Một số vấn đề về cứu hộ, cứu trợ

Dương Quốc Chính

12-9-2024

Theo quan sát của mình cả trên Facebook và thực tế trải nghiệm, thì có vẻ như ở các nơi đều không có một cơ quan nào làm tổng chỉ huy việc cứu trợ, cứu hộ (hai việc khác nhau). Dường như bây giờ hầu hết là tự phát, dân tự cứu dân là phổ biến. Lực lượng vũ trang chắc cũng đã cố gắng, nhưng bên nào thì biết bên ấy thôi, chứ không có sự chỉ đạo thống nhất.

Vì thế dẫn đến thông tin rất nhiễu loạn, chủ yếu lấy từ nguồn Facebook, không thể kiểm chứng. Thông tin có thể cũng không sai, nhưng sai về thời điểm thì cũng vứt đi. Vì lũ lụt này nước lên xuống từng giờ. Hàng cứu trợ sau 5 phút có khi cũng đã khác.

Vì thế, lẽ ra phải có một cơ quan quản lý thông tin chính thống. Ví dụ web hay Facebook của đài truyền hình địa phương, còn cán bộ xử lý tin là Sở 4T, phải có nguồn tin từ các điểm nóng chuyển về, cập nhật từng giờ. Có người gọi điện check thông tin. Từ đó các nhóm cứu trợ, cứu hộ mới quan sát được tình hình mà ứng cứu những nơi cần thiết, tránh để nơi thừa mứa, nơi chả có gì.

Hiện tại như ở Thái Nguyên, thì đầu mối thông tin có vẻ như là nhóm Facebook Beat Thái Nguyên! Đơn giản vì nó là nhóm đông member sẵn từ trước, độ hóng cao.

Về lực lượng cứu hộ, nếu được đào tạo chuyên nghiệp chỉ có cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn. Nên sếp cơ quan này lên là chỉ huy chính về kỹ thuật cứu hộ, ông lãnh đạo địa phương cũng chỉ nên là người điều phối liên ngành, vì các lãnh đạo biết mẹ gì về chuyên môn cứu hộ đâu. Các anh em quân đội, công an khác thực ra cũng chỉ là chân tay to, trẻ, khỏe và đông quân chứ không chuyên nghiệp, nên phải dưới trướng ông cứu hộ cứu nạn ở các ca khó, nguy hiểm.

Về việc cá nhân, hội nhóm, trực tiếp đi live stream trao quà, cơ quan chức năng nên hạn chế tối đa, nhất là khi lũ lụt còn đang báo động. Vì trò này thiên về làm màu lấy view, lấy số thôi. Sau này lũ rút rồi thì tính sau. Có thể có đại diện tham gia để quay phim chụp ảnh thôi.

Đội cứu hộ (khác cứu trợ) nên là thanh niên trai tráng, không nhất thiết là lực lượng vũ trang, nên có quần áo hay buộc khăn gì đó để làm dấu hiệu. Lực lượng đó cần có trang bị bảo hộ, rồi mới được đi cứu ở các nơi nguy hiểm. Tránh để như ở Thái Nguyên vừa rồi, dân leo lên thuyền cứu hộ xong rồi ngã xuống nước chê’t vì thiếu áo phao. Những vụ như vậy lẽ ra không được phép có.

Về tổng chỉ huy, chắc vẫn cần là một lãnh đạo địa phương, nhưng chủ yếu ở vai trò điều phối liên ngành (Công an, Quân đội, Y tế, Thông tin truyền thông…) để phối hợp nhịp nhàng. Cũng cần có đầu mối để kết nối với các hội nhóm tự phát để cùng phối hợp.

Về cứu trợ, chuyện này mình đắn đo mấy hôm rồi, vì viết ra nó hơi nhạy cảm lúc này. Đó là việc dân các tỉnh xa nô nức gói bánh chưng để gửi đồng bào miền Bắc. Xem ảnh thì xúc động, lá lành đùm lá rách, nhưng cơ bản giống dân Thanh Hóa đi xe đạp thồ chở gạo cho Điện Biên Phủ. Dùng để truyền thông thì tốt, nhưng hiệu quả rất thấp.

Đó là vì gói bánh, luộc bánh vận chuyển bánh từ Nghệ An, Đà Nẵng ra nó mất thời gian lắm. Mà bánh trái cũng dễ thiu thối. Cơ bản nhất là lâu. Đồng bào ở xa tốt nhất là gửi tiền cho một đầu cầu ở gần nơi có thiên tai. Đầu cầu đó có thể chính là người của nhóm cứu trợ, nếu không tin tưởng vào chính quyền địa phương. Đầu cầu đó mới dựa trên thông tin thực tế xem cần mua thứ gì người ta đang thiếu. Chứ chở một tấn bánh chưng đến có khi lại không đưa vào được vì thiếu xuồng hay áo phao, hay không có ai đưa vào được.

Như mình hôm trước là mua hàng tại siêu thị Thái Nguyên, vẫn còn nhiều. Không mua mì tôm nữa mà mua bánh mì, lương khô ăn liền, bánh ngọt loại có trong túi nilon, dễ ăn và bảo quản, rơi xuống nước không sao. Áo phao thì phải ship từ Hà Nội. Sau đó mình trao lại hàng hóa cho đội cứu hộ chuyên ở tại chính điểm cần cứu.

Mình thấy có thông tin các đội cứu hộ, cá nhân tình nguyện lao về vùng lũ lụt nhưng không biết về đâu, lên Facebook hỏi “Em có thể tham gia cứu hộ nhưng cứu ai thì em chưa biết!” Đại khái thế, có cả những nhóm ở tỉnh xa về. Đó là do không có đơn vị điều phối chuyên nghiệp. Đó cũng là lý do lãnh đạo Thái Nguyên lên báo “cãi” là làm gì có dân kêu cứu! Tầm này cãi nhau kiểu đó cũng khó vì dân toàn kêu trên Facebook, không ai kiểm chứng được thực hư là kêu thật hay kêu ảo để “chơi” lãnh đạo, làm nhục cơ quan chức năng!

Lụt đã có vẻ đang giảm ở một số nơi, nhưng việc chấn chỉnh công tác quản lý, điều phối là vẫn còn kịp, nhất là ở các tỉnh còn chưa bị hay mới chớm như Hà Nội. Việc này có lẽ phải có chỉ đạo từ cấp thủ tướng. Chứ mình nghĩ thủ tướng ra lội nước, alo “Em đang ở đâu đấy…” chả giải quyết gì, cũng như cô Tiên đi lội nước live stream thôi, hiệu quả về view có khi không bằng.

Lãnh đạo to nên phải làm những việc lớn, chỉ đạo ở tầm vĩ mô hơn là gọi điện cho em nọ em kia. Để các em gọi điện cho nhau đi. Đại ca ra quyết định thôi.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Nguyễn Huy Cường nhận định bão này mang tính cách Thích Minh Tuệ, tại sao dân trong nước hổng làm theo all guns blazin Thích Minh Tuệ lun đi ?

    Học thía lày, buông bỏ hết . Cái bão này là 1 tool của luật Nhân-Quả, Tiến sĩ Mạc Văn Trang bỉu là quy luật vận hành của vũ trụ, thì coi như ai được/bị cái gì hay như thía lào đều là do Nhân-Quả, mình hổng nên xía vô . Xía vô có thể alter tương lai, gây ra những hậu quả cực kỳ tai hại cho cả tương lai lẫn quá khứ

    Thay vì viện trợ, tại sao mọi người hổng tới những khu vực trong tầm ảnh hưởng của bão mà đi khất thực ? Oh, và nhớ đi chân trần & để đầu trọc, đúng xì tai bà la hai lun
    _______

    Editor: Yêu cầu bác viết đúng tiếng Việt. Đã có nhiều người góp ý với bác, nhưng dường như bác không để ý?

  2. Tài cán của đảng viên / cán bộ lãnh đạo của cộng sản thế nào mà phải để người dân phát hiện yếu kém và cầm tay chỉ việc như thế này???? Đúng là “cháy nhà mới lòi ra mặt chuột”!!!!
    Có điều tôi phải công nhận là đảng viên / cán bộ lãnh đạo của cộng sản đã qua các lớp lý luận chính trị, họ ăn nói rất bài bản (cả ăn và nói đấy nhé) – ngụy biện rất giỏi – kích động tâm lý con người rất xuất sắc để đám thừa hành cấp dưới và những người dân u mê hy sinh “không hối tiếc”, riêng họ thì luôn ở những nơi an toàn nhất để hô hào và để cho đám truyền thông quốc doanh quay phim – chụp hình.

  3. Đúng vậy. Mỗi đợt bão lụt đồng bào cả nước xem TV, báo chí xúc động và tình nguyện, tự động cứu hộ, cứu trợ nhau . Đã lâu từng có phương châm chống bão lụt ” 4 tại chỗ” , nhưng có quan chức đẩy hết cho địa phương nơi xẩy ra sự cố . Chưa có giải pháp , kế hoạch triển khai thống nhất , kết nối từ TW đến tỉnh, đến huyện , xã . Dường như chúng ta làm công tác tuyên truyền , thông báo nhiều hơn là việc làm cứu hộ, cứu trợ trên thực tế . Bài viết bổ dụng cho mọi người dân, các cơ quan chức năng từ Chính phủ đến làng xã..

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây