2-8-2024
1. VĐV Imane Khelif không phải là người chuyển giới (tức sinh ra với đặc điểm giới tính này nhưng cảm nhận mình là giới tính khác). Có thể (do chưa có kết luận), cô là người liên giới tính có nhận dạng là nữ (sinh ra với đặc điểm giới tính không điển hình là nam hay nữ, và từ trước tới nay luôn nhận mình/và sống như một người nữ). Thông tin cô có nhiễm sắc thể XY là không đúng, kể cả Reuters cũng đưa rằng năm 2023 cô không vượt qua bài test giới tính là do “lý do y tế”, cụ thể là về nội tiết tố, không phải nhiễm sắc thể. Kể cả Logan Paul, một tiếng nói ảnh hưởng trong giới bảo thủ, cũng mới thừa nhận mình đã phát tán “tin giả” rằng Imane Khelif có nhiễm sắc thể XY và từng là đàn ông.
2. Trong thể thao, các VĐV liên giới tính gây nhiều tranh cãi về việc họ nên thi đấu ở nội dung nam hay nữ. Người liên giới tính có thể có đặc điểm giới tính này thuộc nữ (bộ phận sinh dục ngoài, trong là nữ, nhiễm sắc thể XX) nhưng đặc điểm giới tính khác lại thuộc nam (nồng độ nội tiết tố nam cao như trung bình người nam). Hiện tại mỗi hiệp hội có quy định khác nhau về bài kiểm tra và phân loại, nên có thể kết luận ở sự kiện này khác sự kiện khác. Nhiều người liên giới tính phải uống thuốc ức chế nội tiết trong suốt thời gian thi đấu, đây là bất lợi chứ không phải lợi thế của họ.
3. Có nhiều VĐV liên giới tính hơn chúng ta nghĩ, kể cả ở Việt Nam. Từng có một số VĐV Việt Nam bị báo chí nước ngoài nghi ngờ về “giới tính” của họ như VĐV bóng chuyền Bích Tuyền, VĐV Boxing Hồng Ngọc. Mình khá vui khi người hâm mộ thể thao tại Việt Nam từng bảo vệ các VĐV của chúng ta, tôn vinh họ là “những cô gái vàng”, nhưng lại bất ngờ khi thấy nhiều người lại dùng những từ ngữ rất kì thị với các VĐV nước ngoài “có nghi vấn giới tính”.
4. Cho dù họ là người liên giới tính, và vô tình có đặc điểm giới tính vượt trội hơn so với nữ, thì cũng là họ được sinh ra như vậy. Và chẳng phải ở thể thao, những lợi thế bẩm sinh rất được coi trọng và tôn vinh, bên cạnh nỗ lực rèn luyện? Nếu lấy lý do người da đen có sức bền vượt trội bẩm sinh để cấm họ thi đấu điền kinh chung với người Châu Á thì rõ ràng không hợp lý. Có thể lại có người hỏi nếu thế sao không cho người liên giới tính thi đấu với nam. Thật ra là có, tại Tokyo 2020, vận động viên liên giới tính người Brazil Pedro Spajar thì đấu nội dung bơi lội nam, bởi vì anh này nhận mình và sống như nam từ trước nay, dù có tình trạng suy giảm tiết tố nam do nhiễm sắc thể của anh này là XXY. Tóm lại là giấy tờ thế nào thi đấu thế đó, với môn nam thì IOC không kiểm tra giới tính, với môn nữ thì có bài kiểm tra nồng độ nội tiết nam dưới 10 nanomole/lít trong ít nhất 12 tháng trước khi thi đấu.
5. Không phải người liên giới tính, người chuyển giới nữ nào cũng “bất khả chiến bại” trong thể thao nữ. Kỳ Olympics trước mình có theo dõi phản ứng về vận động viên chuyển giới đầu tiên thi đấu Olympic, Gavin Hubbard, VĐV người New Zealand, vốn mang giới tính nam khi chào đời và từng thi đấu với nam. Nhiều người cũng mỉa mai rằng cô sẽ vô địch dễ dàng, bất công cho các VĐV khác. Nhưng khi cô bị thất bại, không nhấc nổi tạ và bị loại, nhiều người lại chuyển sang xúc phạm cô theo hướng khác. Tất cả sự kì thị đó đều không phải là tinh thần thể thao hướng tới.
6. Nếu đọc kĩ hơn câu chuyện của VĐV Imane Khelif, bạn sẽ thấy ủng hộ cô mới là đứng về phía người nữ chứ không phải nghe thoáng mấy tin giả rồi vội vàng lên tiếng để thể hiện mình cũng quan tâm tới bình đẳng giới. Khelif lớn lên trong một gia đình nghèo và truyền thống. Cô được HLV tại trường học phát hiện ra thuyết phục trở thành VĐV boxing, bất chấp sự phản đối của gia đình và quan niệm xã hội “boxing là môn dành cho nam.” Cô phải bán bánh mì ngoài đường, nhặt phế liệu để có tiền di chuyển giữa ngôi làng cô sống và trung tâm huấn luyện. Khi vụ việc tại Paris 2024 xảy ra, đối thủ bị cô đánh bại không cho rằng mình bị bất công, còn IOC thì lên tiếng bảo vệ quyết định cho phép Imane Khelif tiếp tục thi đấu và “lấy làm buồn” vì những “sự hung hãn” chống lại cô.
Nếu được kiểm tra nồng độ nội tiết nam mà không vượt qúa con số tiêu
chuẩn quy định thì lực sĩ đó có quyền tham gia thi đấu với phái nữ một
cách hợp lệ và hợp lý, không có gì phải bàn cãi !
Hề… hề…
1. Tự cổ xưa người Việt mình đã có khái niệm về một thứ người ÁI NAM ÁI NỮ đó là một giống người có bộ SINH DỤC NGOÀI không GIỐNG NAM (Dương vật) và cũng lại không GIỐNG NỮ (Âm vật), đó là những người LÚC THÌ THỂ HIỆN rằng mình CÓ TINH HOÀN (thiên về NAM) NHƯNG CÓ LÚC LẠI TỎ RA rằng mình CÓ BUỒNG TRỨNG (thiên về NỮ) ở trong nội thể. Những người này nên cần giải phẫu để DỨT KHOÁT xác định GIỚI TÍNH CỦA MÌNH là NAM hay là NỮ. Đây là những người được phẫu thuật và điều chỉnh nội tiết tố (hormone) và họ thuộc dạng người PHẪU THUẬT CHUYỂN GIỚI.
2. Sau này, Ái Nam Ái nữ CỘNG HƯỞNG với THUYẾT HIỆN SINH và với LỐI SỐNG THÍCH GIAO CẤU NHƯNG KHÔNG MUỐN NUÔI CON nên đã NẢY SINH ra rất nhiều một loạt người ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI hoặc một loạt người GIAO CẤU PHI TỰ NHIÊN (dùng MỒM hoặc HẬU MÔN). Vì thế có nên tự hỏi rằng: Hiện tượng ÁI NAM ÁI NỮ vốn chỉ chiếm rất ít trong cộng đồng người khi xưa, bây giờ TĂNG PHỌT là do đâu!!!?