Lê Quốc Quân
11-7-2024
Bằng cách “xuất mã” sang Lào rồi đến Campuchia, trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định lại ưu tiên quan trọng của Việt Nam đối với hai nước láng giềng vốn từng thân thiết từ xưa.
Việt Nam đang theo đuổi chính sách ngoại giao “cây tre”, đu dây giữa các cường quốc, nhưng ưu tiên sát sườn nhất vẫn là với những người anh em truyền thống. Bộ ngoại giao Việt Nam cũng nhiều lần nhấn mạnh đến việc ưu tiên quan hệ với Lào và Campuchia trong chính sách đối ngoại của mình.
Theo thứ trưởng ngoại giao Đỗ Hùng Việt trả lời báo chí thì chuyến đi từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 7 này khẳng định sự “đoàn kết gắn bó keo sơn giữa 3 nước anh em”. Theo ông Việt thì không chỉ gắn bó về mặt địa lý và chính trị mà Việt Nam tiếp tục là một trong những đối tác thương mại của hai nước.
Tổng cục thống kê cho biết Việt Nam đang có 255 dự án đầu tư tại Lào với số vốn trên 5 tỷ USD. Kim ngạch thương mại song phương năm 2023 đạt 1,63 tỷ USD, giảm 4,3% so với năm 2022. Với Campuchia, Việt nam là đối tác thương mại lớn thứ 3 và lớn nhất trong ASEAN, với tổng số vốn đăng ký đầu tư đạt 2,94 tỷ USD. Trong năm 2023, kim ngạch thương mại giữa 2 quốc gia đạt 8,6 tỷ USD, giảm đến 19,5% so với năm 2022.
Yếu tố Trung Quốc: Hạ tầng đường sắt và đường thủy
Lào từ xưa vẫn được xem là “người em” thân cận của Việt Nam, lệ thuộc khá lớn vào Việt Nam cả về kinh tế và chính trị. Thế nhưng, trong khoảng 10 năm nay, tình hình đã dần dần có sự thay đổi, Trung Quốc đã nổi lên trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Lào với kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước không ngừng tăng lên, đạt khoảng 5,5 tỷ USD trong năm 2023.
Trong đó Lào xuất khẩu sang Trung Quốc trị giá 2,5 tỷ USD và nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 3 tỷ USD. Tài liệu dự án của Viện Mekong (Mekong institute) cho biết những triển vọng hợp tác khổng lồ giữa hai nước đang được thúc đẩy mạnh mẽ bởi các dự án cơ sở hạ tầng.
Việt Nam, khoảng 10 năm nay, đang cố tình trì hoãn những dự án thuộc Vành đai và Con đường, thì Trung Quốc đã kịp tiến hành giúp Lào xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối giữa thủ đô Vientiane của Lào và Côn Minh của tỉnh Vân Nam Trung Quốc, đã hoạt động từ cuối năm 2021.
Sư hiện diện của Trung Quốc trong hàng loạt dự án ở ngay sườn phía tây Việt Nam ngày càng rõ rệt. Theo tài liệu của Ngân hàng Thế giới, hàng loạt dự án hạ tầng về giao thông, năng lượng, thủy điện… kết nối thủ đô Vientiane của Lào với biên giới Trung Quốc đang được thực thi rầm rộ.
Trung Quốc đầu tư cả kỹ thuật và tiền vốn, tạo được những động lực phát triển lớn giữa hai quốc gia, giúp rút ngắn thời gian di chuyển, giảm thiểu chi phí vận tải hàng hoá và hành khách giữa hai nước.
Thế nhưng các nghiên cứu cũng chỉ ra hàng loạt nguy cơ kinh tế và ẩn hoạ môi trường đang chờ đợi nước Lào do chính sách đổ tiền làm thuỷ điện của Trung Quốc, trong đó có thủy điện Sanakham có giá trị hơn 2 tỷ USD, là thủy điện thứ 6 dự kiến được xây dựng ngay trên dòng chính của Mekong, ảnh hưởng rất lớn đến khu vực hạ lưu.
Về tổng thể, Trung Quốc đang có ảnh hưởng ngày càng lớn tại Lào, có thể gây sức ép lên vùng phiên giậu phía tây của Việt Nam.
Và Siêu dự án Funan Techo
Đúng vào ngày 5/8/2024, sinh nhật của chủ tịch thượng viện “Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen”, Campuchia sẽ làm lễ động thổ khởi công xây dựng kênh đào Funan Techo. Ông Hun Sen đề nghị “Tất cả các ngôi chùa và những nơi khác sẽ đánh trống và bắn pháo hoa vào ngày khởi công dự án này”.
Kênh Funan Techo được coi là một siêu dự án của Campuchia, dài 180km, được thiết kế rộng 100m ở thượng nguồn và 80m ở hạ nguồn, sâu 5,4m, đủ cho 2 làn tàu di chuyển. Dự án cũng bao gồm 3 đập thủy điện, 11 cây cầu, 208 km đường bộ và các công trình vượt sông khác.
Gần như đó là tất cả những gì công chúng được biết về Siêu dự án này dựa vào “thông báo” của Campuchia gửi cho Uỷ hội Sông Mekong (MRC) vào ngày 8/8/2023.
Nhưng ngày 9/5/2024, trung tâm STIMSON tại Washington đăng bài viết “Tác động của Kênh đào Funan Techo và Ý nghĩa đối với hợp tác sông Mekong”, trong đó nêu rõ Campuchia đã định nghĩa sai về dự án, coi con kênh chỉ bắt đầu trên sông Bassac là phụ lưu (Tributary) của sông Mekong, để né tránh nghĩa vụ tham vấn.
Thực chất đây là một dự án kết nối 2 dòng chính (Mainstream) của sông Mekong và theo quy định tại Điều 5 của Hiệp Định về Hợp tác Phát triển bền vững lưu vực sông Mekong (năm 1995) thì những dự án ở dòng chính phải cần có sự tham vấn trước với Uỷ hội sông Mekong (MCR).
Nhiều nhà khoa học đã lên tiếng dự báo nhiều “ẩn hoạ” có thể xảy ra đối với Việt Nam. Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, giảng viên chính ở Đại học Cần Thơ đã lên tiếng cảnh báo Dự án kênh Funan Techo có thể khiến nước về miền Tây giảm 50% và tác động đến một vùng rộng lớn hàng chục triệu dân cùng nhiều vấn đề lo ngại khác.
Những vấn đề chờ đợi ông Tô Lâm
Mặc dù Thủ tướng Hun Sen đã tuyên bố rằng sẽ “không nhượng bộ và không đàm phán” với bất cứ ai về Kênh đào này nhưng vấn đề kênh đào chắc chắn sẽ là một phần nghị sự trong chuyến đi của ông Tô Lâm.
Thực tế thì đã có sự thay đổi kể từ khi dư luận ồn ào biết về kênh đào này. Đầu tiên, ngày 17/5 Khmer Times đưa tin rằng, Trung Quốc sẽ đầu tư 1,7 tỷ USD cho dự án này theo phương án BOT (Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao) trong vòng 50 năm. Đối tác Trung Quốc để thực thi dự án là Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc.
Đến ngày 6/6, BBC đăng tin thủ tướng Hun Manet thông báo rằng “Dự án là liên doanh giữa Cảng tự trị Sihanoukville, Cảng tự trị Phnom Penh và một công ty tư nhân chiếm 51% vốn và các nhà đầu tư nước ngoài theo hợp đồng BOT. Ông Hun Manet đã không nêu các nhà đầu tư nước ngoài là từ quốc gia nào”.
Dự án sẽ được xây dựng ra sao? Vấn đề môi trường ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào? Sâu xa hơn nữa rằng Trung Quốc có thể biến kênh đào này trở thành “một xa lộ đường thủy” để vận chuyển hàng hoá cho cả những con tàu lên đến 3,000 hay năm 5,000 tấn hay không?
Đây sẽ là một con kênh đào vận tải hay là một con Kênh Đào đa năng? ngoài vận chuyển còn có các mục đích khác mà Chính phủ Campuchia không thông báo cho Việt Nam biết hay chăng?
Có phải là Trung Quốc sẽ vận hành kênh đào này trong vòng 50 năm tới? Và nếu vậy thì có gì bảo đảm Trung Quốc không sử dụng con kênh như một phương tiện chiến tranh, biến nước thành “vũ khí” để làm hại Việt Nam nếu như tranh chấp xảy ra?
Liệu có hoặc biến nó trở thành một thủy lộ cho các tàu quân sự Trung Quốc đi sâu vào lãnh thổ của Campuchia, áp sát vào ngay biên giới của Việt Nam hay đi ngược lên thúc vào cạnh sườn của Việt Nam, không xa thành phố Sài Gòn?
Lấy được đầy đủ thông tin, đàm phán một cách có lợi nhất cho quốc gia, cả hiện tại và tương lai chính là phép thử quan trọng nhất đối với vị tướng quyền lực đang lên. Chúng ta hãy chờ xem liệu ông có thể thực hiện được không?
Đồng minh Chiến lược với NATO phương ĐÔNG (Nhật Bản + Nam Hàn + Úc + Ấn Độ…) và NATO phương TÂY là Sứ mệnh Việt sử …
nằm trong Hiện tình Thế sử + Mỹ sử + Á sử
Vịnh Cam Ranh và Vịnh Tiên Sa vào Đêm cuối chờ Ánh dương Bình minh Mới ???… *
***********************************
Siêu cá mập thua triệu lần tham vọng Tàu
Dân quân biển bao vây Bốn bể Năm châu
Biển Đông – Biển Mẹ đúng giữa tầm ngắm
Việt Nam & Thế giới chắc lo ngại hàng đầu
Trường Sa nằm gọn trên thớt bọn Hàn Tín
Eo biển Đài Loan đầu cổ dưới dao bầu
Quốc tế đang nguy hiểm nhất Thời Hậu chiến :
Nghiêm trọng như Chiến tranh Ukraina chứ đâu !
Bình Nhưỡng Bắc Hàn mối đe dọa trước mắt
Tiền đồn – quân cảng Cam Ranh xanh bạt ngàn dâu
Hải trình Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự do rộng mở
Tiếp cận Thời gian Thực với Hạm đội Bảy bắc cầu
Hải vận nối nhịp Đông Kinh + Hán Thành + Hoa Thịnh Đốn
Tín hiệu sẵn sàng trên hải chiến lũy chờ Bắc Kinh diều hâu
Biển Đông chảo dầu sôi lửa bỏng + Thái Bình Dương dậy sóng
Giải phóng Hoàng Sa dưới gông cùm Tàu về Việt lục Quê Mẹ mau !…
TỶ LƯƠNG DÂN + HÀNG CHỤC TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Móa, cha con Hun sen thoạt đầu cũng run, tưởng nó qua đây bắt cóc cả nhà vì cái tội đào kênh mà không xin phép.
Lâm bò vàng chỉ giỏi o ép dân trong nước.
Còn với Hun Sen thì chẳng giở được trò gì đâu.
Hãy đợi đấy !
Móa, cha con Hun sen thoạt đầu cũng run, tưởng nó qua đây bắt cóc cả nhà vì cái tội đào kênh mà không xin phép.