Lê Quốc Quân
2-5-2024
Ngày 26/4 Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ “thôi giữ các chức vụ” với lý do ông Huệ đã vi phạm“Những điều đảng viên không được làm… và chịu trách nhiệm người đứng đầu”, sau khi có vụ bắt giữ ông Phạm Thái Hà và những quan chức tập đoàn Thuận An.
Cũng tương tự như vậy, ngày 20/3/2024, ông Võ Văn Thưởng đã thôi giữ các chức vụ vì những lùm xùm liên quan đến tập đoàn Phúc Sơn và các quan chức địa phương ở tỉnh Vĩnh Phúc. Trong tháng 1/2024, trưởng ban kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh buộc phải rời nhiệm sở.
Hơn một năm trước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và hai phó thủ tướng là Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh cũng ngậm ngùi ra đi vì “chịu trách nhiệm chính trị”. Bộ chính trị của Đảng Cộng sản từ đầu nhiệm kỳ có 18 người, nay chỉ còn lại 13.
“Trách nhiệm pháp lý” và “Trách nhiệm chính trị”
Trách nhiệm pháp lý, năng lực chịu trách nhiệm pháp lý và cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý là những thuật ngữ pháp luật phức tạp. Nhưng tóm lại thì: Trách nhiệm pháp lý là hậu quả mà công dân phải gánh chịu khi vi phạm hoặc không thực hiện các hành vi mà pháp luật quy định.
Tuy vậy, không phải ai cũng phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý vì nó còn thể hiện ở “năng lực chịu trách nhiệm pháp lý”. Một người được coi là không chịu trách nhiệm pháp lý khi: “Mắc bệnh tâm thần và không nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi”.
Một trong những nguyên tắc quan trọng trong pháp lý là cá biệt hoá trách nhiệm, nghĩa là ai làm người đó chịu, nhưng xã hội còn có nhiều loại trách nhiệm khác như: Trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm chính trị… thể hiện sự liên đới giữa các chủ thể với nhau.
Trách nhiệm chính trị là một khái niệm không rõ ràng và chưa có một văn bản nào quy định cụ thể nhưng gần đây nó được bàn thảo sôi nổi trên khắp các diễn đàn. Các cuộc bàn thảo kéo dài từ trung ương đến địa phương, từ đảng bộ tỉnh xuống chi bộ thôn. Nó còn xuất hiện trong mọi ngành nghề, lĩnh vực mà có nhân tố “đảng” lãnh đạo.
Trong một bài báo đăng trên báo Nhân dân, tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng “Trách nhiệm chính trị là chế độ trách nhiệm đòi hỏi các quan chức chính trị phải có được sự tín nhiệm của nhân dân hoặc của những người đại diện cho nhân dân. Còn tín nhiệm thì còn chức quyền, hết tín nhiệm thì hết chức quyền”.
Luật pháp và Đảng quy không có điều khoản nào phản bác cũng như ủng hộ quan điểm này của tiến sỹ Dũng, nhưng Đảng CSVN có Quy định số 08/QĐ-TW để về “Trách nhiệm nêu gương” và tại Điều 1 ghi rõ là “Cán bộ, đảng viên giữ chức vụ càng cao thì càng phải gương mẫu nêu gương”, mà muốn nêu gương được thì phải có tín nhiệm. Vậy ai đo mức độ tín nhiệm?
“Lấy phiếu tín nhiệm” và “Bỏ phiếu tín nhiệm”
Để đo mức độ tín nhiệm, Quốc hội dựa vào Nghị Quyết số 85/2014/QH13 ban hành vào năm 2014 về việc “Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn”.
Điều thú vị là Việt Nam luôn có cách làm “khác” với thế giới bằng những ngôn từ rất lạ mà đến các nhà ngôn ngữ học cũng phải đau đầu khó hiểu. Nghị Quyết này của Quốc hội đưa ra 2 khái niệm: “Lấy phiếu tín nhiệm’ và “Bỏ phiếu tín nhiệm”.
Trong “lấy phiếu” thì có 3 mức là: “tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp”. Còn “bỏ phiếu” thì chỉ có 2 mức là: “tín nhiệm hoặc không tín nhiệm”. Cùng một người, một sự việc có khi là “lấy phiếu” có lúc phải “bỏ phiếu”.
Việc đo lường mức độ tín nhiệm thì luôn phải có 3 chủ thể tham gia: Nhân dân, Người thay mặt nhân dân (Quốc hội) và Đảng cộng sản.
Trong mối quan hệ tay ba này, Đảng đã đặt nhân dân ra ngoài cuộc chơi. Đảng thao túng toàn bộ Người đại diện của dân bằng việc cài cắm hơn 97% đảng viên làm Đại biểu quốc hội, rồi qua đó, Đảng giành lấy quyền quyết định vào những thời điểm nhất định, ai là người có tín nhiệm, ai là người không.
Đảng chưa bao giờ có một cuộc trưng cầu dân ý để xác định sự tín nhiệm của Đảng và sự đồng nhất giữa mong muốn của người dân và ý chí của Đảng. Sự tín nhiệm của nhân dân chưa chắc đã là sự tín nhiệm của Đảng; ngược lại, sự bất tín nhiệm của nhân dân cũng có thể không nhất thiết là sự bất tín nhiệm của Đảng.
Độ tín nhiệm “mong manh”
Ví dụ như ông Võ Văn Thưởng đã được Quốc hội bầu làm chủ tịch nước với số phiếu tín nhiệm rất cao (487/488 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành). Ông Vương Đình Huệ thì 100% đại biểu tham gia tán thành bầu làm chủ tịch quốc hội.
Chúng ta còn nhớ hình ảnh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đi giữa 2 bên là Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ. Ông nắm chặt tay Võ Văn Thưởng và nhân dân được dịp đồn đoán về một người kế vị cùng nghiên cứu “triết học Mác Lê Nin”.
Sau khi ông Thưởng về vườn, nhân dân lại xôn xao về ông Vương Đình Huệ như là người có khả năng thay thế Tổng bí thư vì đã “cơ cấu từ lâu” và chủ tịch Quốc hội thường là bước đệm để tiến lên chức Tổng bí thư, giống như ông Nông Đức Mạnh và ông Nguyễn Phú Trọng.
Cả hai ông đã đạt được phiếu tín nhiệm cao nhất để chọn làm chủ tịch nước và Chủ tịch quốc hội. Nhưng đây là sự tín nhiệm vô cùng mong manh vì không phản ánh đúng ý chí và nguyện vọng thực sự của dân hoặc người đại diện của dân.
Bởi thế cho nên, chỉ một thời gian sau, Đảng lại công bố họ “Vi phạm quy định và làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước”. Mọi sự là do đảng, thậm chí một số rất ít người trong đảng.
Có rất nhiều lời đồn đoán phía sau nhưng xét về mặt hình thức thì không có một bằng chứng rõ ràng minh bạch nào được đưa ra. Nhân dân không có quyền và không có cách nào để xác định mức độ tín nhiệm thật đã có và quá trình mất tín nhiệm của các ông như thế nào.
Nhân dân chỉ biết một cách chắc chắn rằng chỉ đảng viên mới được làm quan chức, và chỉ có quan chức mới có quyền lực để tham nhũng và hiện nay càng chống càng tăng, càng phơi bày một thực tế suy đồi nghiêm trọng. Niềm tin về mức độ tín nhiệm như đang vữa ra từng mảng.
Pandora Box và Hy vọng cuối cùng
Tổng bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng xác định tham nhũng là giặc nội xâm và quyết tâm đánh nó để tạo ra được sự “trong sạch” và vững mạnh cho đảng và chế độ. Sau hơn 13 năm cầm quyền, thực tiễn phơi bày ra trước mắt người dân rằng nỗ lực chống tham nhũng của ông là không khả thi.
Ông đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của Nhà nước do Đảng cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.
Một mặt, ta thấy “sự dữ” từ chiếc hộp Pandora do chính ông Trọng mở ra đang “bay là là” và phủ kín cả bầu trời vô minh, giống như bầu khí khuyển Hà Nội đang ô nhiễm nặng, đem đến viễn cảnh tồi tệ của tương lai dân tộc Việt Nam.
Nhưng mặt khác, thực tiễn cũng cho chúng ta những hy vọng giống như truyền thuyết về niềm hy vọng còn sót lại trong hộp Pandora. Chúng ta biết rằng tham nhũng luôn gắn liền “khuyết tật” của quyền lực và nếu giải quyết được thì có thể giúp quốc gia cất cánh.
Tham nhũng quan hệ hữu cơ với việc tạo dựng, tổ chức và sử dụng quyền lực. Vì vậy, nếu vì tương lai đất nước, Ông Nguyễn Phú Trọng nên tự nhận “Trách nhiệm chính trị”, rồi cho phép tự do báo chí, mở rộng không gian dân sự, xây dựng nhà nước pháp quyền, nâng cao trách nhiệm giải trình, minh bạch hoá chính sách, từng bước “nhốt quyền lực lại” trong một cơ chế “Check & Balance” (Kiềm chế và đối trọng) thì tự nó theo thời gian sẽ sửa chữa được khuyết tật của hệ thống.
Nếu được vậy, dân tộc Việt Nam sẽ tìm thấy niềm hy vọng để bình an đi tiếp vào tương lai.
Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư ĐCS Việt Nam, nói “Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quí nhất”.
Nhưng “danh dự” của chính Nguyễn Phú Trọng đâu có “trong sạch như tuyết, không chút tì vết” ?! :
– là “kẻ nói lời nhưng nuốt lấy lời” – ngồi lỳ trên ghế Tổng bí thư suốt 3 nhiệm kỳ liền,
chẳng hề biết đến xấu hổ “xin tự rút lui giữa nhiệm kỳ” !?
– giẫm đạp lên Qui định của Đảng “đảng viên phải kê khai tài sản minh bạch”.
– tay cũng nhúng chàm khi nhận tượng vàng Hồ Chí Minh từ Cty Formosa Đài Loan và 2 căn hộ cao cấp,
1 căn hộ đã bán đi và 1 căn hộ để lại cho con trai “nối dõi tông đường“ đang ở.
“Đảng ta là đạo đức, là văn minh”, lời Hồ Chí Minh.
Đúng là “hổ phụ sinh cẩu tử”!
Thiền sư Thích Nhất Đảng
Hề… hề…., xin góp vài lời:
1. Đây chỉ là lời nhắc lại các “còm” mà tôi đã viết từ trước rằng ông Nguyễn Phú Trọng tuy là CỬ NHÂN VĂN CHƯƠNG nhưng lại RẤT DỐT VỀ VĂN:
1.1. Biểu hiện MỘT: Khi Đường Tăng đi thỉnh kinh, nhà Phật đã trực tiếp trao cho ông ấy chiếc áo CÀ SA và gián tiếp (thông qua Đường Thái tông) cái BÁT TỘ BẰNG VÀNG, vì thế, khi Đường Tăng và các đệ tử đã đi tới LINH SƠN thì ông ấy phải trả lại các thứ đó cho nhà Phật, vậy mà ông Trọng lại lấy chuyện ấy để nhiếc móc rằng (cũng là để biện minh) nạn tham nhũng hối lộ không thể bài trừ vì CẢ PHẬT cũng đã vậy…
1.2. Biểu hiện HAI: CỦI có chức năng là cháy để toả nhiệt làm các nhiệm vụ nung, rán, nướng, nấu…. theo nhu cầu của người dùng CỦI, vậy mà ông Trọng lại coi bọn tội phạm hoặc đối thủ của mình LÀ CỦI (Lò đã NÓNG LÊN RỒI thì CỦI TƯƠI cũng phải cháy), đúng ra, ông Trọng nên nói: LÒ ĐÃ NÓNG LÊN RỒI thì RÁC ƯỚT CŨNG PHẢI CHÁY!. Nhưng mà, ông cũng phải nhớ rằng RÁC ƯỚT khi BUỘC PHẢI CHÁY thì nó sẽ sinh ra rất nhiều khí dioxin độc hại cho môi trường (rác cháy ở nhiệt độ thấp sẽ sinh ra loại khí này), cho nên, cái LÒ ĐỐT THAM NHŨNG không phải là LÒ CỦI mà phải là LÒ ĐỐT RÁC (khô), ông Trọng ạ!!?
2. Chính ông Trọng là người chọn các ứng viên vào Ban Chấp hành TW, Bộ Chính Trị…, rồi sau đó nhiều người rụng vì tư cách xấu, vậy thì ông Trọng có trách nhiệm thế nào!!?
Chính chị chính em chi cũng rứa.
Nguyễn Phú Trọng khi muốn “xử” Đinh La Thăng đã rêu rao “Xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng, xử một người để cứu muôn người” … Hồ Mẫu Ngoạt làm đặc phái viên sang Tàu học cách “đả hổ diệt ruồi”, về Nam ra sức “khuyển mã” giúp Nguyễn Phú Trọng …!!! Nay vỡ lở, đấy gọi là “quy luật khách quan tất yếu”.
Trước bộ chính trị có 13, đến Lê Khả Phiêu mới mở rộng ra 19, nhằm cài bè cánh vào, tạo đối trọng với phe cánh khác, Nguyễn Phú Trọng cũng được bầu bổ sung vào tháng 12-1997.
Nay, có chức vụ cần là ủy viên bộ chính trị lại không phải là ủy viên bộ chính trị, có ủy viên bộ chính trị lại làm các chức trước nay không phải là ủy viên bộ chính trị, đấy mới là cái “hay, cái tài tình, trong sự đổi mới” của đảng.
Lê Quốc Quân nói trên VOA “… và, những người cộng sản bây giờ này, có thể họ cũng lại là những nhân vật, nhân tố đang chuẩn bị cho cả một tương lai sau, chứ không phải đơn giản, cho nên ý tôi muốn nói rằng là gì, nó sẽ tất cả, đó là một, một bàn cờ, và, khi mà kể cả công bằng đến mấy, thì câu chuyện vẫn là của những người có cờ … “, thế hệ Z, nếu may còn trụ ở cõi phàm, chưa về cõi tĩnh, để ý xem có phải vậy không.
“Vì vậy, NẾU vì tương lai đất nước, Ông Nguyễn Phú Trọng … “. Ôi chữ NẾU vĩ đại.
Nguyễn Phú Trọng rồi sẽ chết trong thời gian gần, đấy mới là điều hay, như Nguyễn Quang A lên hệ đến tình huống năm 1986, Lê Duẩn lăn ra chết, văn kiện đại hội đảng đã chuẩn bị xong, Trường Chinh xé đi viết lại.
Dân đen đứng ngoài xem diễn, cũng có cái hay.
Tổng bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng xác định tham nhũng là giặc nội xâm và quyết tâm đánh nó để tạo ra được sự “trong sạch” và vững mạnh cho đảng và chế độ. Sau hơn 13 năm cầm quyền, thực tiễn phơi bày ra trước mắt người dân rằng nỗ lực chống tham nhũng của ông là không khả thi.
Ông đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của Nhà nước do Đảng cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.
Còn cộng sản, còn độc đảng, độc quyền, độc tài toàn trị thì còn tham nhũng.
Mười mấy năm cai trị của Trọng lú đã nâng tham nhũng lên một tầm cao mới.
Không có một chút hy vọng nào vào cái đống bùn quyền lực nhầy nhụa mà đảng cộng sản nắm quyền lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối.