Di sản nổi bật của Nguyễn Phú Trọng

Mai Cuốc Xẻng

19-7-2024

LGT: Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, ngoài di sản mà các nhà báo, nhà bình luận chính trị, hoặc các blogger trong nước nêu ra (nhưng có lẽ họ không dám nói hết), sau đây là các di sản của ông Trọng mà một “còm sĩ” trên Tiếng Dân nói tới:

***

– Định làm Khổng Tử ở đời này xứ Chiều Nay với các chương trình cải cách giáo dục, thay đổi sách giáo khoa như liên xoành xoạch. “San định kinh sách” với “đỉnh cao” là Cánh Diều.

– Kiên định “ta là giỏi nhất”, với liên minh chính trị phái Nghệ Tĩnh làm lực lượng nòng cốt, mưu tiêu diệt các phe cánh khác. Hậu quả là việc lũng đoạn chính trị của Hồ Mẫu Ngoạt, lũng đoạn kinh tế của Nguyễn Sinh Hùng, Vương Đình Huệ …

– Trọng dụng, nghe lời đám đầu trọc, dẫn tới sự rối loạn chưa từng có của Phật giáo trong “thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng”.

– Tự cho bản thân là “nhà tư tưởng” với những câu nói ngớ ngẩn như “Phật cũng ăn hối lộ”, “nay đã trở nên Người Anh Cả”. Vì là Người Anh Cả nên khinh thường cả vua Hùng, không làm chủ lễ giỗ Tổ 10-3 âm năm 2019, cho đàn bà làm chủ lễ, không khác gì Gia Cát gửi quần áo đàn bà cho Tư Mã. Không biết sao, lại ngã lăn ra ở Kiên Giang đúng hôm ấy.

– Sát nhất miêu cứu vạn thử. Giết cả đàn Mèo mà Chuột ngày càng to.

– Vì lợi ích bản thân và phe cánh, dùng mọi thủ đoạn để đưa Lê Đình Kình, một đảng viên trung kiên thời cải cách ruộng đất, vào bẫy. Cuối cùng là giết chết, phanh thây.

– Không có tài dùng người, chọn người, ưa xu nịnh, nên mới có tình huống khủng hoảng “cán bộ” như bây giờ.

Hiện, gia quyến đang mưu “hối lộ Phật” cầu “giải thoát” …

Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Tin Tức/ Tiếng Dân edit

***

DânGian: Kính tặng cụ và những đồng chí của cụ còn vô minh trong cõi hồng trần

(Nhạy theo bài SÁM HỒNG TRẦN của Phật giáo, mấy ông sư hay đọc trong ngày cúng “làm tuần” của người chết)

Trụ đồng, một trận lung lay
Hôm qua mới đó bữa nay đâu rồi
Khi nào đứng đứng ngồi ngồi
Bây giờ thiêm thiếp như chồi cây khô
Khi nào tuyên bố hàm hồ
Bây giờ nhắm mắt mà vô quan tài
Khi nào diệu võ vươn oai
Bây giờ gởi xác ra ngoài gò hoang
Khi nào long thể ngọc vàng
Bây giờ một nắm xương tàn lạnh tanh
Khi nào liệt liệt oanh oanh
Bây giờ hai thước tan tành gió mưa
Khi nào mồm mép dối lừa
Bây giờ mây rước trăng đưa mơ màng
Khi nào ngồi giữa luận bàn
Bây giờ thân thích họ hàng cách xa

Khi nào nghĩ mãi chẳng ra
XHCN hẳn là lông bông
Khi nào ảo tưởng viễn vông
Dẫu trăm năm nữa không thấy gì (?!)
Khi nào còn lắm sân si
Tham lam tàn ác cũng đi xuống mồ
Khi nào xu nịnh tung hô
Bây giờ cái lũ bưng bô cút rồi
Cuộc cờ đến lúc tàn thôi
Cái quan định luận, mặc đời khen chê.

Bình Luận từ Facebook

9 BÌNH LUẬN

  1. TBT Nguyễn Phú Trọng vừa nhắm mắt xuôi tay, cũng là bậc cao niên ở tuổi bát tuần. Dân Việt ta có câu ” nghĩa tử là nghĩa tận” . Ông Trọng vừa mất, gần 2 ngày , chưa làm lễ tang.. mà các vị trên trang của báo TIẾNG DÂN đã không ngớt lời nguyền rủa, dè bỉu .. có phải đạo không ? Nếu có bất đồng chính kiến, không cùng với tư tưởng , quan điểm chính trị thì hãy sau khi an táng ông Trọng rồi cũng chưa hết cơ hội cho các vị đâu.

    • @Thanh Đức
      Xin một lần nữa chia buồn cùng gia đình.
      Chúng tôi không ” … nguyền rủa, dè bỉu .. “, mà là nói lên sự thực lịch sử, để cân bằng với các việc được các cá nhân, tổ chức khác nêu ra, như: trong sạch, nâng tầm quan hệ với Hoa Kỳ ….
      Nếu ”nghĩa tử là nghĩa tận” đã không phanh thây Lê Đình Kình để tìm bản đồ, tài liệu … Ai thương xót cho Hồ Duy Hải đây …
      Thích Viên Thành, với Kim Cương Thừa dòng Drukpa, bản mệnh còn chẳng giữ nổi, huống là độ người khác, đấy là sự thật nhãn tiền.
      Nguyễn Công Trứ có lời đối đáp với nhà sư. Sư nói:
      – Xin chứng minh cho, Nam mô A Di Đà Phật.
      Nguyễn Công Trứ giả nhời:
      -Có giám sát đó, Đông Trù Tư mệnh Táo quân.
      Sửa sai bằng việc làm đúng mới là điều then chốt.
      Nguyễn Du viết nhân dịch tả tràn lan:
      “… Kìa những kẻ mũ cao áo rộng,
      Ngọn bút son thác sống ở tay,
      Kinh luân chất một túi đầy,
      Đã đêm Quản, Nhạc lại ngày Y, Chu.
      Thịnh mãn lắm oán thù càng lắm,
      Trăm loài ma xâm lấn chung quanh,
      Nghìn vàng khôn đổi được mình
      Lầu ca, viện hát, tan tành còn đâu.
      Kẻ thân thích vắng sau vắng trước,
      Biết lấy ai bát nước nén nhang.
      Cô hồn thất thểu dọc ngang,
      Nặng oan khôn nhẽ tìm đường hoá sinh… ”
      Đấy không phải là những lời nói vu vơ.
      (Sinh thời, khi rối loạn ở Formosa, để giải quyết một số vấn đề, Nguyễn Phú Trọng đến đền thờ Mai Hắc Đế và Tiên Điền.)

  2. Kiên định với chủ nghĩa Mác Lê, tổng Trọng quyết duy trì sự thống trị tuyệt đối của đảng cộng sản bằng mọi giá.
    Tổng Trọng không ngần ngại bộc lộ mình là kẻ giáo điều, bảo thủ, thẳng tay đàn áp bắt bớ khủng bố các nhà báo, các nhà hoạt động xã hội đòi hởi tự do dân chủ vốn là nền tảng cho phát triển bền vững.
    Mặc dù biết chắc rằng đến cuối thế kỷ này cũng chưa có CNXH nhưng Trọng vẫn lao vào cái vòng ma mỵ đó như một con thiêu thân.
    Và Trọng dùng chuyên chính vô sản để buộc dân Việt cũng phải khùng, phải điên, phải lú như mình.

    • Vấn đề là gã lao vào một mình gã thôi nhưng gã buộc cả dân tộc này sa lầy với gã, tôi nghĩ người buồn và xấu hổ nhất bây giờ là bà Ngô Thị Mận và đám con cháu vì 90 % dân tộc này nguyền rủa gã, để xem con cháu gã có dám viết sách ca ngợi gã như 2 thằng bại não con Lê Duẩn.

  3. Xin cảm ơn Tiếng Dân đã đăng ý kiến của chúng tôi.
    Thiết tưởng, Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận không xem Tiếng Dân, đám râu ria xung quanh nịnh nọt không nói thật, nhưng Nguyễn Phú Trường, Nguyễn Kim Ngọc thì không vậy. Nguyễn Phú Trường, Nguyễn Kim Ngọc biết chuyện người dân nói về cha mình như thế nào, có nói chuyện với cha mẹ về những việc ấy.
    Thực ra, Nguyễn Phú Trọng ở trong tình thế “lực bất tòng tâm”. Dẫu rằng Nguyễn Phú Trọng là người có thủ đoạn chính trị, có khát khao “Quê hương vẫy gọi, sử xanh lưu truyền”, nhưng một mình Nguyễn Phú Trọng chả làm được trò trống gì ra hồn. Các phe cánh đã lợi dụng Nguyễn Phú Trọng để đạt được mục đích.
    Bi kịch lớn nhất của Nguyễn Phú Trọng là sự giằng xé trong tư tưởng. Lớn lên, học tập phiến diện theo chủ nghĩa Marx-Lenin, không được tham khảo rộng rãi các học thuyết, các tư tưởng. Làm việc lý luận, viết báo, giảng dạy, xung quanh phần nhiều là kẻ kém cỏi, dẫn đến Nguyễn Phú Trọng nghĩ mình là ghê gớm về lý luận, về học thuật, tất yếu của thái độ kẻ cả, không những đối với bề dưới mà với cả tiền nhân. Nguyễn Phú Trọng khi biết cái khiếm khuyết, cái sai chủ nghĩa Marx-Lenin, đã tìm mọi cách để bổ khuyết, nhưng không tìm ra cách nào, nên cứ nói loanh quanh, càng nhiều tuổi càng nói dở. Thực ra chủ nghĩa Marx-Lenin sai từ tiền đề, dẫu rằng ngụy biện ra sao, kết quả vẫn sai. Bám vào cũng dở, bỏ đi không xong, Nguyễn Phú Trọng chân không bám đất, cật không bám trời, đi mắc núi, lại mắc sông, âu cũng là Cơ Trời Vận Nước.
    ” … Vận đã bĩ khốn cùng khôn gượng … ”
    “… Cờ tàn lại muốn toan đường đấm xe … ”
    Xem bài trí bàn thờ vong Nguyễn Phú Trọng, có thể biết đám trọc xung quanh Nguyễn Phú Trọng là đám nhảm nhí, chẳng phải sãi vãi, chân tu gì. Cũng là nghiệp báo.

  4. Đối với nhiều người thì anh Chọng chỉ là thằng mặt l*n. Người ta nguyền rủa và mong y chết lâu rồi. Cả một đời làm ch* Bắc Kinh, cuối cùng chẳng được gì.

  5. Nguyễn Phú Trọng ra đi gặp ông Lê Đình Kình, để lại một bầy tham nhũng, đấu đá nhau tranh giành quyền chức, chế độ lũng đoạn như một mớ bòng bong.

  6. Cho tớ được phép phản biện bài này

    – Theo trí thức trong nước, tình trạng Vô Minh là kết/hậu -tùy cách nhìn- quả của phủ định Chủ tịch Hồ Chí Minh, và có lẽ Tiến Sĩ Mạc Văn Trang cũng đồng ý nhứt trí điểm này . Nếu xét về “học & làm theo” tư tưởng của Người, có lẽ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là … Thế lày nhá, níu hình ảnh người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị thì Tbt Nguyễn Phú Trọng rất xứng đáng với danh hiệu đó . Hổng nên nhắc tới đứa học trò ngỗ nghịch, lừa thầy phản bạn mà đám trí thức nhuôm nhuôm vưỡn hay ca tụng . Đưa bài vị nó lên Yên Tử thờ, bi giờ Thích Trúc Thái Minh trụ trì trên đó lun . i aint complainin no mo. So, nói Tbt Nguyễn Phú Trọng là vô minh, methink chắc lại 1 thứ na ná tự tin bất kể & bất cần à la xì tai Phan Văn Trường thui

    – Điều nữa . Chính vì lý tưởng Xã hội chủ nghĩa, lý tưởng dân chủ mà dân Việt Nam đã trải qua biết bao hy sinh, cùng với sự giúp đỡ của các đồng chí anh em XHCN, để đánh đuổi cho Mỹ cút Ngụy nhào . Bêu riếu chủ nghĩa Xã hội có khác chi nhổ phẹt vào những hy sinh, mất mát mà Trần Tố Nga nhận định là xây bao nhiêu tượng đài cũng hổng đủ . Con chửi cha, mắng ông, chế diễu chú bác là nhà Cộng Sản có Phúc ?

    – Rùi Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nhận định chủ nghĩa Xã hội là tốt đẹp, ai chống lại đích thị phản động

    id better stop here

  7. Nguyễn Phú Trọng: Mèo khen mèo dài đuôi

    Tác giả: C.N

    Một cuốn sách mới vừa được ra đời. Sách đã lựa chọn một số bài viết, bài thơ tiêu biểu từ hàng nghìn bài viết, bài thơ, phần lớn của quần chúng nhân dân xuất hiện trên các báo, trang mạng xã hội, rồi được báo Nhân Dân phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên tập xuất bản.

    Tác phẩm “Niềm tin yêu của nhân dân và bạn bè quốc tế dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” này đã ca ngợi Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo cấp cao có tầm tư duy chiến lược, luôn luôn trăn trở, lo toan cho dân, cho nước, nói đi đôi với làm và quyết tâm làm bằng được; một con người trọng danh dự, có lối sống giản dị, đạo đức trong sáng, liêm chính, khiêm nhường, thân thương, gần gũi nhân dân [1]. Tác phẩm này dự kiến sẽ lựa chọn những bài hay nhất và chuyển ngữ sang tiếng Anh để giới thiệu rộng rãi đến bạn bè quốc tế [2].

    Cuốn sách này gồm 2 phần: phần 1 có tựa là “Niềm tin yêu của nhân dân trong nước”, và phần 2 là “Tình cảm của bạn bè quốc tế”. Sách dày hơn 600 trang nhưng phần 2 chỉ vẻn vẹn có 40 trang in lại những điện mừng, thư chúc mừng xã giao của các nguyên thủ quốc gia như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Triều Tiên… gửi Nguyễn Phú Trọng, với vai trò là Chủ tịch nước, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam. Phần 1 gần 600 trang, gồm 252 bài viết, bài thơ sưu tầm từ báo Nhân Dân, các trang thông tin và mạng xã hội. Dù cuốn sách có viết là nguồn trích dẫn từ báo Nhân Dân, nhưng thật đáng ngạc nhiên, thực tế báo Nhân dân chỉ có vẻn vẹn 4 bài (chiếm chưa tới 2% trong tổng số 252 bài). Nếu xếp hạng từ cao xuống thấp thì nguồn trích dẫn sẽ như sau: từ trang http://www.vietnamdilen.vn có 114 bài (chiếm 45%); trang http://www.vungbuocphattrien.vn có 70 bài (28%); trang http://www.phonvinhhanhphuc.vn có 41 bài (16%); còn lại từ các nguồn khác, có 23 bài (9%). Tính chung cả 3 trang vietnamdilen, vungbuocphattrien, và phonvinhhanhphuc thì tổng cộng có 225 bài, chiếm đến 89%.

    Thời đại internet ngày nay bất cứ ai cũng có thể đăng ký tên miền để lập trang web cá nhân. Một tiến sĩ, cựu Chủ tịch hội đồng quản trị của một ngân hàng lớn [3], đã lập trang cá nhân của mình, http://www.nguyenduchuong.vn để ghi chép lại tất cả những gì muốn lưu lại, từ những bài thơ tặng mẹ nhân lễ Vu Lan, hay đoạn phim ghi hình buổi sinh nhật của mình, những bài phát biểu trên báo chí, hoặc các công tác từ thiện của mình.

    Cũng thế, bất cứ ai cũng có thể lập các trang như http://www.vietnamdilen.vn, http://www.vungbuocphattrien.vn hay http://www.phonvinhhanhphuc.vn và đăng những gì họ muốn. Khi tra cứu chủ sở hữu các trang web này tại vnnic.vn thì thật bất ngờ, cả 3 trang này đều được đăng ký sở hữu bởi Phạm Hoàng Trung, và mới chỉ đăng ký vào ngày 22/11/2021, chỉ ít ngày trước khi cuốn sách này ra đời. Ngạc nhiên hơn nữa, khi các bài trong cuốn sách này đều ghi trích dẫn từ các trang này từ năm 2021, 2020, thậm chí có bài từ ngày 1/10/2018 (trang 296). Cho dù cố gắng tìm bài gốc của những bài trích dẫn từ những trang này thì không có cách nào tìm, vì ngoài tên tác giả bài viết hay bài thơ, không có thêm thông tin gì, hoặc nếu có thì chỉ ghi “Nguồn Facebook”. Có rất nhiều bài ghi “Đầu đề do Báo Nhân Dân đặt (B.T)” nhưng khi vào trang web xem thì rõ ràng bài thơ này có tựa giống như trong cuốn sách đã xuất bản [4],[5],[6]. Vậy có thể mấy trang web này là của báo Nhân Dân chăng?

    Cách đây 58 năm, cũng chính nhà xuất bản này, Nhà xuất bản Sự Thật, đã cho ra đời cuốn sách “Vừa đi đường vừa kể chuyện” viết về cuộc đời của Hồ Chí Minh. Tác giả của cuốn sách là T.Lan, một bí danh của Hồ Chí Minh [7]. Cuốn sách này đặc sắc ở chỗ dù T.Lan chính là Hồ Chí Minh, nhưng trong cuốn sách này, T.Lan đã kể lại những câu chuyện ăn, ở, đi lại, nói chuyện cùng với Hồ Chí Minh, tất cả là những câu chuyện mô tả “người thật, việc thật” đã xảy ra. Cuốn sách được tập hợp bởi một số bài viết trên báo Nhân Dân của T.Lan từ năm 1961, sau khi xuất bản lần đầu tiên vào năm 1963 thì được tái bản rất nhiều lần từ rất nhiều các nhà xuất bản khác nhau [8].

    Cuốn sách ca ngợi đạo đức sáng ngời, đức tính giản dị thánh thiện, tình thương cao cả đối với con người. Hồ Chí Minh chỉ ngủ lán, ăn cơm nắm muối ớt, và đi bộ là phương tiện giao thông chính. Một ngày nọ, khi được một Tổng tư lệnh đưa xe ô tô ra đón, Hồ Chí Minh đã từ chối đi xe ô tô, nói dành xe đó cho bộ đội chở đồ tiếp tế, còn mình thì tiếp tục đi bộ, cho dù đã đi bộ rất nhiều ngày đường. Rồi câu chuyện Hồ Chí Minh tới thăm một trại trẻ em ở Liên Xô, được một em gái độ sáu, bảy tuổi, đẹp và ngoan, ôm choàng lấy hôn, trong khi mắt em ướt vì cảm động, khẽ nói: “Chú ơi, chú, mặt mũi bọn đế quốc ra thế nào ? Chắc nó xấu lắm nhỉ. Cháu nghe các anh, các chị nói: chúng hành hạ cả trẻ con Việt Nam, cháu ghét chúng nó lắm!…Bao giờ về nước, nhờ chú chuyển những cái hôn của các cháu cho các bạn Việt Nam nhé!”. Có một bữa gặp đoàn tù binh Pháp đang bị Việt Minh áp giải, thấy một tù binh ở trần, không có áo lót, chạy co ro vì rét ở vùng núi, Hồ Chí Minh đã thương hại cởi vất cho nó một cái áo. Nó cảm ơn nhưng Hồ Chí Minh chỉ bảo nó: “Thôi, đi đi”. Tới một ngày, khi đi qua một lớp học của một cô giáo người Tày, sau khi được học sinh sắp hàng hai cúi chào mình, Hồ Chí Minh đã tới một cái nôi đặt kế bên bàn cô giáo, bế em gái dễ thương đang ngồi trong nôi lên, bé gái không sợ người lạ mà lại cười. Rồi trước khi giã từ cô giáo, Hồ Chí Minh hỏi cô giáo có biết “khôn ké” là ai không, thì cô giáo sung sướng chạy lại ôm choàng lấy Hồ Chí Minh vì cảm động.

    Mấy chục năm trước đây, Hồ Chí Minh đã tập hợp các bài báo của mình viết trên báo Nhân Dân rồi tự viết sách ca ngợi chính mình. Giờ đây, Nguyễn Phú Trọng, một học trò xuất sắc của Hồ Chí Minh đã học tập được tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh, cũng cho người tập hợp các bài viết trên báo Nhân Dân và trên mạng xã hội, cũng dùng nhà xuất bản xưa kia, hiện nay dưới quyền lãnh đạo của mình, xuất bản sách ca ngợi chính mình.

    Quả là hậu sinh khả úy, Nguyễn Phú Trọng đã vượt xa Hồ Chí Minh, nước Việt Nam lại đến thời hưng thịnh rồi.

    Tham khảo:

    [1] Niềm tin yêu của nhân dân và bạn bè quốc tế dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. (https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/niem-tin-yeu-cua-nhan-dan-va-ban-be-quoc-te-danh-cho-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-602378.html)

    [2] Niềm tin yêu của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, báo Nhân Dân. (https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/niem-tin-yeu-cua-nhan-dan-trong-nuoc-va-ban-be-quoc-te-danh-cho-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-682778/)

    [3] http://www.nguyenduchuong.vn

    [4] Vì dân hết lòng, https://www.phonvinhhanhphuc.vn/vidanhetlong

    [5] Tấm gương học tập và làm theo Bác, https://www.vungbuocphattrien.vn/tamguonghoctapvalamtheobac

    [6] Phúc cho dân tộc mình, https://www.vietnamdilen.vn/phucchodantocminh

    [7] Sưu tầm tên gọi, bí danh và bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các thời kỳ, báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. (https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/ho-chi-minh/nghien-cuu-hoc-tap-tu-tuong/suu-tam-ten-goi-bi-danh-va-but-danh-cua-chu-tich-ho-chi-minh-qua-cac-thoi-ky-2554)

    [8] Vừa đi đường vừa kể chuyện, Trang tin điện tử Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (https://www.bqllang.gov.vn/chu-tich-ho-chi-minh/tac-pham.html)

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây