Nguyễn Phú Trọng: Gương không người soi

Blog RFA

Nguyễn Anh Tuấn

29-7-2024

“Nghĩa tử là nghĩa tận”

Lâu nay khi có nhân vật công chúng nào nằm xuống, người ta thường dẫn thành ngữ này vừa nhắc mình vừa khuyên người rằng dù sao người ta cũng đã chết rồi, nếu không thể thương tiếc ngợi ca những điều họ đã làm được thì cũng nên im lặng xí xóa những gì chưa được.

Cách ứng xử này có thể phù hợp cho ai đó, nhưng chưa hẳn đã là điều nên làm với chính khách. Cả đời lăn lộn trong vòng tranh cãi của dư luận, điều một chính khách sợ khi chết đi không phải là thiếu lời khen hay thừa lời chê, mà là sự thờ ơ.

Không gì đau đớn hơn cho một chính khách khi nằm xuống trong sự ơ hờ của công chúng. Càng lấy làm xúc phạm hơn nếu chỉ được tiễn đi bởi những lời tụng ca phần nhiều là sáo rỗng, vì thâm tâm những chính khách thực thụ hiểu rằng trong chính trị, tụng ca tuyệt đối tiềm ẩn sỉ nhục tuyệt đối. Một chính khách xứng danh hiểu thấu giới hạn của đời người lúc nằm xuống sẽ trân trọng một lời phê bình cay đắng mà chân thành hơn một triệu lời ngợi khen a dua phong trào.

Công dân lại càng có lý do chính đáng để phê bình chính khách khi người đó nằm xuống. Đầu tiên là bởi lời phê bình chính khách thường gắn với sản phẩm của họ – những chính sách – vốn đã và đang ảnh hưởng tới đời sống người dân. Quan trọng hơn, phê bình chính khách là một thực hành dân chủ của tinh thần công dân cao quý mà trừ khi tự nhận là độc tài, không một chính khách nào dám hoặc nên khước từ nó.

Tóm lại, nếu thực sự tôn trọng một chính khách và mong người đó ngậm cười chín suối hãy còn vui lây, công dân, trớ trêu thay, có thể phải cần phê bình nghiêm túc, thay vì tụng ca bừa bãi, người đó.

Đó cũng là nghĩa tận với chính khách vậy.

Ông Trọng & tiền bạc

Không thể phủ nhận công cuộc đốt lò của ông Trọng đã làm nức lòng công chúng vốn đã nhiều năm mệt mỏi bởi nạn nhũng lạm của quan quyền. Lòng căm phẫn chất chứa của người dân được dịp tuôn xả mỗi lần thấy bóng quan chức được đưa đi. Tuy nhiên, thay vì khai triển một lộ trình cải cách thể chế để lò lửa được tiếp liệu lâu dài, nỗi lo mất chế độ đã khiến ông Trọng lựa chọn một giải pháp không thể kém bền vững hơn là nêu gương đức trị với ảo tưởng cảm hóa lòng tham lam cố hữu của con người vốn càng nảy nở trong môi trường quyền lực không kiểm soát.

Mà gương ông nêu cũng chẳng hề trọn vẹn. Đúng là không có bằng chứng gì cho thấy ông Trọng ôm giữ quyền lực nhằm vinh thân phì gia như nhiều đồng chí mà ông cho vào lò. Song, khi hàng chục lão thành cách mạng và trí thức kêu gọi ông làm gương cho cấp dưới công khai tài sản để nhân dân giám sát, theo đúng một quy định của Đảng, ông lại phớt lờ và né tránh. Sau đó, nhân dịp họp cử tri, ông lại gửi đi một thông điệp mơ hồ rằng “kê khai tài sản cán bộ là vấn đề rất khó, nhạy cảm bởi nó liên quan đến quyền đời tư, quyền bí mật cá nhân”. 

Có thể chẳng phải ông có của chìm của nổi gì để giấu diếm, mà vì hơn ai hết, ông hiểu rõ việc người đứng đầu công khai tài sản sẽ có hiệu ứng domino. Cấp dưới của ông, bao gồm hơn chục Ủy viên Bộ Chính trị, gần 200 Ủy viên Trung ương và hàng ngàn quan chức cấp tỉnh sẽ không có cách nào để che giấu tài sản của họ trước hàng triệu con mắt dò xét của công chúng ngoài việc kê khai gian dối để rồi dễ dàng bị bóc mẽ. Đó sẽ là cơn hồng thủy chính trị cuốn bay chút chính danh đạo đức cuối cùng còn sót lại của Đảng Cộng sản. Sự nêu gương của ông Trọng, bởi thế, chỉ nửa chừng, gắn liền với những giai thoại về sự giản dị của bản thân rồi sẽ xuống mồ cùng với ông, thay vì giúp xây dựng hoặc duy trì những thiết chế thúc đẩy minh bạch có thể tồn tại lâu dài ngay cả khi ông còn nữa.

Cũng không nên lấy làm lạ khi cách nêu gương của ông vẫn chiếm được cảm tình của một bộ phận công chúng. Cách đây gần 100 năm, học giả-nhà báo Phan Khôi, đại diện nổi bật của tinh thần canh tân duy lý, đã mạnh mẽ phê phán cách mà dân chúng và sĩ phu An Nam đánh giá quan chức. Phan Khôi lấy làm kỳ quặc việc khen chê một ông quan chỉ ở chỗ ông ấy có ăn hối lộ hay không. Bởi lẽ, theo ông, không ăn hối lộ là đòi hỏi tối thiểu nơi người làm quan, cũng như không ăn trộm ăn cướp là đạo đức tối thiểu của người làm dân. Theo Phan Khôi, chẳng ai khen một người dân vì không ăn trộm ăn cướp, hà cớ gì khen một ông quan vì không ăn hối lộ. Khen ngợi quan chức lẽ ra phải ở những điều kinh bang tế thế mà người đó đã làm để đem lại ấm no, tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Nếu chỉ chăm chăm chuyện không ăn của đút lót thì lời khen ấy không phải là phước phần mà là chỉ dấu tai họa cho xã hội, vì đa phần quan chức tham ô quá nên chỉ cần không ăn hối lộ là đủ để được ngợi khen.

100 năm trước đã thế, giờ cũng như thế, thì có gì làm lạ?

Ông Trọng & quyền lực

Trên đỉnh cao quyền lực của Đảng Cộng sản, ông Trọng là người thứ ba, sau Hồ Chí Minh và Lê Duẩn, qua đời khi tại nhiệm. Trong khi hai lãnh tụ cộng sản tiền bối không hề bị giới hạn nhiệm kỳ bởi bất kỳ quy định nào để có thể cầm quyền suốt đời, ông Trọng, trái lại, đã bất chấp Điều lệ Đảng để làm điều này, dù không ai răn dạy đồng chí việc tuân thủ Điều lệ Đảng nhiều bằng ông, trong tư cách Đảng trưởng.

Ông Trọng và những người ủng hộ đã đưa ra những lý do để biện minh cho sự vi phạm Điều lệ Đảng này. Với ông Trọng, ông từng trả lời báo giới sau Đại hội XIII (2021) rằng mặc dù nhận thức được bản thân tuổi cao, sức yếu, năng lực có hạn nhưng Đảng và nhân dân giao phó thì không thể thoái thác. Tương tự, với những người đang thương tiếc ông Trọng vì đã hy sinh cho sự nghiệp cách mạng đến hơi thở cuối cùng, họ tin rằng ông Trọng có quyền vi phạm Điều lệ Đảng để tiếp tục cầm quyền vì những gì ông đã làm được và uy tín của ông trong Đảng và nhân dân.

Nhìn ra thế giới, những lý lẽ này thực kém sức thuyết phục.

Sau khi dẫn dắt Cách mạng Mỹ thành công hơn 200 năm trước, Tổ phụ Lập quốc kiêm Tổng thống đầu tiên Washington đã từ chối lời kêu gọi của công chúng tranh cử cho nhiệm kỳ thứ ba vì không muốn gửi một thông điệp sai lầm đến công chúng rằng tổng thống nên cầm quyền đến chết, mặc dù ông chắc thắng nếu chịu ra tranh cử, ở thời điểm mà Hiến pháp Mỹ chưa hề quy định giới hạn nhiệm kỳ Tổng thống.

Hay gần đây là hơn Tổng thống Biden, dù chậm trễ nhưng cuối cùng cũng đã nhận ra giới hạn về tuổi tác và sức khỏe của mình để có lựa chọn sáng suốt là đứng qua một bên cho thế hệ lãnh đạo tiếp theo bước tới.

Không phải chỉ ở nước phát triển như Mỹ, điều tương tự cũng xảy ra ở những nước có trình độ phát triển kém hơn. Tổng thống Brazil Lula da Silva, sau hai nhiệm kỳ với vô số thành tựu kinh tế và uy tín to lớn trong nhân dân, đã bác bỏ ý tưởng của đảng cầm quyền và những người ủng hộ tìm kiếm một nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp bằng cách sửa đổi Hiến pháp. Ông đã có một phát biểu để đời lý giải cho quyết định của mình: “Tôi không bao giờ chấp nhận ý tưởng về một nhà lãnh đạo nghĩ rằng mình không thể bị thay thế. Khi nhà lãnh đạo nghĩ rằng mình không thể bị thay thế chính là lúc chúng ta bắt đầu thấy ló dạng một kẻ độc tài, hoặc là nảy nòi một chế độ độc tài.”

Nhận thức về những giới hạn của đời người để hòa giải và rồi hóa giải sự thúc bách cám dỗ của khát khao quyền lực, những lãnh đạo kể trên đã quyết định bước xuống để nới rộng chân trời cho những thế hệ kế tiếp. Họ đều đã nêu gương tốt về sự tuân thủ luật chơi và khiến cho những lãnh đạo kế tiếp phải nghĩ kĩ hơn nếu muốn thành biệt lệ. Trái lại, những lãnh đạo sau thời ông Trọng hoàn toàn có lý do để tiếp bước ông dẫm lên giới hạn nhiệm kỳ và cầm quyền suốt đời.

Ở nơi tột đỉnh quyền thế, người ta có thể phải thường xuyên trả lời những câu hỏi cho bản thân mình về cách ứng xử nên có trước tiền bạc và quyền lực. Tấm gương ông Trọng để lại trong tư cách lãnh đạo tối cao có thể có vài mảng sáng ở khả năng tự chế trước tiền bạc, song lại tăm tối vô cùng khi soi chiếu vào quyền lực.

Bình Luận từ Facebook

10 BÌNH LUẬN

  1. Hai căn hộ, một tượng vàng
    Cái liêm của Lú thế mà sang.
    Công khai tài sản, riêng tư lắm
    Để cái lòng trong khỏi bẽ bàng

    • Hai căn hộ, một tượng vàng
      Cái liêm của Lú thế mà sang.
      Công khai tài sản, riêng tư lắm
      Để cái lòng trong khỏi bẽ bàng

       
      Quà thơ thẩn thân nhắn gởi bác GIA DU : “Hai bố con họ Mạc vô sỉ thế mà sang !!…”
      *************************

      Thế mà tên mạc đăng dung có thằng Trang
      ‘Hén’ siêu dê lợn viên bày biện lắm hàng
      Tiếng Dân nâng lò tôn khen hoàng hậu Lú  
      Gái rượu mở quầy bán Đàn chim vẹt Ba N..anĐúng dòng máu đăng dung nhà Mạc
      Từng tự quỳ phục dâng Tàu cả Nước Nam
      Eo ơi ! Không nhắc đến đại gia tộc oan trái
      Lê Đình Kình thôn Hoành, xã Đồng Tâm
      Cụ bà Hiền thê nạn nhân “hắn” cố quên lãng
      Đúng trí nhớ có chọn lọc nhà tâm thần tên Trang

      HÀNG CHỤC TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. “Đó cũng là nghĩa tận với chính khách vậy.”
    Đấy chưa phải là điều quan trọng.
    Câu chuyện là sự thật. Còn định xóa sổ môn Lịch Sử ấy chứ.
    Ngô Sỹ Liên vâng mệnh Lê Thánh Tông soạn sử, viết:
    臣 竊 惟, 古 有 信 書, 國 之 大 典. 所 以 紀 國 綂 之 離合, 所 以 明 治 化 之 隆 污. 盖 欲 垂 監 戒 於 将 來, ? 特 著 幾 㣲 於 既 徃. 必 善 惡 具 形 褒 貶, 始 足 示 於 勸 懲. 必 翰 墨 久 役 心 神 方 可 觀 於 著 述 非 苟 作 者 ? 易 言 哉 .
    Thần thiết duy: Cổ hữu tín thư, quốc chi đại điển, sở dĩ kỷ quốc thống chi ly hợp, sở dĩ minh trị hoá chi long ô. Cái dục thùy giám giới ư tương lai, khởi đặc trước ky vi ư ký vãng. Tất thiện ác cụ hình bao biếm, thủy túc thị ư khuyến trừng. Tất hàn mặc cửu dịch tâm thần, phương khả quan ư trước thuật, phi cẩu tác giả, khởi dị ngôn tai.
    Tạm dịch:
    -Bề tôi trộm nghĩ: Ngày xưa có sách sử, mẫu mực quan trọng của đất nước. Để ghi chép xuyên suốt việc nước lúc lìa, lúc hợp; để tỏ rõ việc quản lý đất nước, việc dạy dỗ người dân, khi tốt đẹp khi xấu xa. Ấy là muốn treo tấm gương để răn về sau, há phải chỉ chép những chuyện nhỏ nhặt đã qua. Ắt là lành dữ phải làm rõ ràng trong việc khen chê, thì người sau mới biết ý khuyên răn. Ắt là bút mực phải làm việc nhiều cho suy nghĩ trong lòng, thì trước thuật mới gọi là xem được, không thể làm cẩu thả, há dễ nói đâu.

    Trong Toàn Thư, Thực Lục chép:
    -Thái Tổ Cao Hoàng Đế
    Vua họ Lê, tên húy là Lợi, người hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hóa. Ở ngôi 6 năm, thọ 51 tuổi, táng ở Vĩnh Lăng.
    Vua hăng hái dấy nghĩa binh đánh dẹp giặc Minh. Sau 10 năm thì thiên hạ đại định. Đến khi lên ngôi, đã ấn định luật lệnh, chế tác lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, xây dựng quan chức, thành lập phủ huyện, thu nhập sách vở, mở mang trường học, có thể gọi là có mưu kế xa rộng mở mang cơ nghiệp. Song đa nghi, hiếu sát, đó là chỗ kém.
    -Thánh Tông Thuần Hoàng Đế
    Tên húy là Tư Thành, lại húy là Hạo, là con thứ tư của Thái Tông. Ở ngôi 38 năm, thọ 56 tuổi, băng táng ở Chiêu Lăng.
    Vua sáng lập chế độ, văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dẫu Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không thể hơn được. Nhưng công trình thổ mộc vượt quá quy mô xưa, tình nghĩa anh em thiếu hẳn lòng nhân ái. Đó là chỗ kém vậy.
    Vũ Quỳnh viết:
    Tiếc rằng vua nhiều phi tần quá, nên mắc bệnh nặng. Trường Lạc hoàng hậu bị giam ở cung khác, đến khi vua ốm nặng mới được đến hầu bệnh, bèn ngầm giấu thuốc độc trong tay mà sờ vào chỗ lở, bệnh vua do vậy mới lại thêm nặng.

    Xứ Chiều Nay thời Phú Trọng hẳn là kém xa phong kiến, nhưng lại rất ra bộ ta đây. Không những cả hệ thống chính trị đưa Nguyễn Phú Trọng lên mây xanh, mà bản thân Nguyễn Phú Trọng cũng nghĩ vậy.
    Nước Tàu thì gọi là Nước Lạ, Cúm Tàu gọi là Viêm Phổi Cấp … chưa nói chuyện to tát, thử so với việc dân Tàu không dám gọi tên Đức Thánh Trần, thì tư cách thế nào.
    Dung dưỡng cho những loại như Vương Tấn Việt, nói Lý Thường Kiệt đánh Tàu là hỗn, quả là “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình”. Biên giới, biển đảo bị lấn chiếm, giương mắt ếch lại già mồm “liệu có ngồi họp được không”. So về hùng tài đại lược với Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông thì thế nào, mà vỗ ngực “chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

  3. Hề… hề…, tác giả sai rồi: Những người tử tế và tổ tiên của họ khi đã ngấm đòn cái trò “NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG” rồi sau đó là “CHỈ CÓ QUYỀN SỬ DỤNG chứ không được phép CÓ QUYỀN SỞ HỮU” thì thực sự là bộ mặt của ông Trọng nham nhở lắm. Làm sao mà lấy mặt ông ấy làm cái mặt gương ĐỂ SOI!!!?

  4. Tôi rất mong các vị uyên bác và thiện tâm hãy làm sáng tỏ hai điều.
    Khi nhận huy hiệu 55 tuổi đảng, ông Nguyễn Phú Trọng tự vận vào mình câu thơ (mà ông nói là trích dẫn): “Nếu là người, hãy là người cộng sản”

    Xin hỏi 2 điều:
    1) Câu này có xuất xứ từ đâu (tôi tìm không thấy), hay đây là câu của chính ông Nguyễn Phú Trọng?
    Nếu đây là câu của chính ông, mà ông bịa là trích dẫn của người khác, thì uy tín của ông sẽ vùi xuống bùn.
    2) Ông quan niệm thế nào về “là người”. Chả lẽ, hễ là người phải là cộng sản? Trong khi đảng viên CS chỉ là một dúm trong 8 tỷ người.
    Lại còn cái chữ “nếu” ở câu “NẾU là người, hãy là người cộng sản”. Vì người phát ngôn câu ấy tự coi mình chưa phải là “người” (nên mới dùng “nếu”).
    Vậy ông là gì trước khi phát ngôn “nếu” là người…

    Kính mong

    • nguyen do@
      Ông hỏi những câu hỏi mang tính tu từ làm gì, cứ nói huỵch toẹt ra. Vỗ thẳng mặt mà vẫn mặt sứa gan lim, huống là nói năng chừng mực.
      Nguyên văn theo video:
      “… như lời của một bài hát: “Nếu là hoa hãy là hoa hướng dương; nếu là chim hãy là chim câu trắng; nếu là đá hãy là đá kim cương; nếu là người hãy là người cộng sản! … ”
      Nguyễn Phú Trọng nói bậy. À không, Nguyễn Phú Trọng phóng tác theo bài Tự Nguyện.
      “Lấy trong ý tứ mà suy” thì chắc chắn Nguyễn Phú Trọng không nghĩ mình là Người. Nguyễn Phú Trọng không phải là người, lại quy Phật, không thể là Trời, chỉ còn là 1 trong 3: Atula, Ngạ Quỷ, Súc Sinh.
      (Thích Thanh Quyết quy Phật cho Nguyễn Phú Trọng)

    • Sinh thời, ông Hồ hay mượn ca dao, thành ngữ , tục ngữ , đôi khi cả thơ cổ đễ diễn đạt ý mình khi tuyên truyền cho người bình dân lao động .
      Ví dụ, ca dao có câu “Nực cười châu chấu đá xe/ Tưởng đâu chấu ngã ai dè xe nghiêng”, ông Hồ viết trại thành “Bây giờ châu chấu đá voi/ Mai kia voi sẽ bị lòi ruột ra” . Thành ngữ có câu”Tình sâu nghĩa nặng”, ông Hồ lại viết “Việt Lào hai nước chúng ta?Tình sâu hơn nước Hồng Hà Cử Long” . Thành ngữ có “Sông cạn núi mòn”, ông Hồ có “Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy. . .”
      Bản dịch Chinh phụ ngâm có câu thơ :”Giã nhà đeo bức chiến bào/ Thét roi cầu Vị ào ào gió thu”. Ông Hồ lại phỏng theo :”Tuổi cao chí khí càng cao/ Múa gươm giết giặc ào ào gió thu”
      Và còn nhiều câu nữa viết theo kiểu đó.
      Bài hát Tự nguyện của nhạc sĩ Trương Quốc Khánh có đoạn kết:
      Nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng
      Nếu là hoa tôi sẽ là đóa hướng dương
      Nếu là mây tôi sẽ là vầng mây ấm
      Nếu là người tôi sẽ chết cho quê hương
      Khi ngài Trọng nói “Nếu là người, hãy là người cộng sản”, nhà cháu thiển nghĩ, ngài học theo cách nói của “Cha già” . Bởi, có thể khi còn SV trường ĐH Tổng hợp, ngài đã từng nghe bài hát này và nó đã nhập tâm ngài nên khi nói , ngài buộc miệng nói ra như thế .
      ( Nếu mình nhớ không lầm, trong truyện Thép đã tôi thế đấy, sách gối đầu nằm của bộ đội mB, nhân vật Paven Corsaghin cũng đã nói một câu tương tự ) .
      Nhà báo NT, bài đã đăng trên TD, có lần bảo đám bạn của bác ấy đã tếu táo rằng thì là, “Nếu là người. . .”, nghĩa là giờ dell phải là người, là chó tất !
      Chẳng hiểu , nhà cháu lý giải như thế có thuyết phục được bác không ?

  5. “Tổng thống Brazil Lula da Silva, sau hai nhiệm kỳ với vô số thành tựu kinh tế và uy tín to lớn trong nhân dân, đã bác bỏ ý tưởng của đảng cầm quyền và những người ủng hộ tìm kiếm một nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp bằng cách sửa …”

    Ôi, chết con mẹ hàng lươn rồi kkk

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây