không làm được việc ấy trong khi cứ sôi mãi, thì nguy cơ sẽ là một vụ nổ. Tóm lại, mọi phản ứng vật lý ấy là cơ chế tự điều hòa hợp lý và kỳ diệu của tự nhiên.

Bão giúp “giải nhiệt” cho trái đất, cân bằng lại nhiệt độ và độ ẩm, rửa sạch bụi bẩn và trả lại không khí thanh sạch cho khí quyển mà chúng ta đang hít thở. Và còn nhiều tác dụng to lớn khác nữa. Nói cách khác, nếu trái đất không có bão thì chắc loài người sẽ không thể sống đến bây giờ (?).

Khi hiểu về bão và các hiện tượng thiên nhiên “cực đoan” theo hướng ấy, thì ta sẽ thấy rằng chúng không chỉ là “kẻ phá hoại” mà còn là “người hòa giải”. Giải pháp là con người cần tôn trọng thiên nhiên, nương vào thiên nhiên và chung sống hòa bình với thiên nhiên. Không can thiệp thô bạo, không phá vỡ quy luật. Chọn nơi để sống, chọn việc để làm, chọn cách để nương, chọn lối để đi, chọn rừng để giữ, chọn đất để trồng…, tất cả những điều ấy cần phải được thực hiện trên tinh thần tôn trọng mẹ thiên nhiên, để tránh những thảm họa tự chuốc lấy.

Yêu mến, tôn trọng thậm chí kính trọng thiên nhiên, tổ tiên loài người đã từng sống như thế. Và hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới vẫn còn giữ được “nếp sống văn minh” ấy. Việt Nam cần một chính sách và hành động ở tầm quốc gia cho việc kiến thiết nếp sống ấy, để tránh được phần lớn những thảm họa đau thương trong tương lai.

Bình Luận từ Facebook

12 BÌNH LUẬN

  1. Trước thế kỷ 21, người ta làm cục sắt biết bay, giờ muốn thám hiểm hành tinh Mars, còn người mình thì chả xem khoa học là cái đếch gì cứ ôm phong thủy, khí tượng theo thói dân gian, nên dân tộc ta tiến bộ quá há. hahaha
    Bài viết trên một nhà văn viết về hiện tượng bão theo góc nhìn khoa học cóp nhặt của ông ta. Ít ra ông ta đã vận dụng chút khoa học để giải thích cho người đọc hiểu.
    Bên dưới người khác tự hào về ông Lê Quý Đôn – một ông quan, lịch sử gia vn, nhà thơ … nhưng chắc chắn thời ấy ông LQĐ nhìn thiên tượng theo … kiểu Tàu, không khoa học. Nhận định khập khễnh quá, lại còn quá phong kiến ở thế kỷ 21.
    Ai cũng có quyền làm cua vn. Cứ tiếp tục nhìn đời bằng lăng kiếng phong thủy, dân gian để mà tiến bộ.

    • Hề.. hề… Quyền này:
      1. Mãi tới tk 19, Mincowsky mới đưa ra học thuyết đa tạp 4 chiều không thời gian, học thuyết này đã mở đường cho học trò của ông là Eistein sáng tạo ra thuyết tương đối thừa nhận tính co của thời gian, nhưng trước đó cả nghìn năm thì ở xứ Việt ta thì đã có khái niệm Vũ Trụ (Vũ: Không gian 3 chiều trước sau, trên dưới và phải trái; Trụ: Thời gian 1 chiều quá khứ, hiện tại và tương lai) và chuyện ông Từ Thức lạc vào động Tiên rồi đấy!!!
      2. Quyền có thể giải thích tại sao “cục sắt” khi khởi hành bay lên mặt trăng thì đã có hàng triệu người cầu khẩn Đức chúa Trời cho chuyến bay được thành công hay không!!?

      • 1. a. Chẳng hề biết ông Mincowsky là ai, chỉ biết chữ COW trong tiếng Anh là “con bò” và chữ SKY là “bầu trời”. Còn tên gần giống như thế, chỉ nghe ông Hermann Minkowski nhà toán học thôi. Chữ “kow” “ski” trong tên ông này không giống chữ “cow- bò” “bầu trời” ở trên.
        b. Học thuyết đó ích lợi gì cũng chẳng biết và cũng chẳng biết ông Albert Einstein có phải là học trò của ổng không nữa, hay là có người vơ vào thấy sang bắt quàng làm họ. Hay vì muốn đánh loạn đề khỏi phong thủy?
        c. Làm như trên thế giới này chỉ có VN mới có khái niệm vũ trụ. Chẳng phải người vn từ bé ai cũng nghe chuyện tình sao Ngưu Lang, Chức Nữ và dãy Ngân Hà, nói họ chỉ gặp nhau theo truyền thuyết trong ngày 7/7 âm lịch hay sao? Mà truyền thuyết này của vn cũng từ Nhật Bản, Tàu.
        Đâu phải chỉ có vn mời bàn về vũ trụ? Á Rập, Ấn, Ai Cập, Hy Lạp, cũng có hàng hà sa số về huyền thoại các vì sao trong vũ trụ.
        Trên thế giới, nói về vũ trụ, thiên hạ chỉ biết nhiều về chuyện thần thoại Á Rập, Hy Lạp, Ai Cập, Tàu … chớ chẳng ai biết về chuyện vũ trụ vn.
        2. Trên thế giới cũng có nhiều giống người, người theo thần quyền thờ Thần của họ, Chúa, Phật, có khi thờ con vật như bò, heo … chẳng hạn. Có nhóm người thờ dương vật, âm vật… tuỳ theo phong tục tạp quán của họ thôi. Trăm người trăm tính. Chuyện tôn giáo và niềm tin thì không thể theo ý mình được.
        Còn chuyện cục sắt biết bay và được người ta cầu khẩn Đức Chúa Trời có lẽ vì ai cũng nghĩ cục sắt nhỏ xíu thả xuống nước còn chìm huống hồ gì bay được lên không trung là một chuyện vượt quá hiểu biết và trí tưởng tượng của họ. Họ lo sợ cho những người trong cục sắt kia thôi. Đã bảo, niềm tin và tín ngưỡng con người, là chuyện cá thể.
        Qua chuyện câu hỏi này dành cho tôi, tôi thắc mắc tại sao lúc đó không ai cầu Phật, dùng bùa Lỗ Ban, áp dụng phong thủy … vậy cà?

        3. Trở lại bài này của tác giả, để khỏi lạc đề, tôi cũng thấy con người cần hoà đồng với thiên nhiên. Cái gì lạm dụng khai thác quá cũng để lại hậu quả, nhưng không phải ta hoàn toàn cấm khai thác để trả lại thiên nhiên như xưa. Nên biết tiết chế, đừng để vượt mức. Nếu khai thác thì cũng nên giải quyết cái hậu quả, như đốn rừng thì phải trồng rừng. Trong thành phố thì cũng phải trồng cây để lọc bớt khí độc, làm giảm nóng…
        Đọc bài viết của tác giả, nhận biết đó là một người yêu thiên nhiên, biết giữ môi trường cho thế hệ mai sau, yêu khoa học, không như ai kia chỉ biết sống một cách hoang đường ôm mãi địa lý, phong thủy lỗi thời, dù biết rõ vn ngày nay dù cái nước nhỏ xíu như Singapore, hay bằng tầm như Thái Lan, cũng hơn vn xa về khoa học, xã hội, môi trường, kinh tế …
        Shalom!

  2. Hề… hề…, chỗ này thì Quyền sai rồi:
    1. Quyền có biết vì sao dân ta thường cảnh báo NĂM THÌN BÃO LỤT (ấy là chưa nói đến các năm cực thịnh CỦA BÃO LỤT là GIÁP THÌN) hay không!!?
    2. Lê Quý Đôn nói riêng và các nhà Phong thủy học nói chung cũng chỉ là những người vận dụng kiến thức của tiền nhân đã đúc kết thành quy luật vận hành của vũ trụ: Tý, Sửu, Dần, Mão, THÌN, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi mà họ gọi đó là quy luật lặp lại của 12 năm hoặc 6o năm. Nhưng vì do TẦM CHƯƠNG TRÍCH CÚ, nên họ rất hiểu quy luật lặp lại NHƯNG LẠI không hiểu TẠI SAO LẠI NHƯ THẾ: Tại sao lai có các năm thì RẤT NÓNG, HẠN BÀ CHẰNG (Mùi, Thân) và tại sao lại có các năm cực sũng nước (Thìn, Ngọ)…
    3. Con cháu sau này (để giải hóa CÁI BẤT TRI của các vị tiền nhân) đã CỐ CÔNG NGHIÊN CỨU để cho CHO CHÚNG TA LÀ HẬU NHÂN được HỮU TRI: Họ đã tìm ra quy luật phong thủy trên mặt đất phụ thuộc hoàn toàn vào quy luật vận hành của Mặt Trời với chu kỳ BÙNG PHÁT, IM ẮNG, VỪA PHẢI… là gần 12 năm đấy, thưa Quyền!!!

  3. Bài viết của tác giả Thái Hạo rất giàu tính nhân văn vì con người, cho con người dân Việt. Tác giả có tầm nhìn sâu sắc về cách người dân Việt cần sống , nên sống hòa hợp với thiên nhiên . Đó là tôn trọng quy luật vận hành của thiên nhiên , bảo vệ rừng, bảo vệ đất . ” tất cả những điều ấy cần phải được thực hiện trên tinh thần tôn trọng mẹ thiên nhiên, để tránh những thảm họa tự chuốc lấy”.

  4. Hề… hề… Thái Hạo này, tôn trọng thiên nhiên tức là phải ngừng cánh tay nối dài vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và phải ngừng sử dụng các năng lượng hóa thạch, có được không!!?

  5. “Tôi đọc được rằng, bão hình thành là do mặt biển bị đốt nóng, một lượng hơi nước khổng lồ bị bốc lên, lạnh đi, ngưng tụ, rồi lại bị hút xuống và mang theo hơi ẩm cùng nhiết độ bay lên. Những quá trình này tạo thành gió xoáy quanh một cái tâm, hết hợp với sự quay của trái đất, tạo thành các cơn bão. Đây cũng là lý do mà bão chỉ xuất hiện trên biển và sẽ tan đi sau đó khi nó đã đổ bộ vào đất liền không lâu…”
    Câu hỏi đặt ra là: “Tôi” có hiểu gì khi “đọc được rằng” không? Trả lời: chả hiểu mẹ gì cả.
    Đã thế lại còn chém gió tiếp tục tạo “bão trong chén trà!”.
    “Nôm na là bị mất nhiên liệu để tiếp tục hoạt động.”
    Nếu không “nôm na” thì “chữ nghĩa” nó phải như thế nào? Dùng chữ Tàu hay chữ Tây, chữ Nga hay chữ Phạn …
    Là một người học, dạy văn, mà lại xem nhẹ tiếng mẹ đẻ.
    Trường hợp này có vẻ là không cố ý, mà có cảm tưởng từ trong tiềm thức, được viết ra, nếu không thì chả hiểu gì về tiếng Việt.
    Nguyễn Chí Tuyến cũng học nghề dạy văn, luôn mồm “nói một cách nôm na”, thế mà lại tự đắc trong nhóm “tầng trên” về tri thức, có trách nhiệm mở mang đầu óc cho đám đông chìm trong mê muội u tối.
    Nói “chữ” và nói “nôm na” là cách nói của kẻ có học coi thường kẻ không có học, cùng với việc xem nhẹ tiếng Nôm=Nam, tức là xem nhẹ tiếng Việt ta, cho rằng tiếng Việt không có khả năng truyền đạt được nhiều thứ “cao siêu” đến với người nghe, người đọc.
    Xem giang hồ mạng chém gió trong đợt thiên tai gây thảm họa cho dân ta đợt này, càng bộc lộ rõ khả năng và tấm lòng của “trí ngủ”, không khác gì đợt cháu bé không may sảy chân xuống lỗ cọc bê tông đợt nào. Trong lúc người dân khốn khổ, tất cả đang tìm mọi cách khắc phục, không giúp được mẹo gì hay, lại chém gió lung tung “khai dân trí” để thể hiện ta đây.
    Hiện tại, thiên tai chưa kết thúc, lũ lụt đã gây tổn thât nặng, và tiếp tục uy hiếp các tỉnh hạ lưu sông Hồng, sông Đáy như Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình … Nhiều đê bối ngoài đê chính đã tràn hoặc vỡ, nước cao bằng mặt đê chính. Dân đen mặc dù khó khăn, vẫn đang kêu gọi nhau, suốt ngày đêm, góp từng cái bao để đóng cát chặn nước, giúp từng bữa ăn cho người ở chỗ bị nạn …
    Ngồi đấy mà “mõm”.

    • Ái dà! Không có khả năng hiểu một cách khoa học hoặc không biết gì về vấn đề tác giả đang bàn luận thì dựa cột mà nghe, sao lại nói chi chuyện lạc đề văn chương thế? Có hiềm khích cá nhân chăng?
      Đúng là cua VN, thấy ai bò lên khỏi thì kéo xuống.

      • Nhân
        “Có hiềm khích cá nhân chăng?”
        Chả có hiềm khích gì. Thấy luyên thuyên thì nói.
        -Nói về thời tiết, chúng tôi cũng may đã được tham khảo kinh nghiệm dân gian, biết rằng gió Tây May thì tâm bão dễ vào, còn May hoặc May ghé Đông thì ít khi hơn … Xem qua Lê Quý Đôn bàn về bão. Đọc qua mấy quyển sách phổ biến khoa học về thời tiêt, ngửa mặt lên trời cũng biết mây thế nào là Mây Ty, Mây Vũ Tích … mây giông hình đe nó như thế nào … bão, lốc, vòi giồng sự hình thành nó khác nhau làm sao. Nên thấy cái mô tả Bão Nhiệt Đới (còn bão cát, bão tuyết) kia biết ngay là không hiểu gì nói lảm nhảm. Bão hình thành trên biển nhiệt đới, vì vùng biển rộng, nước là loại vật chất có nhiệt lượng nung nóng cao, mới tích tụ được năng lượng lớn. Khi nước biển ấm lên, độ dày của nước ấm ấy đạt đến độ dày nhất định, tầm vài chục mét, nó mới liên tục làm nóng không khí trên mặt trong một thời gian dài, tạo thành vùng khí áp thấp, dẫn đến các luồng đối lưu theo chiều đứng và chiều ngang … đấy là khởi đầu của một xoáy thuận nhiệt đới. Không mô tả tiếp vì dài dòng.
        -Nói về chọn nơi ở, nó từ xa xưa, ở các vùng và các giống ở cõi người này. Một cách chọn nơi ở khá bài bản là phép xem Địa Lý của Tàu. Chọn nơi tàng phong tụ khí, tức là nơi kín gió, nền đất vững chắc ổn định, lại tùy theo khí hậu từng nơi … Làm cầu ở Thủy Khẩu, là chỗ sông không chuyển dòng, lý do, phía dưới đất có mạch đá cứng. Vì chọn nền đất và theo dõi sự chuyển dòng của sông suối, nên đường xá, đê điều thời xưa làm vòng vèo giun dế … tức là bây giờ gọi là theo cảnh quan, địa chất, khí hậu. Thời nay, đất chật người đông, ăn ở chen chúc, làm gì có điều kiện chọn đất mà bàn nhảm.
        -Người viết văn làm thơ, viết không đâu vào đâu, thì câm xem thấy cũng phải ú ớ.

        • Giời ạ! Đến thế kỷ 21 rồi còn xem sách Lê Quý Đôn để bàn về bão, khí hậu. Chính vì giỏi kinh nghiệm dân gian quá mà bão kéo theo lụt không kịp chạy, trôi cả nhà.
          Thôi đi. Cứ tiếp tục làm cua đi! Rõ khổ!

          • Quyền
            Bọn bất học vô thuật đều có cách nói giống nhau.

          • Hề… hề…, bổ sung, Quyền này: Tôi có thể nói rằng THẾ GIỚI QUAN (nhìn nhận về quy luật vận hành của vũ trụ) của cha ông chúng ta khi xưa lại rất cao minh hơn nhiều U MÊ QUAN (bị bọn Xàm Tăng, bọn Chính Trị gia HÀNH NGHỀ BẰNG LỖ MỒM lừa bịp) của chúng ta hiện nay đấy. Vì thế, chuyện ông trách Mai Cuốc Xẻng về việc ông ấy vận dụng Lê Quý Đôn là cựu kỳ sai lầm đấy!!!

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây