26-5-2024
Kể từ năm 1982, sinh nhật thủ đô nghìn năm tuổi của Ucraina được kỷ niệm vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng Năm hàng năm. Hôm nay, vừa vặn là ngày sinh nhật Kyiv năm 2024, Kyiv 1542 tuổi.
Lẽ ra như mọi khi, mình sẽ viết đôi điều nhỏ bé mà mình mới khám phá được về Kyiv, nhưng năm nay mình sẽ viết về một thành phố khác, thành phố Kharkiv, đã từng là thủ đô của Ucraina xã hội chủ nghĩa trong vòng 15 năm, từ năm 1919 đến 1934.
Đã từng được chọn là thủ đô, đã từng được đầu tư bài bản để trở thành một thủ đô, nhưng Kharkiv hóa ra vẫn chỉ là nạn nhân của một loài quái vật dù đã ngừng tồn tại mà sự tha hóa của nó vẫn còn dai dẳng đến tận bây giờ.
Những ngày qua, tất cả nhân dân Ucraina và những người bạn yêu Ucraina đặt trái tim mình ở Kharkiv, khi thông tin giặc dữ điên cuồng vì không thể đánh bại ý chí quật cường của dân Ucraina, không thể tổ chức duyệt binh trên quảng trường độc lập tại Kyiv, chúng quyết định quay lại tấn công Kharkiv, một mục tiêu mà chúng cho rằng dễ nuốt hơn nhiều so với Kyiv.
Về địa lý, Kharkiv chỉ cách biên giới nước Nga vẻn vẹn 38km. Về đặc thù, Kharkiv được coi là thành phố rất thân Nga và có tới gần 40% dân số là người gốc Nga.
Chính vì thế, việc ngày 24.2.2022 dân Kharkiv không chịu mang bánh mỳ và muối ra chào đón những chiến xa của Nga tiến vào thành phố để “giải phóng ” họ khỏi cuộc sống êm đẹp vốn có, lại còn nảy nòi ra những chiến binh Azov quả cảm đánh quân Nga chạy không kịp xỏ giày là mội mối hận không dễ gì quên được.
Quay trở về với lịch sử, Kharkiv được xây dựng vào giữa thế kỷ 17 bởi những người Cozac Ucraina chạy khỏi miền tây để trốn tránh sự kìm kẹp của chính thể Ba Lan khi đó. Đến cuộc “long trời lở đất” năm 1917 gây ra nội chiến tứ tung giữa quân bonsevik và đủ các loại quân dân địa phương khác thì năm 1919 Kharkiv được chính quyền Xô-viết chọn làm thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Ucraina, đối trọng với Kyiv, thủ đô của Cộng hòa nhân dân Ucraina.
Cho đến tận năm 1922, Cộng hòa nhân dân Ucraina bị phe bonsevik tiêu diệt, hợp nhất toàn Ucraina thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Ucraina, Kharkiv vẫn là thủ đô của nước này bởi tại Kyiv, tâm lý phản kháng chính thể Xô-viết vẫn rất lớn. Từ năm 1919 đến năm 1934, trong công cuộc điện khí hóa, công nghiệp hóa và thực thi chính sách NEP (kinh tế mới) diễn ra như vũ bão, Kharkiv được chính quyền Xô-viết trung ương đầu tư rất bài bản để trở thành một thủ đô thực thụ, một trung tâm chính trị kinh tế cũng như học thuật lớn. Tòa nhà chọc trời đầu tiên của Liên Xô chính là Nhà Công nghiệp, cao 108m (tính cả tháp) được xây dựng ở Kharkiv. Trường đại học tổng hợp Kharkiv luôn là một trong những trường dẫn đầu trong danh sách trung tâm học thuật của Liên Xô. Sự kiện Liên Xô tách thành công hạt nhân nguyên tử cũng là ở Kharkiv. Trung tâm công nghiệp cơ khí chế tạo máy của Liên Xô cũng là Kharkiv…
Thế rồi, bỗng dưng… trong cuộc họp đại hội đảng tháng 1.1934 lại có quyết định chuyển thủ đô Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Ucraina về Kyiv. Quyết định này cho đến tận ngày nay vẫn phủ nhiều bí ẩn. Nhiều kiến giải khác nhau nhưng chưa có lời giải đáp nào thật sự thỏa đáng.
Có đồn đoán rằng, chính Stalin đã đưa ra mệnh lệnh này một cách duy ý chí. Cũng có lời giải thích rằng, cho đến những năm 1934, chính quyền Xô-viết đã chắc chân trên mảnh đất Ucraina, đã tiêu diệt ý chí phản kháng cuối cùng của dân tộc Ucraina bằng nạn đói nhân tạo năm 1932-1933 làm 1/4 dân số Ucraina chết vì đói, nên chính quyền Xô-viết quay trở về Kyiv hòng tẩy trắng lý lịch kẻ cướp của mình bằng tính chính danh kế thừa nhà nước Kyiv cổ đại.
Cho tới tận bây giờ, quân kẻ cướp vẫn già mồm rao giảng, người Nga và người Ucraina là một, bất chấp sự thật về phân tích DNA sự khác nhau một trời một vực của hai dòng máu.
Nhưng đấy là chuyện khác rồi. Chuyện của chúng ta hôm nay là sự khốn nạn đểu cáng tột cùng của một chính thể vẫn còn rơi rớt trong tâm tưởng của một bộ phận những kẻ không đáng làm người. Kharkiv chịu đựng sự soán ngôi thủ đô nhà nước xã hội chủ nghĩa. Và tệ hơn nữa, trong cuộc chiến mà chính thể Xô-viết gọi là cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại năm 1941- 1945, Kharkiv bị coi là thành phố đầu hàng mặc dù quân và dân Kharkiv đã kiên cường bảo vệ thành phố trước đội quân phát xít Đức lâu hơn Kyiv, Odessa hay nhiều thành phố khác cả tháng trời.
Những ai đã từng đi học ở Liên Xô thủa trước, hẳn vẫn nhớ 12 thành phố được vinh danh Thành phố anh hùng, được bắn pháo hoa trước các nơi khác 1 giờ đồng hồ vào Ngày chiến thắng 9.5. Kharkiv không có tên trong số 12 thành phố ấy mặc dù Kharkiv là một trong những thành phố tan hoang nhất trong thế chiến thứ 2 ở châu Âu, số quân lính tổn thất cả từ hai phía tham chiến Liên Xô và Đức trong các trận chiến giành giật Kharkiv nhiều hơn tất cả các trận chiến khác, kể cả so với các trận lừng danh như Vòng cung Kursk hay Trận Stalingrad.
Nếu xét về logic, việc thành phố nhiều lần được giải phóng rồi lại bị thất thủ không thể bị coi là vết nhơ danh dự của nó bởi trên thực tế có rất nhiều yếu tố dẫn đến việc này, trong đó có cả sự hiếu thắng và thiếu cẩn trọng của tướng tư lệnh Vantuchin. Vậy tại sao Vantuchin được vinh danh còn Kharkiv bị gọi là thành phố đầu hàng? Nhưng hôm nay, lịch sử đã không còn lặp lại. Nếu có thành phố nào là thành phố anh hùng, Kharkiv sẽ được gọi tên trước nhất.
Kharkiv là thành phố đầu tiên tháo tất cả các biển chỉ đường giao thông để quân xâm lược không biết đường nào mà tiến vào thành phố kể từ 12h trưa ngày 24.2.2022 và bị chặn đứng ngay vùng ngoại vi. Kharkiv là nơi khai sinh ra tiểu đoàn tình nguyện trứ danh mang tên Azov, tiền thân của đội quân tinh nhuệ Azov ngày nay. Kharkiv là nơi người dân lấy ga tàu điện ngầm làm nhà, sống tại đó, học tập tại đó, tổ chức hòa nhạc tại đó suốt trong năm chiến tranh đầu tiên, chứ nhất định không rời bỏ thành phố thân yêu.
Hôm nay Ngày Kyiv, mình không viết về Kyiv , mà viết về Kharkiv, thành phố có danh xưng không chính thức là ” thủ đô đầu tiên” đầy ấm ức và buồn tủi như một sự sẻ chia đau thương cùng Kharkiv bởi những ngày qua, quân chó má Nga đã bắn Kharkiv với sự bạo tàn không thể miêu tả bằng lời. Chúng bắn vào nhà dân, bắn vào chung cư, bắn vào siêu thị, bắn vào công viên, bắn vào nhà xuất bản… Chắc hẳn chúng hiểu rằng, với Kharkiv, không điều gì có thể lung lạc được tinh thần quả cảm của người Cozac, nên chúng trả thù bằng cách hèn hạ nhất.
Xin sẻ chia cùng những mất mát của Kharkiv!
Xin gửi lòng kính trọng đến người dân Kharkiv!
Cùng nhau ta sẽ chiến thắng!
Бог с нами!
Ngày Kyiv 26.5.2024
Đời thường Kharkiv những ngày vỡ nát bởi chiến tranh….
Không có gì cản trở được điệu Vallse bước vào đời của các học sinh trung học Kharkiv trong ngày bế giảng…
Tưởng tân nhân Thủ đô Hà L..ội + Hoài Cố nhân Cố đô Thăng Long
******************************************
Thủ đô Hà L..ội : chuột cống triều cường
Đấu trường chính ch..ị máu lệ tang thương
Võ sĩ giác đấu đao Tàu tử chiến
Tưởng bầy gà chọi nhốt lồng kính gương
Như lò ấp Toán đẻ lũ gà đá thi C..uốc tế
Giờ trí ngủ xã nghĩa huyện chèo phường
Văn Miếu Quốc Tử Giám thẹn cùng Tiên tổ
3 Đình lăng bo..ác Mai Dịch đúng hí trường
Đồng ch..ấy tranh hùng chung kết Tứ trụ
Tựa bầy cá sấu kền kền mỏ máu xương
Thương chục triệu Dân lành đời thống khổ
Già thiếu canh trẻ thiếu sách đến trường
* * *
Cố đô Thăng Long ơi ! Nhớ ơn Tiền nhân…
Chiến lược thành quách chống giặc diệt gian thần
Ba lần đại thắng đế quốc Mông Cổ
Bao lần đuổi sạch lũ phương Bắc xâm lăng
Đông Đô – Đống Đa – Ngọc Hồi – Vạn Kiếp
Mãi vào Việt Sử sáng chói Vĩnh hằng
Vang vọng đến Hôm nay + Mai sau đồng vọng
Hoài Tiền nhân Cố nhân đến Muôn năm
Paris đây, Thăng Long – Hà Nội bên ấy
Tự hào + tủi hận dưới Nhật nguyệt Huyết trăng
HÀNG CHỤC TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Hề… hề…, chính xác rồi và rất cảm ơn tác giả Nguyễn Hồng Giang về bài viết này, nhưng chỉ vì do tôi thuộc loại hay ngứa mồm nên xin có một chút xía vô nên xin mong được lượng thứ: Người Slave ở khu vực mà sau này được lập quốc bởi một đám giặc cỏ VIKING đường bộ, có tộc trưởng mang họ là Ruis thuộc tộc Varangia, nên, cái quốc gia cổ xưa này mang tên ông ta và lấy thủ đô là Novogrod (thành phố mới), từ đó, người Ruis Slave mạnh lên, và sau khi có được một vùng rộng lớn thì họ lấy Kyiv (Kiev) làm thủ đô và đất nước có tên là Rus Kievan. Nhưng điều quan trọng nhất mà mọi người hay quên (nhất là bọn văn nô sử nô báo nô thối mồm lại càng cố tình quên), đó là, việc chủ động đắp đập Kyiv trên sông Dnepr của người Rus Kievan (mà sau này hậu sinh của họ là Ukraine) đã ngăn chặn bọn di cư xâm lược không xâm phạm được vào vùng đầm lầy Belorussi, mà nhân đó, Novogrod và Moscovi được hưởng lợi. Các vùng này sau này trở thành thực thể lớn có thế lực và tách rời khỏi Rus Kievan. Nhưng, khốn nạn nhất là bọn vô ơn lại coi những người chịu cay đắng, đắp đập, hy sinh thân mình để bảo vệ chúng là NHỮNG KẺ VEN LỀ (UKRAINE đấy)!!