Gió Bấc
27-6-2024
Hơn 10 năm qua, khi các “Học Kỳ Quân Đội” đã trở nên nhàm chán, giới trẻ Việt Nam được khuyến khích món ăn mới là “Khóa Tu Mùa Hè” được tổ chức khắp nơi trên cả nước. Với danh nghĩa là chương trình rèn luyện kỹ năng sống, tích hợp với những mỹ từ có cánh về phước báo, tiêu trừ nghiệp quả, tích lũy công đức cho tương lai không chỉ đời này mà còn cả đời sau, tỏ ra có sức hút với tuổi mới lớn.
Những ngôi chùa to, phật lớn phước nhiều, giỏi phù phép truyền thông với nhưng xú danh tăng Thích Thỉnh Vong, Thích Chuyển Khoản, Thích Chân Dài… quy tụ hàng ngàn thanh thiếu niên trong mỗi khóa tu. Thật vi diệu, nhà nước mở toang cửa cho Phật Giáo Quốc Doanh tha hồ múa gậy vườn hoang, tha hồ tổ chức các khóa tu mà không có quy định nào giám sát, kiểm tra về phẩm chất, hệ quả của các khóa tu này.
Theo Thông bạch số 95/TB-HĐTS vào ngày 30-3-2024 về việc tổ chức khóa tu mùa hè cho thanh thiếu niên Phật tử trong dịp hè năm 2024 của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự, thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, ấn ký:
“Các chùa, cơ sở tự viện của Giáo hội và các địa điểm phù hợp có đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất đảm đảm cho sinh hoạt đông người (khóa sinh nam và nữ riêng biệt), an toàn về sinh hoạt ăn nghỉ, tắm giặt, vệ sinh, bảo đảm sức khỏe cho khóa sinh; bảo đảm an toàn về cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường và các quy định chung về an ninh trật tự theo quy định” (1).
Thông bạch này cho thấy điều kiện mở khóa tu quá dễ dãi, hầu như bất kỳ chùa nào cũng có thể tổ chức được. Thực tế qua mạng xã hội cho thấy thông tin giới thiệu, mời gọi tham dự Khóa Tu Mùa Hè đã nở rộ khắp nơi từ quê tới tỉnh, thành.
Nội dung khóa tu vừa thuyết giảng, thực hành về tâm linh, vừa hướng dẫn kỹ năng sống, tổ chức đời sống sinh hoạt tập thể cho hàng ngành thanh thiếu niên nhưng chỉ thấy quy định điều kiện về cơ sở vật chất mà không có điều nào nói về con người, phương pháp, chương trình giảng dạy. Việc dạy học phổ thông đã khó, cần có kiến thức khoa học, kỹ năng sư phạm, phải qua đào tạo chính quy. Việc dạy tâm linh, dạy sống lại càng khó. Các thầy tu không thể đương nhiên có năng lực và phẩm hạnh, chuyên môn để hướng dẫn cho trẻ em.
Theo Hiến chương Giáo hội hiện nay, những thang bậc phẩm hàm chức sắc đại đức, thượng tọa, hòa thượng, được xem xét chủ yếu là ở tuổi đời, số hạ lạp, còn việc trì giới, thông hiểu Phật pháp khó có thể đong đếm được.
Ai, tiêu chuẩn nào được tham gia giảng dạy ở các khóa tu mùa hè? Chưa thấy quy định rõ ràng nào nhưng có thực tế đáng kinh hoàng là bà Phạm Thị Yến, nhân vật nổi tiếng trong scandal áp vong năm 2019 ở chùa Ba Vàng, không tu sĩ cũng không giáo sư, lẽ ra phải được khởi tố về tội hành nghề mê tín dị đoan; năm 2024 này vẫn nghiễm nhiên là Phó Trưởng ban Tổ chức, Trưởng ban Điều hành Khóa tu mùa hè của chùa Ba Vàng nơi chỉ trong đợt 1 đã có 6000 học viên tham dự (2).
Dù việc truyền bá, rù quến việc áp vong móc túi, bóp cổ con nhang mê tín đã bị giáo hội xử phạt từ năm 2019, nhưng đến nay, trên website phamthiyen.com vẫn còn nguyên mục Oan Gia Trái Chủ với những bài giảng giải nghiệp sặc mùi mê tín của chính y thị.
Với một Trưởng ban như vậy, mà trình diễn vong nhập trước mặt hàng ngàn học viên của khóa tu là “chuyện bình thường ở huyện”. Huống hồ chi sư phụ Ba Vàng còn có thêm chiêu mới thỉnh linh thai nhi, giúp phụ nữ tha hồ phá thai mà không mắc tội.
Chính vì vậy, ngay các “lò” nổi tiếng nhất, lượng học viên tham gia đông đảo nhất, càng xảy ra nhiều tai tiếng nhất. Thiền Tôn Phật Quang có chùa to rộng, sức chứa hàng ngàn tu sinh, đang nổi lên vị thượng tọa, cử nhân tại chức, lên Tiến sĩ thần tốc chỉ hai năm, là giảng sư nổi tiếng và đầy tai tiếng về luật thuyết nhân quả thật hàm hồ, mang đầy tính đe dọa.
Vì sao nhà nước Việt Nam lại rộng cửa cho những ma tăng, sàm tăng, yêu nữ tha hồ đầu độc thanh niên qua các khóa tu mùa hè như vậy?
Trong chế độ công sản, đảng chưa bao giờ nới lỏng tay trong quản lý con người. Quyền lực cứng là công an, quyền lực mềm là các đoàn thể, quan trọng nhất là thanh niên được mệnh danh là cánh tay đắc lực của đảng. Hiến pháp nào cũng khẳng định quyền lập Hội, quyền biểu tình nhưng gần 80 năm qua, quyền ấy mãi ngủ ngon trong Hiến pháp. Những Hội đoàn thiết yếu của xã hội dân sự nếu không chấp nhận là tổ chức ngoại vi của đảng thì không bao giờ có thể tồn tại.
Hướng đạo Việt Nam, tổ chức rèn luyện thanh niên hiệu quả nhất, tiên tiến nhất, có vai trò quan trọng trong lịch sử với những huynh trưởng lẫy lừng Hoàng Đạo Thúy, Phan Anh, Tạ Quang Bửu, Kha Vạn Cân… Có thể nói cách nào đó là tiền thân của các tổ chức Thanh Niên Tiền Phong ở Miền Nam, Thanh Niên Tiền Tuyến ở Miền Trung. Tiếc thay, kể từ khi được ông Hồ nhận làm Chủ tịch danh dự, Hướng Đạo Việt Nam bị khai tử ở Miền Bắc; và sau 1975, bị khai tử ở Miền Nam (3).
Lý do duy nhất mà nó phải chết: Hướng Đạo là phong trào, là tổ chức phi chính phủ, không chấp nhận sự lãnh đạo của đảng.
Sự nghi kỵ, độc đoán của đảng, nhà nước cộng sản không tha thứ cho bất cứ một tổ chức, cá nhân nào thoát ra ngoài quỹ đạo, vòng tay của tập thể chóp bu, cho dù đó là những đại công thần của chế độ như các ông Nguyễn Hộ, Nguyễn Văn Trấn với tổ chức Câu Lạc Bộ Người Kháng Chiến cũ, Trần Độ, Nguyên Ngọc với ý hướng tự do sáng tác, Phạm Chí Dũng với Hội Nhà Báo Việt Nam độc lập.
Với tôn giáo, trừ Phật giáo quốc doanh, sự nghi kỵ, độc đoán hà hiếp của chính quyền với các tôn giáo khác không bao giờ lơi lỏng.
Trả lời RFA, ông Nguyễn Thanh Phong, Tổng vụ thanh sinh Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa hảo thuần túy, hôm 21/6/2024 đã khẳng định:
“Tất cả những chùa là bên quốc doanh nắm giữ hết còn những khóa niệm Phật thì những cái cốc, cái am, tịnh thất của những tu sĩ bên đạo Phật giáo Hòa hảo thì người ta làm riêng, một số người, chừng 5, 7 người, 10 người đổ lại, còn đông quá cũng bị cấm thôi.
Tôi là Tổng vụ thanh sinh Trung ương Giáo hội PGHH thuần túy, những khóa học này đúng ra do tôi tổ chức, nhưng không thể tổ chức được vì bị cấm. Nhưng những người có tư lợi, chiếm đoạt tiền bạc thì người ta muốn lợi dụng tư tưởng của những em nhỏ học sinh, sinh viên… như vậy không đúng với đạo lý”.
Ông Phong cũng cho biết thêm những quy định của Giáo hội PGHH:
“Nói chung là tôi không thì kiêng ngã về đâu, bên Phật giáo Hòa hảo theo lời của thầy, tất cả là cấm mê tín dị đoan, điều đó là cấm tuyệt đối, chứ không có nhập nhằng, nghe ông này, nghe ông kia, lạy ông này nói này, lạy ông kia nói kia. Dứt khoát tai nghe mắt thấy mới làm được, chứ còn dạng mê tín, ông lên bà xuống, dẫn dắt thế này thế kia là không được… Con người ta có nhiều cách lợi dụng cũng chỉ vì tiền thôi...” (4).
Với Giáo hội PGHH thuần túy chưa nói đến việc tổ chức tu học đông người, dài ngày mà ngay cả việc tổ chức kỷ niệm ngày vãng sanh của Đức Thầy, ông Hà Văn Duy Hồ, hội trưởng PGHH tỉnh An Giang cho biết, công an đã phong tỏa khu vực có trụ sở tạm thời của Ban Trị sự Trung ương Giáo hội tại xã Long Giang, không cho các tín đồ dựng lễ đài và tổ chức lễ kỷ niệm tại đây.
Từ ngày ngày 01/4, chính quyền lập chốt chặn hai đầu không cho ai qua lại khu vực này (5).
Với Công giáo là tôn giáo lớn được cả thế giới công nhận, ngoài thánh lễ Noel vốn đã trở thành lễ hội phổ cập của cả cộng đồng dân tộc, không thể bóp nghẹt, việc các tổ chức Công giáo tổ chức hoạt động tu tập trên 1000 người mà không bị đàn áp, giải tán, sẽ là phép lạ.
Tại sao có sự phân biệt, ưu tiên, tại sao nhà nước dễ dãi chia sẻ đặc quyền giáo dục thanh niên cho các ma tăng, sàm tăng, yêu nữ của Giáo hội quốc doanh dù biết rõ rằng họ đang gieo rắc mê tín, đầu độc thế hệ trẻ để trục lợi?
Tại sao thẳng tay đàn áp các tôn giáo hay những cá nhân thành tâm tu hành khác dù họ không hề chống đối, cũng không có tham vọng chính trị tranh giành quyền lực?
Không có câu trả lời nào khác hơn những giáo hội, tổ chức tôn giáo khác vẫn trung thành với niềm tin, giáo lý, đấng thiêng liêng của họ. Với cộng sản, không đầu phục đã là chống đối.
Giáo hội quốc doanh, sau từng ấy năm được nhào nặn đã thật sự trở thành một bộ phận trung thành của đảng. Về danh nghĩa, Giáo hội là thành viên Mặt trận Tổ Quốc, do Ban Tôn Giáo quản lý nhà nước nhưng về thực tế Giáo hội gắn liền với Bộ Công an.
Lộ liễu nhất là vào dịp tết nguyên đán, toàn thể hệ thống giáo hội từ trung ương đến địa phương đều long trọng, nghiêm cẩn đến trụ sở “đảnh lễ” chúc tết ngành công an.
Giáo hội và Công an cùng mục tiêu làm cho dân sợ, cam chịu, đánh mất tự do. Công an dùng quyền lực nhà nước, giáo hội dùng thần quyền. Họ cũng cộng sinh mục tiêu khác là vắt cùng kiệt tiền bạc, của cải người dân, bên lạm quyền cưỡng ép, bên nhỏ nhẹ dụ dỗ cúng dường.
Ngày nào còn nhà nước độc tài, người dân sẽ còn phải chịu đựng thêm họa từ sự hợp lực của bộ đôi này. Dân khí, dân trí, dân sinh sẽ đồng thời cạn kiệt cho đảng trường tồn.
Chú thích:
2. https://phamthiyen.com/chao-mung-khoa-tu-mua-he-chua-ba-vang-nam-2024-c5588.html
3. https://tienphong.vn/bac-ho-bon-lan-hoc-vo-post186290.tpo
Học giả, Thái Bá Tân.
Giáo sư và tiến sĩ
Là đối tượng đáng ra
Được xã hội kính trọng,
Thế mà giờ, nước ta
Giáo sư và tiến sĩ
Lại trở thành trò hề
Trong con mắt thiên hạ,
Đàm tiếu và cười chê.
Lý do thì đã rõ.
Thật xấu hổ lắm thay.
Nói thật, chỉ cộng sản
Mới làm được điều này.
Nguồn Mạng.
U Mê.
Buồn buồn lắm, bạn ơi tôi buồn lắm
Vạn nỗi đau đang cào cấu trái tim tôi.
Thương lũ trẻ tập tu nơi hang quỷ
Để ma tăng dẫn dắt chúng lạc đường.
Học làm người, phải học nơi thánh thiện
Muốn tập tu, cần tìm chốn chân tu.
Nơi ma tăng lộng hành vì tiền bạc
Dạy làm người, chúng có dạy được không?
Thương lũ trẻ, trách cha trách mẹ trẻ
Nỡ u mê, để ma quỷ dạy con.
Ở cái nơi, cọng cỏ thành xá lợi
Có đáng tin, gửi con tới tu thân?
Nơi cửa thiền phải là nơi thanh tịnh
Nay là nơi dụ trẻ tới thu tiền.
Trách ai đây, lẽ nào không tự trách.
Để đám người, dẫn trẻ sống u mê!
Nguồn mạng.
Tuyên bố nổi tiếng của Nelson Mandela trong chuyến thăm trường đại học Nam Phi như sau:
⦁ “Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào, không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên.
⦁ Bệnh nhân chết dưới bàn tay các bác sĩ của nền giáo dục ấy.
⦁ Các tòa nhà sụp đổ dưới bàn tay các kỹ sư của nền giáo dục ấy.
⦁ Tiền bị mất trong tay các nhà kinh tế và kế toán của nền giáo dục ấy.
⦁ Nhân loại chết dưới bàn tay các học giả tôn giáo của nền giáo dục ấy.
⦁ Công lý bị mất trong tay các thẩm phán của nền giáo dục ấy.
⦁ Sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia.”
The famous statement of Nelson Mandela is displayed at the entrance of the University of South Africa thus:
« Destroying any nation does not require the use of atomic bombs or the use of long range missiles. It only requires lowering the quality of education and allowing cheating in the examinations by the students. »
« Patients die at the hands of such doctors. »
« Buildings collapse at the hands of such engineers. »
« Money is lost in the hands of such economists & accountants. »
« Humanity dies at the hands of such religious scholars.*
« Justice is lost at the hands of such judges.»
« The collapse of education is the collapse of a nation. »
Nguồn: Fb Son Nguyen
Chúng ta đã lạc lối, lạc lối trong tư duy dẫn tới lạc đường trong hành động. Có lẽ vậy nên mấy chục năm sau ngày đất nước thống nhất, người Việt ta vẫn phải lần mò tìm lối đi cho mình, cũng chẳng hiểu đích tới là gì và cho đến lúc nào ta mới đi tới đích.
Thời trước, tư duy người nghèo là cao quý, người giàu, người có chữ là tầng lớp bóc lột, tầng lớp tiểu tư sản dễ dao động trước gian khổ khó khăn. Tư duy lệch lạc đó đã dẫn tới cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh mà có thời ta gọi đó là cuộc “cách mạng long trời lở đất”. Biết bao nhiêu người có chút ruộng đất, có chút của cải đã bị cướp trắng chia cho người nghèo để rồi đất nước tất cả đều nghèo. Người có năng lực, có trí thức không dám sử dụng khả năng lẫn kinh nghiệm của mình để làm ra của cải vì sợ một lần nữa bị quy kết là tầng lớp bóc lột. Còn những người nghèo những bần cố nông ở nông thôn hay dân nghèo thành thị ở thành phố, được chia ruộng đất, quả thực của địa chủ của tư sản lại không biết cách làm ăn, chỉ sau một hai năm, của thiên trả địa nghèo lại hoàn nghèo. Thế là, cả nước cùng nghèo, chẳng ai hơn ai đó là bộ mặt của xã hội miền Bắc một thời cũng là bộ mặt của xã hội Việt Nam trước thời đổi mới. Cũng may, trong tầng lớp thượng tầng đã có những người tỉnh ngộ, họ nhận thấy mình tự trói mình, tự trói dân về tư duy nên đã tìm cách cởi trói cho dân, nếu không có cuộc cách mạng tự cởi trói thì có lẽ chúng ta sẽ có cuộc sống giống người Bắc Hàn hay người Cu Ba.
Sau thời đổi mới, tư duy của nhiều người Việt trong đó có một bộ phận không nhỏ trong tầng lớp lãnh đạo lại quay ngoắt 180 độ. Từ ghét giàu trọng nghèo tới thích giàu khinh nghèo là bước thay đổi lớn kể từ khi tiến hành đổi mới. Làm giàu bằng năng lực và trí thức của mình là chính đáng, đây là điều mà các thể chế văn minh tôn trọng. Nhưng làm giàu bất chấp luật pháp, làm giàu bằng quyền lực là điều đáng lên án. Hãy quan sát nơi ở cách tiêu pha của gia đình nhiều quan chức cấp huyện, cấp sở, cấp tỉnh, cấp bộ thuộc tầng lớp trên của xã hội ta thời nay ta sẽ thấy bao nhiêu người trong số họ giàu có bằng năng lực và sức lao động của mình! Hãy quan sát những đại gia hiện nay xem có bao nhiêu phần trăm làm giàu từ đất. Thời cải cách, lấy đất của người giàu chia cho người nghèo là sai nhưng không đáng trách như thời nay, bằng các dự án này nọ có sự liên kết giữa tư nhân và quan chức, đất của người nghèo được chuyển cho người giàu và các quan tham. Những vụ khiếu kiện đông người ở Thủ Thiêm, Dương Nội, Văn Giang… là minh chứng cho việc chuyển tài sản của nông dân nghèo cho tầng lớp giàu có.
Thời nào cũng vậy, không phải mọi thứ đều sai, thay đổi tư duy để hành động là một việc nên làm, có vậy đất nước mới tiến lên. Nhưng phủ định hoàn toàn cái cũ kể cả những điều tốt đẹp là một sai lầm trong việc thay đổi tư duy. Trước thời đổi mới học sinh từ bậc phổ thông tới bậc đại học không phải đóng học phí. Thời nay thì sao, Thái Lan là nước theo thể chế tư bản ở gần ta nhưng học trò phổ thông ở các trường công không phải đóng học phí, Philippines cũng gần ta, sinh viên tại các trường đại học công cũng không phải đóng học phí. Thể chế ta tự cho là thể chế của dân, do dân và vì dân sao ta không học người Thái, người Phi trong cách điều hành nền giáo dục. Lẽ nào cứ phải thu học phí cao nền giáo dục mới đủ sức sánh vai cùng với bè bạn.
Có tư duy đúng để định hướng đúng lối đi là việc cần làm không chỉ đúng với mỗi người dân bình thường mà rất cần với những người thuộc tầng lớp lãnh đạo. Có người cho rằng “người Việt ta, kể cả tầng lớp tinh hoa, lúc thì quá tả, lúc thì quá hữu trong tư duy” xem ra không sai. Muốn đưa đất nước đi lên, cần có tư duy đúng, đấy là việc cần làm, nhưng thế nào là tư duy đúng, xin nhường cho các bạn!
Nguồn mạng.
Xét wa thực tía Việt Nam, có vẻ tư di đúng chính là những gì trí thức phọt, lộn, nói ra & được mọi người hưởng ứng
Cứ xem như đó là chân lý, đừng mất thì giờ bàn cãi lung tung nữa . Rức cái đầu lém . Thời buổi dân mềnh đọc những gì dài thì đâm đầu choáng mắt hoa, những gì trí thức nhà mềnh viết ra là đủ gòi