Người Việt chưa được dạy kỹ năng sinh tồn!

Mai Bá Kiếm

12-9-2024

Tính đến 22g tối qua, đã có 181 người chết và 145 người mất tích do bão, lụt, lở đất! Không biết trong lòng Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có hối tiếc hay không? Vì ngày 5/9, ông chỉ đạo: “Phòng chống bão với tinh thần không có hối tiếc“. Riêng, tôi “vô cùng thương tiếc” và đáng tiếc cho người dân đã không được dạy kỹ năng sinh tồn!

Ảnh: Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp triển khai công tác ứng phó với bão số 3. Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

Clip quay trước chùa Quế Lâm, Phú Thọ, người đàn ông chèo ghe đưa con cún sang chùa. Con chó không lên ghe nơi xuất phát, giữa dòng mới trèo lên làm lật ghe, người đàn ông không biết lội chết chìm, chó lội vô chùa tỉnh queo. Không biết lội, không mặc áo phao hy sinh cho cún yêu.

Lệ Cam Trần: “Chó thì bơi rất giỏi, người thì không biết bơi. Người thương chó nên bơi ‘xuồng’ ra cứu chó. Chó leo lên làm chìm ‘xuồng’, chó bơi vô bờ trong khi người thì không biết bơi nên vùng vẫy giữa biển nước. Có người đến cứu, tưởng vớt được rồi, nhưng không hiểu sao tuột tay… Và thế là anh ấy ra đi mãi mãi… Cảnh diễn ra trước cổng chùa Quế Lâm, Phú Thọ”. Nguồn: Lệ Cam Trần

Clip quay xe hơi chạy qua đường ngập bị dòng nước siết chảy ngang đường đẩy xuống sông. Cửa kiếng không được quay xuống để thoát ra, xe chìm từ từ chủ xe đành “tuẫn tiết”.

Măc dù mỗi xe hơi có ghi độ sâu lội nước (wading depth) thường là “50 cm”, ở độ sâu này máy không chết, xe có thể vượt qua “ổ gà” sâu 50 cm, nhưng chưa chắc qua được đoạn đường dài sâu 50 cm.

Vì thế, Hội đồng TP Brisbane lắp hệ thống tự động báo đường ngập (AFRWS) bằng biển đèn LED (xài pin mặt trời): “Đường đóng phía trước”. Nó tự bật sáng khi bị ngập trên 15 cm. “Flood Warnings (cảnh báo lụt) in Queensland” cho biết “Chỉ cần 15 cm nước, bánh xe mất độ bám đường và bị cuốn trôi bởi nước lũ”. “Cẩm nang sinh tồn căn bản (333 kỹ năng)” cũng “dọa”: “Có thể mất mạng nếu cố lái xe qua đường ngập trên 15 cm, khi nước cuốn quanh xe bạn”.

Dù rằng, những người sắm xe hơi đều học qua lớp 8, biết sức đẩy Archimedes, nhưng họ không ngờ nó khủng khiếp đến độ nhấn chìm xà lan chở cần cẩu cao 10 m, khi vướng vào thành cầu Tô Mậu (Yên Bái), như cái cỗ máy dập nghiền sắt thép. Do đó, nhiều nước dạy người dân khi chạy qua cầu, phà nhớ quay kiếng xe xuống. Nếu không khi xe lọt xuống nước, người trong xe muốn mở cửa phải dùng một lực đẩy bằng trọng khối nước mà chiếc xe chiếm chỗ!

Clip tại cầu Tô Mậu, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Nguồn: Ngô S. Đồng Toản

Nếu ai đã xem clip xà lan chở cần cẩu bị nghiền bẹp tại cầu Tô Mậu, thì sẽ xót xa cho 4 anh bộ đội ngồi trên xuồng phao bị nước chảy siết lật xuồng, khi các anh chưa cứu được ai!

P/S: Bỗng liên tưởng bài “Cho người tình lỡ”:

“Khóc mà chi YAGI qua rồi,

Than mà chi có ngăn được xót xa?

Tiếc mà chi những phút lên đồng,

Thương mà chi nhắc chi chuyện đỡ quê!”

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Hề… hề…, Mai Bá Kiếm này:
    1. Bài viết của ông chỉ khuyến cáo tới mẹo thoát thân của một cá nhân trước thiên tai mà quên mất rằng “Lũ lụt thì LÚT CẢ LÀNG”, cho dù dân giàu hay dân nghèo, cho dù đã được tập huấn THOÁT HIỂM hay không. Cho nên, chống thiên tai bão lũ để đảm bảo an toàn cá nhân và CẢ CỘNG ĐỒNG thì phải dựa vào SỨC MẠNH CỦA CỘNG ĐỒNG, ông ạ.
    2. Ngày xưa, khi tôi còn nhỏ, tôi đã từng nghe thầy giáo nói rằng ĐÁY SÔNG HỒNG còn cao hơn vài địa điểm trong nội thành, nghĩa là vào thời điểm đó thì sông Hồng chính là quả bom nước treo trên trên nội thành Hà Nội. Chính vì thế, chính quyền THỰC DÂN PHÁP đã nghĩ ra cách cứu Hà Nội trong mùa bão lũ bằng cách là, thứ nhất đánh vỡ đê Nam Sách để dòng nước lũ thoát qua sông Đuống và hệ thống sông Thái Bình xả vào Đông Triều ra biển, và thứ hai là 7 xã vùng lồi của tỉnh Thái Bìng sẵn sàng chịu ngập lụt do bị đánh vỡ đê chính và bảo toàn đê bao để dòng nước lũ chạy thẳng ra biển.
    3. Ngày nay, do các hồ thủy điện tích nước, cho nên các phù sa đã bồi lắng ở lòng hồ để tạo nên TIỂU CHÂU THỔ ĐẦU NGUỒN, vì thế khi vận hành thủy điện hoặc mở cửa xả lũ thì dòng nước qua đập là những dòng nước trong, cho nên, nó phải PHÙ SA HÓA hạ lưu bằng cách cuốn trôi mọi đất bùn dưới đáy sông và đất đá ven sông, chính vì thế mà đáy sông bị hạ thấp dần cùng với sự sạt lở ven sông cộng hưởng với BỌN CÁT TẶC đã làm cho đáy sông Hồng xuống tới mức cực thấp: Các bó thép đỡ chân cầu đã bị lộ ra, cho nên các bó thép này sẽ bị bào mòn rất nhanh dẫn đến tuổi thọ của một cây cầu sẽ bị ngắn lại rất nhiều. Thiên tai hay là nhân tai đây và một cá nhân dù đã học mọi cách thoát hiểm có thể thoát được các vấn nạn này không!!!?

    • Hề…hề.. , bổ sung: Hôm trước tôi có đọc bài của Thái Hạo “Con người cần tôn trọng thiên nhiên” mà cười sặc vì chuyện khai thác trái phép khoáng sản lấy thủ thuật đăn nhanh thắng nhanh nên không hoàn thổ nghiêm túc dẫn đến sụt lún sạt lở ở các vùng có tài nguyên khi có mư to hoặc động đất, hoặc, xây cả một khu phố trên dẫy đất mượn (chưa liền thổ như ở Quảng Ninh) dẫn đến sụt lún, thì các cá nhân (cho dù đã có học vấn rất cao về việc tự thoát hiểm) có thể cùng cộng đồng thoát hiểm kiểu gì!!?

  2. Không được dạy sinh tồn như tác tác giả viết là sai trầm trọng vì qua nhiều năm đô hộ qua các thời kỳ lịch sử dân Vietnam vẫn tồn tại và phát triển

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây