Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang giải thích Hiến pháp?

Huy Đức

19-5-2024

Tôi đọc rất kỹ bản tin và Hiến pháp. Tôi tìm hiểu các tiền lệ vẫn không hiểu được cách giải thích của ông Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường. Trong chính thể ta, chỉ duy nhất có Chủ tịch Hồ Chí Minh từng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao một thời gian.

Nhưng, Hồ Chí Minh trong Chính phủ lâm thời là Chủ tịch Chính phủ và sau Hiến pháp 1946 thì Chủ tịch nước là người đứng đầu chính phủ [có lẽ như các mô hình tổng thống chế của các quốc gia theo mô hình cộng hòa tổng thống].

Chủ tịch nước theo Hiến pháp 2013 là người đứng đầu nhà nước và Thủ tướng chính phủ là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Thủ tướng kiêm bộ trưởng thì chẳng có băn khoăn gì.

Tôi cũng không rõ có phải vai trò “thống lĩnh các lực lượng vũ trang” là có thể kiêm thêm Bộ trưởng Bộ Công an.

Không rõ cách ông Bùi Văn Cường trả lời báo chí trên đây là ý kiến cá nhân ông hay ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nếu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì có nên coi đây là cách mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp và lúc này thì những công dân sợ hãi như chúng ta phải hiểu Hiến pháp theo cách đó không?

Nếu vậy thì điều này chắc chắn tạo ra một tiền lệ tương tự như khủng hoảng Hiến pháp.

PS: Hiến pháp không cấm Chủ tịch nước kiêm bộ trưởng, cũng như Hiến pháp không cấm Thủ tướng làm chánh án. Nhưng quyền lực nhà nước là chỉ được làm những gì pháp luật cho phép chứ không phải làm những gì pháp luật không cấm [trả lời một số bạn inbox].

***

Lê Kiên: Một người có thể vừa là Chủ tịch nước vừa là Bộ trưởng, thành viên Chính phủ được không?

Theo tôi là không thể, vì:

Khoản 3, điều 2 Hiến pháp quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Theo khoản 2 điều 88 Hiến pháp, Chủ tịch nước có quyền: “Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ”.

Điều 90 viết: “Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, phiên họp của Chính phủ. Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước”.

Trường hợp một người vừa là Chủ tịch nước vừa là Bộ trưởng, thành viên Chính phủ sẽ mâu thuẫn với nguyên tắc hiến định là “phân công, phối hợp, kiểm soát” quyền lực.

Tôi nêu một tình huống vui như này thôi: Nếu Quốc hội không miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Công an đối với đại tướng Tô Lâm trước khi bầu ông làm Chủ tịch nước, mà để sau khi bầu xong mới miễn nhiệm, thì sẽ xảy ra tình huống (Chủ tịch nước Tô Lâm ký quyết định miễn nhiệm Bộ trưởng Tô Lâm theo khoản 2 điều 88 Hiến pháp, như tôi đã trích dẫn).

_______

Bài liên quan: Ngày 20/5, Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự (Báo TH). – Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 (ND). – Tổng thư ký Quốc hội: Chưa phê chuẩn hoặc miễn nhiệm bộ trưởng Bộ Công an tại kỳ họp thứ 7 (TT). – Quốc hội chưa phê chuẩn hoặc miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Công an (LĐ).

Bình Luận từ Facebook

9 BÌNH LUẬN

  1. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo.

    Có thể thay quan, không thay được Nhân Dân
    Thay tên nước, không thể thay Tổ Quốc
    Nhưng sự thật khó tin mà có thật
    Không thể thay quan dù quan đã thành sâu!

    Quan thành dòi đục khoét cả đất đai
    Vòi bạch tuộc đã ăn dần biển đảo
    Đêm nằm mơ thấy biển Đông hộc máu
    Những oan hồn xô dạt tận Thủ Đô

    Đi qua hàng rào, đi qua những đoàn xe
    Đi qua nắng đi qua mưa đi qua đêm đi qua bão
    Những oan hồn không sức gì cản nổi
    Đi đòi lại niềm tin, đi đòi lại cuộc đời

    Đòi lại những ông quan thanh liêm đã chết tự lâu rồi
    Đòi lại ánh mặt trời cho tái sinh vạn vật…
    Tôi tỉnh dậy thấy mặt tràn nước mắt
    Nước mắt của Nhân Dân mặn chát rót vào tôi.

    Ôi những ông quan không Dân trên chót vót đỉnh trời
    Có nhận ra tôi đang kêu gào dưới đáy
    Cả một tỷ tôi sao ông không nhìn thấy?
    Vì tôi vẫn là người mà ông đã là sâu?…

    NGUỒN MẠNG

  2. Tướng Công Trần Độ

    Tôi vào bộ đội, năm mười sáu tuổi
    Chia tay gia đình, bố mẹ, các em
    Đôi chân cứng, rong ruổi mọi miền
    Lửa chiến tranh, cháy tuổi xuân năm tháng

    Nhớ mãi ngày, khi tôi vào Đảng
    Nắm tay thề: “Với Tổ Quốc, Non Sông”.
    Bên cây súng đi đến ngày chiến thắng.
    Mái tóc xanh, đã chuyển màu bạc trắng.

    Thân già nua, cùng gối mỏi, chân chùng
    Nhưng lương tâm, trí tuệ cứ bồn chồn
    Lòng trăn trở, vấn vương, day dứt
    Cao hơn hết, tôi ngẫm suy về Đảng
    Như người cha, chỗ dựa của lòng tin.

    Đi theo Đảng, đâu phải Mác – Lê nin?
    Mà chính là Tình yêu Tổ Quốc
    Đến với Đảng để làm điều nhân đức
    Cùng lương tâm, cống hiến cho đời.

    Nhưng, hôm nay, đầy méo mó, cạn vơi
    Thì ắt hẳn, ngày mai tràn cay đắng.
    Thời gian trôi, như bóng câu qua cửa
    Đảng cứ tàn dần chân lý trong tôi.

    Đau thắt lòng! Tôi cất tiếng Đảng ơi!
    Sao lại thế: “Mùa thu Tháng Tám”
    Vinh dự, tự hào: “Đảng viên Cách mạng”
    Ngày qua ngày! Nhục nhã thế này ư?

    Sách mấy ngàn trang, chữ mấy triệu từ
    Rao giảng rất hay, việc làm thì nháo
    Khi trích Lê nin, “xúc phạm lời Bác”
    Nên thực thi, không thuyết phục được nhân tâm.

    Nhớ ngày xưa, Đảng phải gắn với dân!
    Như cá phải rúc, chui vào nước!
    Đảng đề cao Nhân dân là trên hết
    Nói hộ dân và nghĩ cũng hộ dân.

    Mọi người dân, tìm chỗ để đặt chân
    Đều phải bước theo chân của Đảng!
    Còn hôm nay, vẫn “vì Dân trong sáng”!
    “Quyền lợi nhóm”, giọng lưỡi “Lý Thông”

    Nhớ tuyên ngôn, buổi đầu Cách mạng
    Đảng không tham quyền chức nghênh ngang
    Cách mạng thành công, cáo lão về làng
    Vui thú điền viên, thung dung câu cá.

    Hãy nhìn trông, không có ai về cả
    Cố bám quyền, giành mũ áo cao sang
    Bày đặt ăn chia, tài lộc khang trang
    Chẳng dại gì về quê cha đất tổ.

    Từ huyện, xã, quận, phường, thành phố
    Đảng chiếm một bên, Nhà nước một bên
    Bí thư thành ủy, Chủ tịch ủy ban
    Hai guồng máy, đè đầu dân đau khổ.

    Đây Sở Ngoại thương, kia Ban Kinh tế
    Nội chính bên này, bên nọ Công an
    Sống đàng hoàng, bao dinh sở khang trang
    Một cổ hai tròng, người dân tội nghiệp

    Đảng dậy răn: Giữ tấm lòng liêm khiết
    Sao đút túi liền những triệu đô la
    Tiền nước ngoài họ tranh thủ chúng ta
    Người “ăn mảnh” là Tổng bí thư của Đảng!

    Để mị dân, Đảng tăng cường lao động
    Chức vu vơ, trừu tượng “chủ nhân ông”
    Làm chủ ngu ngơ, nhà máy ruộng đồng
    Đảng nắm chặt tiền và quyền sinh sát.

    Thân “ngọc ngà” phải về với đất
    Đảng chiếm giữ riêng Mai Dịch cho mình.
    Rồi cho xây Hoàn Vũ rất môi sinh
    Riêng với Đảng, không ai thiêu cả

    Nơi đô thành, chạy dọc ngang đường phố
    Đặt tên đường, Đảng giành giật phần mình.
    Đây đường Lê Duẩn, kia đường Trường Chinh
    Đường to đẹp Đảng giành phần dự trữ

    Các tỉnh huyện, ổn định cùng lịch sử
    Đảng hội vài ba điểm vào nhau
    Cuộc “đoàn viên” chưa “ân ái” bao lâu
    Rồi vẫn Đảng truyền ra lệnh tách.

    Quá tùy tiện, Đảng làm theo sở thích
    “Khắc khắc, nhập nhập” như trò chơi
    Cuối cùng chỉ khổ sở Dân thôi
    Còn ý Đảng, vẫn luôn luôn là đúng.

    Ghế Đảng trị, quyết giữ cho bằng được
    Đảng khóa xiềng vào Dân chủ, Tự do
    Từ miền quê cho tới thành đô
    Cấm ngôn luận, cấm tự do báo chí.

    Đảng chúa ghét các nhà nghệ sĩ
    Nhàn cư ngồi thóc mách lăng nhăng
    Ai dũng cảm, đòi hỏi lẽ công bằng
    Đảng biến tướng, “chính chuyên” bằng nhiều cách.

    Về bàu cử Đảng tạo khuôn bằng sắt
    Rất “tự do”, rất “dân chủ, khách quan”
    Nhân danh Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
    Duyệt danh sách, đưa người ra ứng cử.

    Thế là “nguyên khí hiền tài” xứ sở
    Đảng loại bỏ đi, rất “khéo”, rất “tình”.
    Các đại biểu đều đồng chí của mình
    Chẳng ai dám chỉ danh, xung khắc.

    Quốc hội diễn trò, điều trần vấn đáp
    Như chuyện xưa “Bài thơ Con cóc”
    “Con cóc nhảy ra, con cóc nhảy vô”
    Bầy cơ hội, cùng ra sức điểm tô!

    Sáng đúng chiều sai, mai lại đúng!
    Chống chân lý bằng lưỡi lê họng súng.
    Đảng trượt theo vết xe đổ ngày xưa
    Chuyện nghĩa tình chỉ “sớm nắng chiều mưa”.

    Từ “Đồng chí” là mỹ từ vô nghĩa!
    Đảng thấu không, dòng đời đang mai mỉa
    Đảng lộng hành, đạp Dân Chủ dưới chân.

    Nhớ một thời Đảng chiến đấu vì Dân.
    Dân tộc đã nghiêng mình kính trọng.
    Rồi gặp được khi như diều bay bổng
    Đảng ngất ngây trong tiếng ngợi ca.

    Hàng trăm tờ báo, vài triệu cái loa
    Điệp khúc, điệp ca: Công ơn của Đảng.

    Đảng say mê, dối lừa không nhàm chán
    Xóa sao được, những tội lỗi gây nên!
    Đạo lý Việt Nam “máu chảy ruột mềm”
    Cải cách địa điền, người, cửa nhà tan tác

    Dù Đảng đã chia vài ba miếng đất
    Suốt mấy năm nghèo vẫn hoàn nghèo.

    Nhóm “Nhân Văn” hỏi tội đáng bao nhiêu?
    Đảng đày đọa bao cuộc đời chí sỹ.
    Bao trí thức bắt giam thời chống Mỹ
    Gán ghép “chống Đảng” tội tày trời

    Lửa chiến tranh dẫu đã tắt lâu rồi
    Sao ác tâm, cảnh nồi da nấu thịt!!!

    Hai đảng bạn, đồng hành bao thân thiết
    Đảng Xã hội, Đảng Dân chủ Việt Nam
    Vai sát kề vai, suốt mấy chục năm
    Gắn bó thế! Hà cớ chi loại bỏ?!

    “Chanh kiệt nước rồi, vứt luôn cái vỏ”
    Bạn bè thủy chung, sao nỡ phản thùng!?
    Nỗi đoạn trường càng lộn xộn lung tung
    Sợ hậu họa, Đảng xuống tay, chấm hết….

    Đêm đã khuya, trước khi dừng bút
    Xin dùng câu của Gớt tặng cho đời
    “Lý luận nào, rồi cũng xám bạn ơi,
    Còn cây đời, vẫn xanh tươi mãi mãi”.

    Xin được xếp vần thơ, dừng lại
    Vài dòng chân, tôi gửi tặng cho đời
    Thơ của tôi như tia nắng ban mai
    Cộm mắt ai, nhưng không hề độc hại.

    Ta biết ơn, khi Đảng còn vĩ đại
    Còn hôm nay, cuộc đổi chác bán mua
    Đừng biến mình thành những chúa những vua
    Mà thống trị dân đen, như thuở trước.

    Đảng ngụy ngôn: “Có công giành Độc Lập”
    Chức, Quyền, Tiền dân đã trả Đảng rồi
    Nơi cung đình, đâu phải chợ trời
    Dân hết nợ, Đảng cứ ngồi, cứ hưởng

    Để trần gian, lại công hầu khanh tướng
    Đảng một bên, Dân chịu nhục một bên.

    Những luận cứu: Các Mác và Lê nin
    Giờ xa lạ với Con Hồng Cháu Lạc!

    So với Đảng, có súng bom bạo lực
    Vần thơ tôi là vẫn điệu lương tâm
    Tố Như ơi! Tôi sẽ đợi trăm năm
    Rồi chân lý sáng ngời vào lịch sử!

    Đảng của ngày xưa, Đảng là bất tử
    Còn tương lai!? Phút mặc niệm, bắt đầu!

    Nguồn Mạng.

  3. Hiến pháp hổng phải là 1 thứ gì bất di bất dịch, well, tùy theo . Bên Mỹ này giới bảo thủ conservative thì mún để nguyên hiến pháp . Nhưng phe thổ tả thì nói rằng it was made từ hồi tám goánh nào gòi, vì thía hổng có phù hợp với thời đại mới . Nước Mỹ hôm nay đã hổng còn là nước Mỹ thời mới lập quốc . Nhưng thay vì cho ra 1 HP mới, quốc hội Mỹ chỉ cần “bổ xung, phát chiển & hoàn thiện” HP cũ như hội lái lợn làm với chủ nghĩa Mác-Lê, aka tới độ cả má lẫn tía nhận hổng ra lun . HP Mỹ có cùng số phận với chủ nghĩa Mác-Lê ở VN, có thỉa gia nhập LGBTQ+.

    Có nghĩa Đảng đã học Mỹ chiện này, mỗi thời đại lịch sử lại tạo ra những điều kiện khách wan, và luật lệ, ngay cả HP cũng có thỉa cần phải phản ánh những điều kiện khách wan. Tất nhiên, ngoại trừ những kẻ bảo thủ + Neo-Nazi thì lúc nào cũng viện Hiến Pháp ra . Chỉ lói thía lày, chính Thomas Jefferson là người hợp pháp hóa chế độ nô lệ, ghi rõ vào luật pháp cảnh sát có quyền săn đuổi những nô lệ chạy trốn, bắn chết nếu chống cự, or deemed necessary, hoặc cảm thấy cần thiết .

    Níu có thiệt chiện công an & quân đội sáp nhập, cho phép tớ bắt chước Tiến Sĩ Phạm Chí Dũng “Ơn Đảng, ơn Chính phủ!”

  4. Cái tên “Bùi Văn Cường” nghe quen quá!

    “lũ chúng tôi” còn nhớ như in Tiến sĩ, võ sư Phạm Đình Quí bị bắt cóc, bỏ tù do “tố cáo Bùi Văn Cường về tội “đạo luận án tiến sĩ, gian dối học thuật để trèo cao nhằm mục đích không trong sáng, gây bất bình trong nhân dân” (báo Trí Thức ngáy 17 tháng 1 năm 2022)?

    Không bảo vệ những cá nhân/tập thể đưa ra ánh sáng những hành vi côn đồ, phá hoại đất nước. sao gọi đó là “chống tham nhũng”???

    Nhiều lúc, “lũ chúng tôi” tự hỏi “không biết những anh hùng liệt sĩ nghĩ gì khi biết sự quyết tử để có một đất nước quyết sinh như thế này?”. Nguyện cầu vong hồn của các anh hùng liệt sĩ sống khôn, thác thiêng, phù hộ độ trì cho đất nước diệt trừ lũ quan tham và gia tộc của chúng… Nam Mô A Di Đà Phật!

    Thật khủng khiếp khi nghĩ về tương lai đất nước tôi!

    Kính chúc cây bút Huy Đức, sức khỏe tốt và bình an!

  5. Hề… hề….
    1. Bùi Văn Cường chẳng là cái quái gì trong cuộc giằng co giữ ghế của Tô Lâm: Vừa bị ép làm CHỦ TỊCH NƯỚC nhưng vừa lại không muốn rời bỏ Bộ Công an, chỉ vì CHỦ TỊCH NƯỚC hiện nay thuộc loại HỮU DANH VÔ THỰC (giống như vương triều Căm Pốt hiện nay đấy), cho nên cái muốn này của Tô Lâm thực sự vi hiến và rơi vào bẫy của tổng Trọng.
    2. Hợp hiến nhất là phải cho miễn nhiệm Bộ trưởng Công an đối với Tô Lâm ngay trong kỳ họp QH ngày mai và tìm người thích hợp trám vào vị trí đó: có thể là đàn em của Tô Lâm, có thể là thủ tướng Chính kiêm nhiệm hoặc có thể là một nhân vật nào đó mà Tổng Trọng vừa ý, sao cho việc đốt lò vẫn tiếp tục mà không bị vỡ bình!!

  6. Ông Trọng đã phá điều lệ Đảng để ngồi tiếp khóa thứ 3 . Vậy Tô Lâm giờ ngồi lên hiến pháp cũng không có gì lạ !
    Hãy thử giả định . Nếu ông Trọng và BCT không đẩy được Tô Lâm khỏi bộ công an hoặc 1 trong các đàn em của Tô Lâm vẫn nắm ghế bộ trưởng công an . Đến đại hội 14 năm 2026 Tô Lâm sẽ là trường hợp đặc biệt vẫn tiếp tục làm chủ tịch nước và có thể kiếm luôn ghế TBT . Đến đại hội 15 , năm 2031 Tô Lâm lại làm như ông Trọng, tự coi mình là trường hợp đặc biệt để ngồi tiếp . Lúc đó ( năm 2031)Tô Lâm 74 tuổi vẫn còn trẻ hơn ông Trọng khi ngồi tiếp nhiệm kỳ 3.Và không ai có thể chắc chắn rằng , đến đại hội 16 Tô Lâm sẽ tự nguyện nhường chức cho người khác !
    Cả một bộ máy Đảng và chính quyền tham nhũng của Việt nam đã trở thành con tin của một cá nhân .
    Việt nam , một dân tộc bất hạnh !
    Do đâu?

  7. Tất cả các cây bút hiện sống trong nước có thể viết vòng vo Tam quốc để bên an ninh của Tô Lâm không có cớ quy chụp . Nhưng có thể nói trắng ra rằng , cuộc đấu đá quyền lực ở thượng tầng vẫn đang diễn ra rất khốc liệt , chưa ngã ngũ . Việc Tô Lâm cố bán giữ ghế bộ trưởng công an và việc bộ chính trị cũng như TBT phải chấp nhận một việc trái hiến pháp , chỉ rõ rằng Tô Lâm quyết đối đầu trực tiếp với TBT và ông Trọng đã không còn có thể kiểm soát và điều hành được Tô Lâm .
    Tô Lâm cũng quá hiểu, nếu rời bộ công an mà các đệ tử của mình không nắm ghế bộ trưởng. Thì chắc chắn số phận của ông ta có thể sẽ kết thúc như Phúc, Thưởng , Huệ. Bởi cái vết AVG, bò sát vàng còn nguyên đó cộng với Xuân Cầu đang nóng hổi !

  8. HĐ vẫn còn trong trắng quá! Với chế độ xhcn Việtnam thì bất kể cái gì cũng có thể đúng. Chính Lê Duẫn đã nói rõ chế độ này không cần pháp luật ?!

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây