Yên Bái, kỷ niệm và lũ

Võ Xuân Sơn

11-9-2024

Đầu năm 1968, mẹ tôi xin về làm việc gần cơ quan ba tôi. Sau mấy năm gia đình chia làm 2, 3 nhóm, lúc đó gia đình tôi lại được sống chung một nhà.

Mặc dù là ở tập thể, trong khu sơ tán, nhưng ba tôi đã tìm ra một mảnh đất hoang trong rừng gần đó để trồng rau. Ba tôi còn tìm một góc rừng sát ngay khu tập thể, làm một cái chuồng heo, và nuôi một con heo.

Một hôm, ông ngoại tôi và ông Khôi, anh ruột của bà ngoại ruột tôi, đến thăm nhà tôi. Ông Khôi ở quê, nhà có nuôi gà, vịt, heo. Còn ông ngoại tôi ở ngay thị xã Yên Bái, nhà có vườn khá rộng, nhưng không nuôi con gì cả. Ba tôi nói, Tết này sẽ mổ heo và mang thịt heo lên biếu ông ngoại tôi ăn Tết.

Gần đến Tết, Tổng thống Mỹ Johnson tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam. Niềm vui đến với mọi nhà. Cách Tết mấy ngày, nhà tôi mổ heo. Sau những tháng năm đói khổ, được ăn thịt thoải mái, thật là sung sướng. Ba tôi dự định sáng hôm sau mang thịt lên Yên Bái cho ông ngoại tôi.

Tối đó, chú Đào, một chú lái xe trong cơ quan ba tôi, bị chính cái xe của chú cán chết. Vậy là ba tôi không thể đi Yên Bái. Mẹ tôi thì còn em bé mới 1 tuổi. Tôi là con trai lớn nhất nhà. Mặc dù mới hơn 9 tuổi, nhưng tôi khá cứng cáp, chững chạc. Tôi xin ba mẹ tôi cho tôi mang thịt lên cho ông ngoại tôi. Cuối cùng thì tôi cũng được ba mẹ đồng ý cho đi.

Kế hoạch là tôi sẽ đi chuyến tàu sáng từ ga Phú Thọ, lên đến Yên Bái là khoảng trưa (75km). Bà ngoại kế của tôi bán nước chè tại ga Yên Bái (bà ngoại ruột tôi mất khi mẹ tôi mới 5 tuổi). Tôi sẽ tìm gặp bà để bà đưa về nhà. Sáng đó, ba tôi đưa tôi ra ga rồi quay về lo đám tang cho chú Đào. Còn tôi lên tàu và đi. Thay vì tàu sẽ đến Yên Bái vào buổi trưa, thì mãi đến hơn 7 giờ tối mới đến.

Tôi hỏi những người bán nước ở ga, không ai biết bà tôi cả. Thì ra, tôi biết tên bà, nhưng không ai gọi tên cúng cơm của phụ nữ cả, mà gọi theo tên chồng. Tôi lại không biết tên ông ngoại, vì từ nhỏ chỉ biết đó là ông Ngoại. Thế rồi người ta hỏi tên mẹ tôi, tên ba tôi, tên các cậu tôi. Và rồi, họ biết bà ngoại kế của tôi là ai. Các ông bà chỉ đường cho tôi rất tận tình.

Tôi đi bộ dọc theo đường tàu về hướng Lào Cai khoảng hơn nửa cây số. Có một con đường nhỏ bên phải, đi lên dốc khá cao. Nhà ông ngoại tôi ở ngay đó. Nhưng khi đến nơi, tôi không biết nhà ông ngoại tôi là nhà nào. Vậy là tôi cứ đi dọc khúc đường, từ đường xe lửa lên đến đỉnh dốc, vừa đi vừa gọi “Ông Ngoại ơi”. Sau mấy vòng thì có người ra hỏi. Lại một màn hỏi tên. Cuối cùng họ cũng tìm ra nhà ông ngoại tôi. Sau này tôi mới biết, họ gọi ông ngoại tôi theo tên người con trai lớn của ông.

Nhà ông ngoại tôi cách đường tàu cỡ gần 100m. Đứng ở sân, khi đoàn tàu đi qua, thấy nóc các toa tàu thấp hơn chân mình cỡ hơn 1m (chỉ là ước chừng). Từ sân lên nhà cao cỡ 6 hay 7 tấc. Như vậy, nền nhà ông ngoại tôi cao hơn đường tàu cỡ hơn 5m. Sau này, ông Ngoại tôi vô Sài Gòn ở với gia đình tôi và mất ở đó. Mẹ tôi có ra làm lại nhà cho bà ngoại kế tôi và người cậu, em út của mẹ tôi, bị tật từ nhỏ, ở. Mẹ tôi không thay đổi gì về độ cao nền nhà và sân cả.

Từ hôm Yên Bái bị ngập, mẹ tôi gọi cho cậu tôi không được. Đinh ninh là nhà ở trên đồi, không bị ngập. Mọi năm, chỉ năm nào lũ lớn thì đường tàu mới bị ngập chừng 2, 3 tấc là cùng. Hôm nay, mẹ tôi mới gọi được cho cậu út của tôi và những người quen khác. Cậu út của tôi được con của cậu đưa lên một ngôi nhà tập trung người chạy lũ sáng hôm qua (10/9).

Câu bảo, khi đi, nước đã ngập đến mặt bàn thờ. Mẹ tôi là người làm cái bàn thờ ấy. Theo mô tả thì cái bàn thờ ấy cao khoảng 1,2m. Có nghĩa là nước ngập cao hơn đường tàu khoảng 6m. Nhà một bác, con nuôi của ông ngoại tôi, ở ngoài phố, thì ngập đến giữa lầu 1 (tầng 2), bác và cả gia đình phải lên lầu 2 (tầng 3) để ở. Hầu như nhà nào mà mẹ tôi gọi được cũng đều bị ngập.

Ảnh: Một cảnh ngập lụt gần tới nóc nhà ở Yên Bái, người dân bơi thuyền tiếp tế lương thực. Nguồn ảnh: VOV

Có một điều đáng mừng là mọi người đều khen, công tác cứu hộ rất tốt. Cậu tôi luôn được cung cấp cơm canh đầy đủ, miễn phí. Một chị họ của tôi, là bác sĩ về hưu, cho biết đội cứu hộ đi ca nô vô mấy lần, hỏi thăm có cần gì thì họ mang vô cho.

Khác với các thông tin tôi được biết qua mạng. Những người bà con của tôi nói rằng chiều nay (11/9) nước lại lên, do Trung Quốc xả lũ. Không biết thực hư chuyện này ra sao.

_______

Bài liên quan: Mưa lũ chưa từng thấy ở Yên Bái (VOV). – Yên Bái: Lũ lớn gây ngập lụt, 1 cháu bé tử vong do sập nhà gỗ (VTV). – Yên Bái ghi nhận 37 người chết, 3 người mất tích do mưa lũ (BNews).

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN


  1. Như mụ xẩm Hải Nam cũng hóa Đảo Cát Bà bà !
    *********************

    Siêu bão Yagi càn quét đảo Hải Nam (Trung Quốc): Gió giật kinh hoàng, mưa lũ dữ dội

    https://www.youtube.com/watch?v=1uRVMgD_JWk

    Như bà Hải Nam hóa Cát Bà bà !
    Bão thần Yagi phá toang thành tha ma
    Đảo Hải Nam giờ nhị tì nghĩa địa
    Đảo Cát Bà hóa ông Ôbamá múa ca
    Từng nốc bia quán cóc Phố Cổ
    Huyện Cát Hải giờ vùng tan hoang không nhà
    Thành phố Hoa Phượng Đỏ nhỏ huyết lệ
    Căm giận bão Yagi thổi bay chợ Cát Bà
    Nhà hàng + quán bia ôm + khách sạn
    Nhà trọ ngủ trưa ôm hết nón cối rên ca !!
    Vịnh Cát Bà, ngư ông bay theo thuyền mộc
    Khu nghỉ dưỡng LePont cầu sụp “trên bụng”… Cát Bà
    Vắng khách Tây ba lô lôi kéo theo cả mụ Tú
    Bà bà động Thiên Long, Thiên Cung hết động
    Dọc đường xuyên đảo qua cổng Vườn C..uốc D..a
    Chua choa Chúa Đảo Tuần Châu mặt mày méo mó
    Bãi biển Tùng Thu tan hoang không một bóng gà
    Bao giờ Quan đỏ = đại lâm tặc còn phá rừng đẻo núi
    Bao giờ đồng ch..ấy trun..g c..uốc còn xả lũ tuôn ra
    Ngày ấy Lào Cai, Cát Bà chắc còn mất toi cả mạng
    Eo ơi Chúa Đảo Quảng Ninh anh Chính ** mồm con ba ba

    HÀNG CHỤC TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    ***** bác Thủ trưởng nội các chính f..ủ xứ Vệ …

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây