Thế kỷ phai tàn trí nhớ

Tuấn Khanh

19-8-2024

Tin về GS Võ Tòng Xuân mất, được mọi người nhắc nhiều về việc ông tận tụy cống hiến cho cây lúa Việt Nam. Bên cạnh những dòng tin tưởng nhớ, lại khiến tôi nhớ về GS Nguyễn Duy Xuân, con người đã sống với khoa học và hiến dâng trọn đời mình cho một miền Nam phát triển, với tên gọi Tây Đô.

Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân là Tổng trưởng Văn Hóa – Giáo dục – Thanh niên cuối cùng của Chính thể Việt Nam Cộng hòa. Và cũng là người phát hiện, và thuyết phục đưa chàng thanh niên Võ Tòng Xuân từ Phi Luật Tân trở về để phục vụ đất nước.

Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân, sinh năm 1925 tại Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Ông là cựu học sinh Collège de Cần Thơ. Sau khi đậu bằng Diplôma (văn bằng thành chung). Ông sang Pháp du học, tốt nghiệp cử nhân kinh tế. Ông tiếp tục theo học chương trình sau đại học ở Anh, lấy bằng thạc sĩ về kinh tế học; tiếp đến sang Mỹ theo học ở đại học Vanderbilt, và lấy học vị tiến sĩ kinh tế học rồi trở về Việt Nam năm 1963.

Sau khi về nước ông được bổ nhiệm làm Tổng ủy trưởng Tổng ủy Nông nghiệp, Tổng trưởng kinh tế và cố vấn kinh tế của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Bên cạnh đó, ông còn dạy tại các trường đại học kinh tế và trường Quốc gia Hành chính. Đầu năm 1970, ông được mời về làm Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ.

Trong thời gian đảm nhận vị trí Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ, giáo sư đã nỗ lực phát triển mọi lãnh vực, đặc biệt với 2 ngành Sư Phạm và Nông Nghiệp. Giáo sư cũng là người tiên phong trong việc thiết lập hệ thống đào tạo tín chỉ theo mô hình Đại học Hoa Kỳ. Năm 1972, ông cũng đích thân giới thiệu, đưa nhà nông học trẻ Võ Tòng Xuân khi ấy đang công tác ở Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế Los Banos Philippines về làm việc ở trường Đại học Cần Thơ.

Cuộc đời từ sau 1975 của ông Võ Tòng Xuân là một chuỗi dài thăng tiến và được chính quyền mới trọng vọng, bởi ông thừa hưởng tất cả những nền móng mà GS Nguyễn Duy Xuân đã đặt ra ở miền Tây, rồi từ đó xây dựng và phát triển.

Nhưng vị giáo sư như là một người anh, là một người thầy của Võ Tòng Xuân thì không có một kết cục êm ả như vậy.

Sau 1975, GS Nguyễn Duy Xuân phải trải qua một thời gian tù ở Thủ Đức, rồi bị đưa đi ‘học tập cải tạo’ tiếp ở trại Ba Sao thuộc tỉnh Hà Nam Ninh (nay thuộc tỉnh Hà Nam). Năm 1983, nghe nói GS Võ Tòng Xuân, khi ấy là Đại biểu Quốc hội, thân cận nhiều quan chức đương thời, có tìm đến trại Ba Sao thăm vị giáo sư cũ đàn anh một lần, nhưng chỉ đơn giản là thăm.

Ba năm sau, năm 1986, do tình trạng trại giam cải tạo khắc nghiệt và thiếu thốn, cùng bệnh tật, GS Nguyễn Duy Xuân qua đời tại Trại giam, thọ 61 tuổi. Lúc đó, thi hài ông được chôn ở quả đồi, khu vực Trại Cải tạo Ba Sao – Hà Nam. GS Nguyễn Duy Xuân chấm dứt 11 năm trong trại tù ‘cải tạo’, dù một đời chỉ là nhà khoa học yêu quê hương.

Giáo sư Nguyễn Duy Xuân qua đời, là một mất mát không sao kể hết được đối với đất nước. Ông là một trong những trí thức lớn của miền Nam, đã gây dựng lên những nền móng phát triển, tâm huyết với tương lai dân tộc nhưng trớ trêu, bị đưa vào chỗ khốn cùng.

Tiếc là trong những năm tháng sau này, công danh rực rỡ và có tiếng nói quan trọng trong giới truyền thông nhà nước mới, không thấy ông Võ Tòng Xuân một lần nào nói đủ, nói thật, nói trân trọng về GS Nguyễn Duy Xuân cho thế hệ trẻ được biết công ơn của người đi trước.

Có lẽ ông Võ Tòng Xuân quên. Hay có lẽ ông cũng đã hòa nhập cuộc sống trong một thế kỷ chấp nhận phai tàn trí nhớ như một lẽ thường.

Bình Luận từ Facebook

9 BÌNH LUẬN

  1. Phải hiểu Võ Tõng Xuân là RẤT THÂN CẬN với Võ Văn Kiệt.
    Nếu THẬT LÒNG MUỐN CỨU GIÚP Người Thầy Cũ ĐƯỢC THA VỀ thì Võ Tòng Xuân CÓ THỂ TÁC ĐỘNG ( NĂN NĨ, ĐƯA Ý KIẾN vv… ) thì thủ tướng CS Võ Văn Kiệt CÓ THỂ ĐÃ RA LỆNH THA ( như một số trường hợp đã xãy ra như vậy )
    Việc CHỈ ĐẾN TRẠI TÙ CẢI TẠO thăm cho một lần “CHO CÓ VẼ CÓ TÌNH NGHĨA THẦY TRÒ ” đã CHỨNG TỎ ” LÒNG DẠ RA SAO ĐÓ “

  2. Bình thường thui, chiện thường ngày ở huyện & nơi nào cũng thía cả . Xã hội của trí thức nhà ta có Toán xồm xất bất sang bang, nhưng cũng có Nguyên Ngọc được cả Đảng lẫn các bác vinh danh & kính trọng . Với Ngụy thì ngược lại, Ngụy săn lùng & hủy diệt những người như Nguyên Ngọc & vinh danh những Toán xồm . Nguyễn Duy Xuân & Võ Tòng Xuân cũng hổng phải là ngoại lệ, và rất có khả năng Võ Tòng Xuân là 1 (trong những) nguyên nhân dẫn tới số phận của Nguyễn Duy Xuân . Vì vậy mà trí thức các bác mới kính trọng Võ Tòng Xuân . Làm như chưa đủ, Giáo sư Ngu Thế Vinh phải trưng hình ổng chụp chung với 6 Dân lênh láng máu dân, rùi văn việt trưng hình chụp chung với Tượng đ, lộn, đại tướng Võ Nguyên Giáp nữa . Chắc vì vậy mà Tỷ 6 lương dân Nguyễn Hữu Vẹm tôn xùng . Trí thức PAP … Khieu Samphan có bằng tiến sĩ Sorbonne với luận án về chủ nghĩa Mác, enuff said

    Chiện Nguyễn Duy Xuân bình thường thui . Trí thức nhà mềnh nói cái xấu tồn tại để người ta nhận thấy sự rực rỡ dễ vỡ của cái đẹp, phải có Nguyễn Duy Xuân thì mọi người mới có thỉa kính trọng Võ Tòng Xuân

    Lâm Bình Di Nhiên nhớ mà học lấy bài học “vượt wa ý thức hệ”. Ca tụng Olympic Paris Công Bằng Bác Ái, nhưng Trung Quốc luôn là xít . Mite as well vinh danh bác Hồ Ít Le & thiếu tá là Klaus Barbie while ca tụng những giá trị dân chủ, công bằng, bác ái của Paris Olympic

  3. Có tài mà sống với những thằng CS ngu dốt thì đi tù để sống một kiếp đọa đày của kẻ trí thức được những du côn CS (CAND)xuất thân từ lũ vô học , trộm cướp ,đầu đường xó chợ làm lãnh tụ . Cái bọn chỉ biết dùng bạo lực để phát triển chế độ kềm kẹp và sống trên nỗi đau khổ của người dân.

  4. Cám ơn NS Tuấn Khanh nhắc nhớ một thái độ “khó hiểu” của ông VTX đối với ân nhơn / trí thức lớn /nhân cách lớn GS Nguyễn Duy Xuân,người đã bắc những bậc thang đầu tiên cho đường tiến thân sau này của ông VTX .

  5. Ăn cháo đá bát, loại này giống hệt như đám nghệ sĩ Việt Hương, Tóc Tiên và mấy đứa dù đã có thẻ xanh nhưng vẫn bám víu với việt cộng, đám […] vô loài này sẽ bị trừng phạt vì thói tráo trở lật lọng.

  6. Sau 75, mạt quốc lên ngôi, còn khốn nạn hơn kỳ CCRĐ, tiếc cho ông Nguyễn duy Xuân và bao nhiêu bậc kỳ tài vào chốn địa ngục cải tạo. Đảng lãnh đạo là thế, dưới là lũ đần đần độn độn nhiệt tình cắm cờ, càn quét. Buồn thay cho ông Võ.

  7. Hề… hề…, Thưa nhạc sĩ Tuấn Khanh: Đúng là dân Việt mình mãi KHÔNG CHỊU LỚN nên có một THÓI XẤU CỰC KỲ TAI HẠI là RẤT HAY QUÊN (một thói xấu phản lại đạo nghĩa UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN của cha ông), cho nên, họ đã quên mất chuyện sau khi GS Lương Định Của mất thì ĐH Nông nghiệp Hà Nội trở thành THÁP NGÀ không còn khả năng nghiên cứu thực tiễn, còn, ĐH Cần Thơ (lúc đó là ông Bảy Khai – Phạm Sơn Khai – một người có học vấn rất thấp làm hiệu trưởng) thì đã quy tập và động viên được các trí thức (trong đó có Võ Tòng Xuân) tập trung nghiên cứu để cho ra đời được một loạt giống lúa chống rầy, chống hạn… Vậy thôi!!!

    • Chân thành đa tạ thông tin của Nhạc sĩ Tuấn Khanh, tôi có thắc mắc từ lâu giữa hai GS Nguyễn Duy Xuân + VTX…
      Quả đúng vậy như theo kiểm chứng thông tin Nhạc sĩ viết … xin lỗi quý bạn đọc và tự kiểm duyệt lấy chính mình

      https://baotiengdan.com/2024/08/23/nguoi-que-chi-co-tam-long-va-chiec-xuong-ba-la/#comment-255255

      Như từng góp ý về GS VTX…

      https://baotiengdan.com/2021/05/02/su-xao-quyet-cua-nguoi-chau-a-tu-su-lua-doi-su-bat-trung-va-su-tra-thu-tan-nhan/#comment-126399

      Bấm liên kết trên

      vanviet.info vừa đăng lại VẤN ĐỀ HÔM NAY : 50 % DO Tàu ác hiểm triệt hạ đồng bằng Cửu Long với các thác đập trên thượng nguồn sông này + 50 % DO chế độ độc tài phụ hoạ với giặc ngoài

      Giáo sư Võ Tòng Xuân: “Đừng đổ lỗi cho Trung Quốc nữa, chính chúng ta đang cãi trời.”
      https://vanviet.info/van-de-hom-nay/giao-su-vo-tong-xuan-dung-do-loi-cho-trung-quoc-nua-chinh-chung-ta-dang-cai-troi/

      Chân thành đa tạ thông tin của Nhạc sĩ Tuấn Khanh, tôi có thắc mắc từ lâu giữa hai GS Nguyễn Duy Xuân + VTX… quả đúng vậy như theo kiểm chứng thông tin Nhạc sĩ viết … xin lỗi quý bạn đọc và tự kiểm duyệt lấy chính mình

      https://baotiengdan.com/2024/08/23/nguoi-que-chi-co-tam-long-va-chiec-xuong-ba-la/#comment-255255

      Xin sửa lại theo đúng Lương tâm ngòi bút


      Qua chuyến đò Chiều hôm lặng nghe Dòng An Giang … Sông An thì thầm kể lể về Thăng trầm Việt sử Thế kỷ vừa trôi qua
      **************************

      Ôi ! An Giang nước xanh Bến Cũ
      Lệ đá biếc tiếc thương Chớm Thu
      Còn gì cho Em còn cho Anh nhỉ
      Cung đàn Xưa khói sóng sương mù
      Dòng An Giang đò chiều hôm nức nở
      Tiếng sóng dìu tiếng Sông nhịp cương nhu
      Về Thất Sơn ghé qua thăm Châu Đốc
      Bến phà Ô Môi cò mồi mời bán mua thu
      Chợ nổi Long Xuyên bập bềnh ngàn sóng biếc
      Vàm Nao + Sông Hậu nơi giao điểm xa mù
      Dòng An Giang mang phù sa bồi châu thổ
      Soi bóng Tiền Giang Cửu Long hết âm u
      Ôi ! Dòng An Giang Trăng vàng lấp lánh
      Dòng An Giang từng bừng mùa lúa gặt thu

      Hồn Ai từ Ba Sao, Hà Nam Trại Cải tạo
      Về lại Tây Đô Ô Môn quên Hận thù
      Yêu Nước Người tự nguyện từ Pháp-Mỹ
      Giúp Thế hệ Trẻ giáo dục canh tân trùng tu
      Khúc ai oán ca tự tình chết trong ngục tù

      Sông An đêm nay thở than gọi Đàn Lạc Việt
      Nửa Thế kỷ qua luân lạc vạn dăm xa mù
      Bao giờ Mùa Xuân Dân tộc Thái bình thịnh trị ?
      Ngày ấy Nắng chiều vắt Cầu tre Lời Mẹ ru
      Dòng An nắng vẫn chiếu hàng hàng sóng biếc vỗ
      Bến cũ hết trầm luân, Thôn nữ mắt huyền trầm tư
      Bên cầu đang giặt yếm lụa Tây Đô mơ màng tiếng sáo
      Thần Tiêu Nguyễn Đình Nghĩa từ loa huyện hiền từ
      Dòng Sông An chỉ một lần qua sao mãi vẫn nhớ
      Xinh xinh nước biếc như bao gái Cần Thơ vô tư
      Bấy Thuyền Tình trai lơ về từ khắp Nước Việt
      Ngắm nắng chiều nhìn gò má hồng diện như Hồng thư
      Đàn cò trắng bay theo khói chiều lam về Viễn phố
      Lãng quên Năm tháng Sử Việt đau buồn chìm Cổ thư

      HÀNG CHỤC TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  8. Một chế độ mà không biết quý trọng người tài thì tương lai đất nước đó thế nào ? Một học sinh cấp 3 cũng đủ sức viết một bài văn bình luận về đề tài này .
    Cũng chỉ vì “ý thức hệ”, vì lòng hận thù giai cấp đốn mạt, tàn bạo mà nhiều nhà trí thức tài năng trên nhiều phương diện :kinh tế, văn học nghệ thuật. . . phải bỏ mạng trong những trại cải tạo phi nhân .
    Lịch sử công bằng sẽ phán xét chuyện này .

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây