Câu chuyện tre và măng

Nguyễn Huy Cường

12-8-2024

Giờ giảng hôm đó, tôi nói về chủ đề “tre già, măng mọc” và nhấn mạnh thời nay, có chuyện “măng già tre mới mọc” là thực. Ví như lãnh vực điện toán, lớp U60 – U70 không thể nào bằng đựợc các loại U thấp thấp, kể cả “U” chưa biết làm ra đồng tiền nhưng về vi tính, U con giỏi hơn U lớn nhiều.

Một sinh viên hỏi tôi sau giờ học đầu rằng, “trong trường hợp “tre” thấy là “măng” đúng, tre có dám tiếp thu không?

Tôi trả lời: Quá trình tiếp cận kiến thức mới, là nguyên lý chung của tất cả mọi người. Người chưa biết tiếp thu từ người biết, người biết tiếp thu từ những người giỏi hơn, bất kể tuổi tác, thế hệ.

Vào giờ giảng thứ hai, tôi đem chuyện con gà mẹ ra làm chủ đề. Khi con gà mẹ dẫn đàn con mới nở mươi hôm ra vườn kiếm ăn, bỗng mẹ nhận thấy tít trên cao xanh có một con diều hâu bay lững lờ nhòm xuống.

Gà mẹ giương đôi cánh ra, cả đàn con chui gọn vào cánh mẹ, gà mẹ cụp cánh lại đứng bất động. Con diều hâu trên cao khó phát hiện được con gà mẹ lẫn với mầu đất, và đàn con được an toàn.

Trong trường hợp này nếu “ gà … U lớn” không tinh tường thì không thể tìm biện pháp ứng cứu được đàn gà con. Những con gà con xinh xắn sẽ làm mồi ngon cho con diều hâu trên cao, nó chưa đủ thị lực, kinh nghiệm để nhận biết con chim tít trên kia, chỉ như một chấm nhỏ.

Trở lại chuyện cây tre, tôi phải kể cho sinh viên nghe một hình ảnh mà chỉ người ở nông thôn mới dễ biết, rất lý thú.

Ở một bụi tre già, đã trường thành, ta thấy măng mọc chi chít, lên thành búi, thành lũy nhưng khi mới trồng một cây thì không phải như thế.

Từ cây tre mẹ, cây tre con mọc xa xa hơn chứ không mọc kề cạnh mẹ, chừa chỗ cho những cây tre em mọc chen vào giữa. Tre mẹ, tre anh, tre chị mọc những cái “ánh”, có nơi gọi là tay tre vòng rộng ra ôm lấy nhau bởi khi đó chúng còn non và dễ bị vặn gãy. Chúng tạo vồng, tạo liên kết thành búi như vậy để bảo vệ nhau, rất tự nhiên.

Nếu tinh ý sẽ nhận thấy bao giờ tre cũng mọc thành nấm, thành vồng, thành bụi tròn chứ không mọc dàn hàng ngang như những cây trồng khác để chống gió bão.

Cuộc sống hôm nay có sự can dự của internet, vi tính. Lớp trẻ, kể cả trẻ con, rất dễ tiếp cận vì mắt tinh, tai tốt, óc nhạy bén… do đó nắm được nhiều hơn về chuyên môn.

Rồi tôi kể các em nghe câu chuyện người thật việc thật: Một cậu quê TP Quảng Ngãi, thi đậu giải nhì toán toàn quốc, được học bổng sang Nga du học bốn năm, về Công viên phần mềm Quang Trung TP HCM làm. Lương khá cao.

Cậu bé thông thái này suốt ba năm bị một “cô” đực giả danh gái, từ Hà Nội, quen qua online, bòn hết lương hàng tháng để trị bệnh hiểm nghèo (giả vờ). Đến khi sực tỉnh thì quá ư đau đớn.

Cha cậu, một ông chạy xe ôm. Mẹ cậu, một bà nội trợ, không thể giúp gì cho cậu trong suốt ba năm bị hút máu. Trong trường hợp này cả tre và măng cùng chết!

Internet cũng là nơi mà lớp “măng” vừa tiếp nhận cái tốt, vừa hồn nhiên ghi nhận cái xấu, thậm chí tệ hại nhưng thời này “con gà mẹ” là phụ huynh thường dốt hơn nên muốn xòe cánh ra che chở cũng không được.

Câu chuyện hôm nay muốn nói lên sự hụt hẫng mang tính thời đại này. Các “tre già, gà mẹ” lo đi là vừa. Chuyện không nhỏ đâu ạ!

_______

Bài liên quan: Dạy con sử dụng máy tính từ sớm ra sao? (BSUC). – Cha mẹ quản lý con trên không gian mạng: Nên hay không? (VH).

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Chỉ hỏi câu lày, giữa các nhân sĩ trí thức đã hết lòng cống hiến để TA có được ngày hôm nay & lũ ruồi muỗi, ai đáng nghe hơn ?

    Cái này hổng phải tre già măng mọc, more like xương rồng, vì loài ruồi muỗi hổng xứng đáng là truyền nhân của các cây tre nhân sĩ trí thức . Đồng chí trăm nicks fit the DNA hơn .

  2. Cha mẹ nào cũng muốn bảo bọc, che chỏ cho con cái đến suốt đời. Nhà thơ Chế Lan Viên có câu thơ hay :
    Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ
    Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con .
    Trong thời này thì chịu thua . Cha mẹ trí thức, có hiểu biết về công nghệ thông tin thì đôi khi ( đôi khi thôi nhé ) còn biết chút ít con mình đang làm gì trên máy , tất nhiên là chỉ với học sinh cấp 2 thôi. Còn những ông bố, bà mẹ là người lao động, công nhân, nông dân thì bó tay thôi .
    Hiện nay, dù là học sinh ở một trường cấp ba trị trấn nhỏ, gần như hơn 90% hs đã có ĐTDĐ ( còn ở thành phố lơn như SG, hẳn là 100% ) .
    Vậy, làm sao mà quản lý các cháu ?! Thế là, câu “tre già măng mọc” không còn chính xác nữa , mà phải sửa lại “tre chưa kịp già, măng đã mọc” .
    ( Và rất nhiều câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ đã một thời là châm ngôn sống, nay không còn thích hợp nữa ) .

  3. Cao xa quá cha nội ơi, thời buổi này, đám làm cha làm mẹ cày cuốc từ sáng sớm đến chiều tối bở hơi tai nên đầu óc tù mù không nuốt nổi cái “ngụ ngôn” của cha đâu à, có gì nói thẳng ra. Nội cái khoản trước và sau cho lũ nhóc tựu trường đã thấy oải, móa, từ sau ngày bị phỏng dái thì cái gì cũng xuống, ngóc đầu không nổi.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây