Bi, hài chuyện văn chương

Tạ Duy Anh

3-7-2024

Hoàng Cát viết “Cây táo ông Lành” hiền lành như một chuyện cổ tích. Thế mà 50 năm trước ông gặp “họa văn chương” đến mức có thể vẫn ôm hận cả khi xuống mồ.

Nó là hậu quả của thứ phê bình suy diễn, trong khi những người có quyền cấm đoán tác phẩm thì hoặc quan liêu, hoặc không hiểu gì về nghệ thuật.

Tình trạng này kéo dài đến ngày nay.

Là người có nhiều tác phẩm bị cấm, dần dà tôi cũng tìm hiểu để biết những ai to mồm và quyền lực nhất trong việc “ra quyết định” cấm đoán đó. Tôi không muốn nêu tên họ ra đây, nhưng biết rõ họ đến mức nói luôn rằng: Đó là những ông, bà có hàm giáo sư, có bằng tiến sĩ văn học hoặc lý luận chính trị; có chân trong các loại hội đồng. Đặc điểm chung của họ là bất tài, đố kị, thích thể hiện quyền lực, thích làm hại người được công chúng quan tâm mà lại không coi họ ra gì!

Không thể kể hết tên tác giả và tác phẩm văn chương bị ruồng bỏ, chỉ vì tệ nạn suy diễn thô thiển.

Cũng chính cái đám ấy đã khiến những bài hát bất hủ như Lên ngàn, Tình ca của Hoàng Việt; Làng tôi, Mùa xuân đầu tiên của Văn Cao… bị cấm hát những khoảng thời gian khác nhau.

Suốt thời gian dài, một ông tên là Lành có vẻ là người phải chịu trách nhiệm chính của những vụ án văn chương oan khuất, trong đó có số phận long đong của chính ông cháu gọi ông bằng cậu, trường hợp bi hài mà tôi sắp nói tới.

Bi hài bởi căn cứ vào phần lớn tác phẩm của Phùng Quán, thì ông là nhà tuyên truyền nhiệt thành cho chế độ. Ông dính án Nhân Văn cũng đầy chất nghệ sĩ, chả có chính kiến gì rõ ràng, ít ra so với Trần Dần, Tử Phác, Hoàng Cầm…

Xin hãy đọc bảng thống kê tác phẩm (và các giải thưởng đi kèm) dưới đây của Phùng Quán.

– “Vượt Côn Đảo”, Tiểu thuyết, 1955, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, 2007.

– “Tôi muốn mời đến Tổ quốc tôi”, thơ, 1955. Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 1955; Báo Phụ nữ Liên Xô dịch và in 1957.

– “Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo”, thơ, 1955 – Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, 2007.

– “Như con cò vàng trong cổ tích”- Tập truyện thiếu nhi, Giải nhất cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật kỷ niệm 100 năm ngày sinh Lenin, do hãng Thông tấn Nôvôxti (Liên Xô) tổ chức năm 1970; Sở Văn hóa Thông tin Bình Trị Thiên xuất bản, 1987.

-“Vĩnh Linh, lịch sử văn hóa”. Nhà xuất bản Văn hóa, năm 1982.

-“Dũng sĩ chép còm”. Truyện thiếu nhi; Nhà xuất bản Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, 1987, in với bút danh Trần Vỹ Dạ (do nhà thơ Thanh Tịnh chuyển). Khi Phùng Quán được phục hồi hội tịch mới đổi lại tên Phùng Quán, tái bản tại Nhà xuất bản Kim Đồng.

– “Tuổi thơ dữ dội”, Tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 1987 – Giải A văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam, 1988. Năm 1990 được đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn dựng thành phim, Giải thưởng Bộ Quốc phòng 2000, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

-“Thơ Phùng Quán”, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 1995.

– “Trăng hoàng cung”, Tiểu thuyết thơ, Nhà xuất bản Thanh Văn, USA 1993. Năm 2007, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh tái bản.

– “Ba phút sự thật”, Ký, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2006, tái bản bổ sung 2009.

– “Tôi đã trở thành nhà văn như thế nào?” Hồi ký, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2007.

– “Phùng Quán còn đây”, Di cảo của Phùng Quán và Hồi ức của bạn bè, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2007.

Xin nói ngay, phần lớn trong số đó đỏ roẹt về tư tưởng và giờ đây không ai muốn đọc vì tính tuyên truyền lộ liễu và vì sự giản đơn của nó. Cuốn “Ba phút của sự thật” cũng thuộc dạng sơ sài so với chính đời ông. Nó khác hẳn với những công trình to lớn, kỳ vĩ, lầm lì như đá tảng của Trần Dần.

Có lẽ cả phần đời sau này Phùng Quán đói ăn và đói men, vì thế ông không có tâm trí để thiết kế cho mình những dự án lập ngôn lớn. Cũng có thể nguyên nhân là tính ông bộc trực, dễ nổi nóng (thứ đáng giá nhất khiến hậu thế cứ phải nhớ ông).

Văn chương vốn đã quá nghiệt ngã: Đãi được vàng chỉ một tí, trong khi rác thải tuôn ra chất thành núi, lại còn bị cái đám hội đồng hồng vệ binh săn đuổi, bức hại, khiến nó thành thứ nghề nguy hiểm và nhiều khi vô dụng. Bởi đa số các ngòi bút, vì sợ, vì vụ lợi, vì danh hão, vì không cưỡng nổi miếng bả giải thưởng cám dỗ…, cuối cùng đành uốn cong ngòi bút theo ý muốn của họ.

Vì phải chăm sóc người thân phẫu thuật, tôi đành chia buồn muộn và từ xa với gia quyến nhà thơ Hoàng Cát. Ông từng ôm đến ba tập bản thảo dày cộp, dúi vào tay tôi: Nhất định em phải đứng tên biên tập cho anh những quyển sách này. Tôi đã trân trọng xếp ở vị trí ưu tiên đọc trước trong tủ bản thảo.

Nhưng tận cho đến khi tôi về hưu vẫn không thấy ông quay lại.

Xin ông Sương Nguyệt Minh bức ảnh Hoàng Cát rất đẹp này.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Đúng là văn chương có lắm chuyện bi hài . Không phải chỉ một nhà văn Hoàng Cát mà biết bao nhà thơ, nhà văn khác đã bị đánh tơi bời , thân bại danh liệt, không ngóc đầu lên nổi chỉ vì một chữ “sợ” : sợ nói xấu, sợ bôi bác, sợ xách động tuyên truyền, sợ chống đối …v…và v…
    Nếu nói, qua bài thơ “Lá diêu bông” , nhà thơ HC bôi bác, nói xấu chế độ, thế thì cái tính chất ấy vẫn còn nguyên, chứ có mất đi đâu . Vậy sao, lúc bài thơ ra đời, HC bị bầm dập vì nó , còn giờ, ca sĩ vẫn hát ong óng trên TV ( Trần Tiến phổ nhạc ), chả ai nói gì ?!
    Còn chuyện này mới hài hết chỗ nói :
    Trước 1975, sinh viên ( SV ) nào ở mN học khoa Văn thì đều hứng thú đọc Điêu tàn của Chế Lan Viên, Lửa thiêng của Huy Cận, Thơ thơ và Gửi hương cho gió của Xuân Diệu ( kể cả Phấn thông vàng ) Tiếng thu của Lưu Trọng Lư, Nhớ rừng của Thế Lữ…, Những tác phẩm của Tự lực văn đoàn, sinh viên khoa Văn ĐHSP đều đọc . Và nhất là, Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan. . ., ai cũng sắm một quyển để làm tài liệu .
    Còn ở mB, SV bị cắm tiệt . Những thầy cô vào Nam dạy Văn ( sau 1975 ) đều không hề biết những tác phẩm này ( bởi vì các bạn ấy không được đọc ! )
    Trong khi đó, ở mB, sau khi giác ngộ CM, một lòng theo đảng , lão Hoài Thanh lại phủ nhận đứa con tinh thần của mình, nghĩa là nó trở thành đứa con hoang . Còn Chế Lan Viên thì tự kiểm thảo rất ghê , cảm thấy ăn năn, hối lỗi vì đã làm thơ theo kiểu lãng mạn tiểu tư sản ( mà không làm thơ theo kiểu lãng mạn cách mạng như “đại thi sĩ” Tố Hữu ) :
    Ta làm con nai lạc giữa rừng thu ( Tiếng thu )
    Làm hổ sa cơ giận vườn bách thảo ( Nhớ rừng )
    Làm bóng ma hời sờ soạn đêm mơ ( Điêu tàn )
    Ta làm tất cả chỉ trừ đổ máu.
    Thi sĩ cảm thấy hối hận vì mình sống “tốt”, còn lãnh tụ sống khổ:
    Tôi đến Nha Trang ngắm trời biển đẹp
    Có hay đâu hang Bắc Bó gió lùa
    Giường lãnh tụ là hai hàng đá ghép
    Manh áo chàm bác mặc quá đơn sơ
    Rồi sau đó, thi sĩ phê phán hết người đương thời ( nhất là đồng nghề, đồng nghiệp ) đã sống ti tiện, ích kỷ :
    Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
    Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
    Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp
    Một mái nhà yên rũ bóng xuống tâm hồn
    Sau 1954, thi sĩ họ Chế ( thật ra họ Phan ) viết Ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thường chim báo bão, Huy Cận viết Trời mỗi ngày lại sáng, Xuân Diệu viết Riêng chung, Lệ. . .thì chẳng mấy ai biết, chẳng mấy ai đọc ( ngoại trừ các nhà phê bình ) .
    Người khác thì quý tác phẩm của mình, còn chính mình đem hết tâm huyết để tạo ra nó lại từ chối nó .
    Ở một nơi nào đó, có linh hồn nào ân hận hay chăng ?

  2. Cho tớ được phép phản biện nhà biên tập Tạ Duy Anh

    “thứ phê bình suy diễn, trong khi những người có quyền cấm đoán tác phẩm thì hoặc quan liêu, hoặc không hiểu gì về nghệ thuật”

    Theo Thái Hạo, họ & những “tộ giả” có những tộ phẩm được biên tập khá nghiêm khắc, sự khác nhau chỉ là tiểu tiết . Có nghĩa cả 2 bên đều “hoặc quan liêu, hoặc không hiểu gì về nghệ thuật”. Với Nguyên Ngọc thì, theo tớ, nhận định của biên tập viên Tạ Duy Anh đúng ở thời điểm phê phán Phùng Quán, nhưng về sau its a different story altogether. Giải thưởng văn hóa mang tên Phan Chu Trinh trao cho Lữ Phương, tạo ra hiện tượng Bảo Ninh, rùi chính Tạ Duy Anh với đoạn trích dẫn trên Da Màu, giải thưởng cho tác phẩm về Trị An làm 2 tiến sĩ Mạc Văn Trang & Chu Mộng Long khen nức nở … Single-handedly tạo ra cả 1 thế hệ tác phẩm hiện thực XHCN 2.0, Nguyên Ngọc xứng đáng được các bác, và cả Tưởng Năng Tiên, xem là nhà văn hóa của nền văn hóa các bác, mà Tưởng Năng Tiến cũng mún gộp cả mình ở trỏng

    “Đặc điểm chung của họ là bất tài, đố kị, thích thể hiện quyền lực, thích làm hại người được công chúng quan tâm mà lại không coi họ ra gì!”

    Nhắc lại Thái Hạo, sự khác nhau giữa họ & các trí thức tài cao nhưng phận mỏng chỉ là tiểu tiết . Níu đặt những người tài cao vào những vị trí phận cũng cao, them gonna do the same Phúc Kđinh thing . Những người họ ghét thì họ sẽ gọi là thế này thế nọ . Hiện giờ thì họ mún chánh quyền xử, thảy quyền lực vào tay họ … Sêm Phúc Kđinh thing gonna happen.

    “tác phẩm của Phùng Quán, thì ông là nhà tuyên truyền nhiệt thành cho chế độ”

    Thái Hạo đúng, sự khác nhau giữa Nguyên Ngọc & Phùng Quán chỉ là tiểu tiết

    “Vượt Côn Đảo”, Tiểu thuyết, 1955, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, 2007″

    ex (no mo)-luật sư Đặng Đình Mạnh cũng nghĩ những chiến sĩ cách mạng an nghỉ ở nghĩa trang Hàng Dương là anh hùng . Sêm xít thui

    “phần lớn trong số đó đỏ roẹt về tư tưởng”

    Các bác nên dựa vào số má Nhân Văn Giai Phẩm để lăng xê Phùng Quán . Rất tốt cho nhiều điều

    “Văn chương vốn đã quá nghiệt ngã: Đãi được vàng chỉ một tí, trong khi rác thải tuôn ra chất thành núi”

    Hổng bít sao, từ hồi 75 xuất hiện câu “Nhà văn nói láo, nhà báo nói điêu”

    “đám hội đồng hồng vệ binh săn đuổi, bức hại”

    Họ cũng chỉ là những biên tập viên cần mẫn, theo tư di Thái Hạo, sự khác nhau giữa họ & Tạ Duy Anh chỉ là tiểu tiết . Tạ Duy Anh là bà đỡ của sáng tạo, họ cũng là bà đỡ kiêm nhà làm vườn . Mún 1 vườn hoa xinh tươi, ngoài vun bón cho những tài năng còn phải diệt cỏ dại . Ở VN hổng thấy, nhưng bên này, cây cỏ dại mà cứ để mọc tự do, nhìn kinh bỏ mịa . Đưa những loại đó vào vườn hoa toàn hoa thơm cỏ lạ XHCN các bác … Vì vậy, vườn hoa các bác cần những chiên da chích đùi

    Chỉ kiến nghị cái lày, đoạn văn cannibalism của Tạ Duy Anh được vinh danh trên Da Màu, Bảo Ninh cũng có đoạn này … Holy Xít trường văn mang tên Nguyễn Du … Đảng & nhà nước nên dựng thành phin đem ra trình chiếu cho thiên hạ thưởng thức

    Sêm xít cả, bôi mặt chửi nhau chi zậy hổng bít nữa . Đau lòng Đảng lém các bác ui

    Trường văn Nguyễn Du nên dịch truyện Trung Quốc rùi bảo là của mình, chớ … Ờ, cứ tin mình tài cao phận mỏng đi mọi người ơi

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây