11-9-2024
Lũ lụt là một thảm họa, nhưng sạt lở đất có khi còn kinh hoàng hơn. Nguyên nhân thì sách vở báo chí nói nhiều rồi, tôi chỉ muốn chia sẻ quan sát của cá nhân.
Theo tôi, sạt lở (nặng hơn nữa là lũ bùn, đất chảy), nguyên nhân chính là do núi đồi bị mất chân. Đối với loại núi đất, đồi đất, thì chân của chúng là tối quan trọng. Trải qua hàng triệu năm, những núi đồi ấy đã ổn định hình dáng và cấu trúc, mưa lũ cũng không làm chúng bị lở/ vỡ ra được. Mất chân, mất đi thế đứng vững chãi, những khối đất bên trên trở thành cheo leo, có thể bị sụt và đổ ập xuống bất cứ lúc nào.
Việc làm đường, xây dựng nhà cửa hay các công trình khác trên các vùng địa hình rừng núi, thường sẽ chặt đứt chân núi đồi, khiến chúng từ chỗ đang thoải dáng trở thành dựng đứng. Một quả bom treo lơ lửng trên đầu.
Cây rừng tự nhiên có bộ rễ sâu hàng chục mét và đan kết chằng chịt vào nhau, có vai trò quan trọng trong việc giữ vững liên kết giữa đất và đá, giữa tầng mặt và tầng sâu…, tạo thành một khối ổn định và vững chắc. Nhưng nay rừng đã bị cạo trọc, mối liên kết ấy mất đi. Một khi mưa lớn kéo dài, đất trong núi no nước, liên kết trở nên yếu ớt. Khi đất đá đã ở trong tình trạng mềm/ nhão, kết hợp với sự mất chân của núi đồi, một vụ sạt lở sẽ xảy ra. Những vụ sạt lở lớn sẽ kéo xuống cả vạn, thậm chí là cả triệu khối đất đá, vùi lấp mọi thứ bên dưới.
Do đất đã bị nhão ra, nên theo quy luật, càng chảy sẽ càng trở nên nhuyễn hơn, thành bùn, thành cháo. Kết hợp với nước mưa và dòng nước chảy, có nguy cơ trở thành lũ bùn, quét sạch và chôn vùi mọi thứ trên đường nó đi qua.
Nếu muốn tránh những vụ sạt lở như thế, việc bảo vệ rừng (có còn không mà bảo vệ?), trồng mới rừng (tất nhiên không phải rừng keo!) là điều quan trọng phải thực hiện. Tuy nhiên, cái có thể làm ngay là tránh việc chặt đứt chân của đồi núi, nhất là đồi núi đất.
Các công trình dân sinh hay công cộng phải được tính toán kỹ để tránh thứ tác động chết người này. Việc khai thác đất đá để phục vụ làm đường sá phải tránh giật gấu vá vai, không thể chỉ vì cái tiện và lợi trước mắt mà múc luôn những chân đồi có cả một ngôi làng đang sinh sống bên dưới (gần tôi nhất là nhiều xã ở huyện Nông Cống – Thanh Hóa đang diễn ra tình trạng này mà tôi đã nhiều lần phản ánh trên báo).
Trời còn mưa, lũ còn chảy, nhiều ngôi làng vẫn đang đứng dưới những quả bom đất lơ lửng trên đầu. Người dân nên tự đánh giá tình trạng nguy hiểm của quả đồi/ quả núi nơi mình ở để chủ động tìm nơi tránh trú an toàn. Nhà nước cần căn cứ vào cấu trúc địa chất, tình trạng rừng và tình trạng chân núi (còn hay mất), để khẩn cấp di dời những ngôi làng có nguy cơ cao, tránh những thảm họa đau đớn sẽ tiếp tục xảy ra. Đừng chỉ để đến khi một ngôi làng đã bị vùi dưới bùn đất rồi mới đi thống kê số lượng người chết.
Lũ lụt là một thảm họa, nhưng sạt lở đất có khi còn kinh hoàng hơn.
NHƯNG xả lũ các đập nước thủy điện của TÀU CỘNG
CHÍNH LÀ bom nguyên tử phân hạch bằng Hydro và Oxygen (ĐÚNG LÀ kiểu RÚT ỐNG THỞ sinh khí NGAY TRÊN GIƯỜNG BỆNH mà bệnh nhân đang còn khoẻ CÓ CHI MÔ…. đây là một cuộc chiến tranh âm thầm TÀN BẠO cực kỳ nguy hiểm như bọn TÀU CỘNG đầu độc Tuổi trẻ Mỹ và châu Âu bằng thuốc phiện hóa chất fentanyl loại ma tuý cực độc chuyên sản xuất tại các xưởng trên HOA LỤC được bọn Trung Nam Hải cho phép rồi xuất cảng sang MỄ TÂY CƠ trước khi vượt qua Biên giới MỸ-Mễ
Nguyên nhân thì sách Trung Quốc GÓP PHẦN nhấn chìm Miền Bắc Việt Nam trong lũ lụt bão YAGI
**********************
Chân dung Người đẹp bám chặt Đảo Cô Tô giữa Tâm mắt bão Yagi
**********************
Giữa Tâm mắt bão Đảo Cô Tô
Dừng đây ngắm dòng nước lũ lõa lồ
Cầu cao nghiêng ngả theo bão lố
Người đẹp Cô Tô HAY tranh Picasso ???
Ôi miền sơn cước Quê xưa Làng cũ
Chiến chinh bành trướng biên giới giặc thù
Giờ chiến tranh kinh tế vô cùng khốc liệt
Xưa Anh hùng nay cửu vạn khuân phu
Vác qua cửa khẩu toàn hàng đồ nhái
Sao cóp Tây phương từ bọn bú dù
Cháu gái rượu cửu vạn già nay hóa điếm
Gái rượu giờ mụ Tú Bà bà …tiếp chú thoòng lưng gù
Gái xí đành theo bậc Anh hùng một thưở
Như Bố già bốc vác quần quật tối mặt tối mù
Đám cháu nội đứa lên rừng làm lâm tặc tặc
Thằng trèo cao lấy mật ong Chúa gái chẳng dám tu
Đứa xuống biển mò tôm hùm rùa Vua trăm tuổi
Tất cả xuất khẩu phục vụ Thù xưa giờ Khách Tàu phù
Bão Yagi, thượng nguồn TÀU còn xả lũ
Cả Miền Bắc triều cường ngập lút mù
Thấy đấy đồng chí anh em Trun..g C..uốc
Cháu bác Mao ác độc hơn chú Chu…
Trọng bệnh ung thư không cho chữa
Khẩu Phật tâm xà khuyên kiểu ba xu
“Phóng xạ trị liệu giết mất chiến hữu
Theo ‘ngộ’ suốt Trường chinh chống thù…
Cứ cho uống vài thang Tàu thuốc Bắc
Chu choa khỏi ngay liền có chi mô !… ”
Đảo Cô Tô nghiêng ngả trong bão lố
Giữa Tâm mắt bão Người đẹp Cô Tô
Tác nghiệp máy ảnh thu hình sống động
Mỹ nhân Cô Tô hay Người đẹp tranh Picasso ???
Đâu như hàng vạn lũ báo đời ăn hại
Kiếp phận bán lưỡi nuôi trôn báo nô
Ôi lưu đày giang hồ ác mộng
Bừng sống mơ về nữ nhà báo Cô Tô
Ôi Bể Dâu đắm chìm trong Dâu Bể !
Đời lưu vong chỉ là thương nhớ ơ hờ
Mộng bền năm xưa Lời thề Chí lớn
Không thể là thoáng qua Giấc mơ !!!
Mỹ nhân Người đẹp Vùng Đất Mẹ
Đành lòng chết bên bờ Seine tô hô….!!!
HÀNG CHỤC TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
cảm tác nhân xem thoáng qua bao ảnh Người đẹp Cô Tô vẻ đẹp bên trong bền lâu vĩnh hằng
*******
Trong bão Yagi chúng còn xả lũ
Cả Miền Bắc triều cường ngập lút mù
Thấy đấy đồng chí anh em Trun..g C..uốc
Cháu bác Mao ác độc hơn chú Chu…ÂN N..AI
Chỉ được cái nói đúng, nhưng mà khó.
Trích “…Cây rừng tự nhiên có bộ rễ sâu hàng chục mét và đan kết chằng chịt vào nhau, có vai trò quan trọng trong việc giữ vững liên kết giữa đất và đá, giữa tầng mặt và tầng sâu…, tạo thành một khối ổn định và vững chắc…”. Ông Thái Hạo nói rất chính xác, tôi đoán ông là người cương trực và nhân hậu nên trong các bài ông viết luôn mang tính tranh đấu quyết liệt với cái xấu, nhân bài viết này, ông là một nhà giáo nên tôi tin rằng ông làm được, tiện thể ông thống kê luôn hiện nay trong đất nước ta có tất cả bao nhiêu đập thuỷ điện và mỗi đập thuỷ điện ấy đã xơi tái bao nhiêu héc-ta rừng trẻ lẫn rừng già, từ đó để mường tượng ra được có bao nhiêu “trái bom đất”, như ông nói, đang treo lơ lửng trên đầu những sinh sinh tội tình, không chỉ con người… Tôi có lần nghe đâu đó một lý do rất lớn trong các lý do để những tập đoàn say máu làm thuỷ điện là lợi nhuận khổng lồ ăn ngay, ăn trước mắt là lượng gỗ quí thu được khi xơi tái bao nhiêu héc-ta rừng ấy..v..v, còn lợi ích về điện cho dân thì ông thấy đấy, hiện giờ ông vẫn phải trả tiền điện theo luỹ tiến với một lối độc quyền mua bán kỳ lạ là người mua càng nhiều sản phẩm (thuần tuý tiêu dùng, không sản suất, kinh doanh…) thay vì được giảm giá lại càng bị tính giá mắc hơn… Thêm ngoài lề, tôi hơi tâm linh tí, thực vật cũng có hồn đấy vì cũng là vật như sinh vật, động vật, nên xử ác với chúng quá thì cũng có lúc nhận nhân quả thôi. Có nhiều người đã từng xót xa với bao nhiêu cây cổ thụ với thân vài người ôm bị đốn trên đường Lê Đại Hành (dọc theo trường đua ngựa Phú Thọ xưa) khi họ xây dựng các “building” khoảng hơn 2 thập niên trước, và gần đây thì các cây cổ thụ xấp xỉ trăm năm trên một đoạn đường Tôn Đức Thắng (Cường Để cũ) gần bờ sông Sài Gòn cũng bị hạ mau chóng không thương tiếc để phục cho cầu dây văng Thủ Thiêm nhân danh sự phát triển đô thị, rồi đây các cây xanh sẽ được trồng lại, rồi có khi nào bi kịch lập lại khi Sài Gòn lỡ có bão tràn qua thì… lại giống vài ngàn cây ở Hà Nội trong bão Yagi vừa qua.