Không phải chỉ tham và dốt, mà là cố tình phá hoại

Song Chi

27-4-2024

Lãnh đạo Sài Gòn tham, dốt nên chặt bỏ những hàng cây rợp bóng mát khiến Sài Gòn đã nóng càng thêm nóng, hay đây chỉ là một trong những sự cố tình phá hoại thành phố này?

Vì như nhiều người cũng nhận xét, trước kia tại những con đường có bóng mát việc kinh doanh cũng sầm uất hơn, người đi lại nhộn nhịp hơn, khách du lịch cũng thích thú đi dạo. Còn bây giờ, ngay cả những đại lộ khu trung tâm như Nguyễn Huệ, Tôn Đức Thắng… cứ vào những giờ nắng lên cao là vắng ngắt.

Về kinh tế thì xem Sài Gòn như con bò để vắt sữa, làm ra bao nhiêu tiền phải đóng vào ngân sách tới 82% rồi 79% (trong khi có những thành phố chả đóng góp hoặc đóng góp rất ít vào ngân sách quốc gia thì tối ngày xây cổng chào, tượng đài tiền tỷ để “ăn”); hạ tầng cơ sở thì không xây dựng, không những thế còn phá. Phá nát tất cả những gì thuộc Sài Gòn xưa, từ kiến trúc cũ, những địa điểm, địa danh lịch sử cho tới phi trường quốc tế Tân Sơn Nhứt cũng bị biến thành phi trường nội địa, rồi những hàng cây rợp bóng mát một thời lãng mạn của Sài Gòn… Không phải cố tình phá hoại thì là gì?

Cộng sản ở đâu cũng tâm địa nhỏ nhen giống nhau. Cứ nhìn Hong Kong, từ một làng chài nghèo qua tay người Anh đã trở thành một trung tâm tài chính thương mại quốc tế, một thành phố tự do, dân chủ, văn minh, hiện đại, âm nhạc, phim ảnh gì cũng đều phát triển (thập niên 50, 60, 70, 80 của thế kỷ trước các nước láng giềng trong đó có Việt Nam đều mê phim Hong Kong, diễn viên tài tử ca sĩ Hong Kong, hồi đó phim Hàn, nhạc Hàn làm gì đã “xuất hiện” đình đám như bây giờ). Vậy mà, chỉ về với “đất mẹ” chưa tới 3 thập niên, toàn bộ sự tự do dân chủ của Hong Kong bị triệt tiêu, Hong Kong xuống về mọi mặt, bởi vì sau khi học hỏi những cái hay của Hong Kong một thời gian là Bắc Kinh siết lại, và chỉ tập trung đầu tư cho những thành phố lớn của đại lục như Thượng Hải, Thẩm Quyến…

Không chỉ Sài Gòn, miền Tây Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long từng một thời trù phú, làm chơi ăn thật, không bao giờ biết đến hạn hán là cái gì, người nông dân Nam Bộ thông minh biết thuận theo thiên nhiên, mùa nào thì trồng cây gì, nuôi con gì. Vào tay các lãnh đạo duy ý chí, dốt nát, đem những bài học xử lý đê điều các thứ của vùng đồng bằng sông Hồng áp dụng vào miền Tây, làm đảo lộn hệ sinh thái sông Mekong và đồng bằng sông Cửu Long gây bao nhiêu thiệt hại, hạn hán ngập mặn bắt đầu xảy ra, cộng thêm việc Trung Cộng, Lào, Campuchia xây các đập thủy điện gây tác hại thêm mà không thấy Việt Nam có những động thái mạnh mẽ gì hoặc lo có kế hoạch đối phó; đến vụ kênh đào Funan Techo đã rập rình từ mấy năm nay rồi bây giờ mới thấy Việt Nam bắt đầu chính thức lên tiếng, liệu có quá trễ?

Quan chức lãnh đạo từ trên xuống dưới chỉ lo vơ vét cho đầy túi tham, rồi lo đánh nhau giành ghế, có quan tâm đến chuyện gì khác đâu?

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1.  RẤT MONG SÁNG SUỐT của bạn đọc TIẾNG DÂN suy xét

    TRÍCH Y NGUYÊN VĂN
     
    Thiên thần Điện Biên Phủ ngày ấy – bây giờ
    Nguyễn Thu Hà | 05/05/2024
    https://soha.vn/thien-than-dien-bien-phu-ngay-ay-bay-gio-19824050512450811.htm

    Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1945, bà Geneviève de Galard là nữ y tá vận tải hàng không duy nhất của Quân đội viễn chinh Pháp có mặt tại trận chiến 56 ngày đêm lịch sử.

    Thiên thần Điện Biên Phủ ngày ấy – bây giờ- Ảnh 1.
    Trang đầu tạp chí Paris Match đăng tải hình ảnh nữ y tá hàng không Geneviève de Galard được trả tự do, trở về từ chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: TTXVN phát

    Bảy mươi năm sau, phóng viên TTXVN đã có dịp gặp mặt người phụ nữ từng để lại dấu ấn trong cả một thế hệ người dân Pháp, và được báo chí Mỹ ví như “Thiên thần Điện Biên Phủ”, vì những hoạt động nhân đạo của bà.

    Căn phòng nhỏ ở Trung tâm dưỡng lão của thành phố Toulouse, miền Nam nước Pháp, nơi bà Geneviève de Galard và chồng là ông Jean de Heaulme đang sống, giản dị như bao căn phòng khác.

    Trên nóc tủ, những tấm ảnh gia đình chụp từ cách đây gần một thế kỷ, được đặt trang trọng cùng bức tượng nhỏ Phật bà Quan Âm giúp ông bà sống với những kỷ niệm xa xưa. Bước sang tuổi bách niên, họ là những người cuối cùng thuộc thế hệ từng có mặt ở Đông Dương và Điện Biên Phủ còn sống đến ngày nay.

    Trên chiếc ghế sô pha nơi góc phòng, cụ bà Geneviève de Galard (99 tuổi) đang nằm nghỉ, mắt nhắm nghiền tĩnh lặng, mặc cho khách khứa nói chuyện rầm rì, mái tóc mỏng bạc trắng, gương mặt mang nhiều nếp gấp thời gian, nhưng vẫn toát lên vẻ phúc hậu, an yên.

    Cụ ông Jean de Heaulme, tuy phải ngồi trên chiếc xe lăn và giọng nói không còn mạch lạc, nhưng trí tuệ vẫn còn rất minh mẫn, vui vẻ tiếp chuyện chúng tôi. Khi chúng tôi chỉ cho ông xem những bức ảnh về Hà Nội, nơi ông được sinh ra cách đây đúng 100 năm, ông Jean vẫn nhớ đến cầu Long Biên trên sông Hồng, và Hồ Gươm nơi có Tháp Rùa.

    Lật từng trang cuốn hồi ký của vợ mình về chiến trường Điện Biên Phủ, ông Jean de Heaulme kể cho chúng tôi về những khoảnh khắc đáng nhớ của bà: khi bà chăm sóc thương binh vùng chiến tuyến; ngày bà được trả tự do; giây phút lần đầu họ gặp nhau tại Hà Nội; lúc bà trở lại Pháp trong sự hân hoan của bạn bè và gia đình; khoảnh khắc được trao huân chương Tự do và màn đón tiếp hoành tráng của chính phủ và người dân Mỹ; phút giây hạnh phúc của cặp uyên ương trong ngày cưới; niềm vui chào đón sự ra đời của đứa con trai đầu lòng… và cả ngày hai vợ chồng thăm lại Việt Nam.
    TRÍCH Y NGUYÊN VĂN
     
    Thiên thần Điện Biên Phủ ngày ấy – bây giờ
    Nguyễn Thu Hà | 05/05/2024
    https://soha.vn/thien-than-dien-bien-phu-ngay-ay-bay-gio-19824050512450811.htm

    TRÍCH Y NGUYÊN VĂN
    Ra mắt sách: Hồi ức Điện Biên Phủ – Những nhân chứng lên tiếng
     03/05/2024
    Dương Quốc Chính
    https://baotiengdan.com/2024/05/03/ra-mat-sach-hoi-uc-dien-bien-phu-nhung-nhan-chung-len-tieng 

    Nội dung làm mình bất ngờ nhất, chưa đọc được ở đâu, đó là các “nữ anh hùng” gái điếm ban đầu có nhiệm vụ giải trí cho binh lính Liên hiệp Pháp, nhưng bị kẹt lại do cuộc tấn công, họ đã được huy động làm y tá cho Pháp và có công lao không hề nhỏ khi chăm sóc thương binh. Chuyện này ban đầu chính phía Pháp cũng kiểm duyệt, do quá tế nhị, nhưng nó lại được xuất hiện cả trong bản dịch tiếng Việt này.

    Thực tế có một nữ y tá người Pháp được coi là người hùng của cuộc chiến, chắc là “sếp” của các cô gái mại dâm kia, đã được trao tặng huân chương (hình như Bắc đẩu Bội tinh), cô này còn được sang Mỹ để Tổng thống Mỹ trao huân chương.
     

    TRÍCH Y NGUYÊN VĂN
    Ra mắt sách: Hồi ức Điện Biên Phủ – Những nhân chứng lên tiếng
     03/05/2024
    https://baotiengdan.com/2024/05/03/ra-mat-sach-hoi-uc-dien-bien-phu-nhung-nhan-chung-len-tieng 
    Dương Quốc Chính

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
     

  2. Đi vào Cõi Thi ca Uất hận của Thi sĩ Trần Vàng Sao
     
    bây là rắn
    rắn
    toàn là rắn
    như cú dòm nhà bệnh
    đêm bây mò
    ngày bây rình
    dưới giường
    trên bàn thờ
    trong xó bếp
    bỏ tên bỏ họ cha mẹ sinh ra
    bây mang bí danh
    anh hùng dũng cảm vĩ đại kiên cường
    lúc bây thật lúc bây giả
    khi bây ẩn khi bây hiện
    lúc người lúc ma

    ……

    hỡi cô hồn các đảng
    hỡi âm binh bộ hạ
    hỡi những kẻ khuất mặt đi mây về gió
    trong am trong miếu giữa chợ giữa đường
    đầu sông cuối bãi
    móc họng bóp cổ móc mắt bọn chúng nó
    cho bọn chúng nó chết tiệt hết cho rồi
    bây giết người như thế
    bây phải chết như thế
    ác lai thì ác báo
    tau chưởi ngày chưởi đêm
    mới bét con mắt ra tau chưởi
    chập choạng chạng vạng tau chưởi
    nửa đêm gà gáy tau chưởi
    giữa trưa đứng bóng tau chưởi
    bây có là thiền thừ mười tám con mắt tau cũng chưởi
    mười hai nhánh họ bây
    cao tằng cố tổ bây
    tiên sư cha bây
    tau chưởi cho bây ăn nửa chừng mẻ chai mẻ chén
    xương cá xương thịt mắc ngang cuống họng
    tau chửi cho nửa đêm oan hồn yêu tinh ma quỷ
    mình mẩy đầy máu hiện hình vây quanh bây đòi trả đầu trả chân trả tay trả hòm trả vải liệm

    ……….

    tau chưởi cho cha mẹ bây có chết cũng mồ xiêu mả lạc
    đoạ xuống ba tầng địa ngục bị bỏ vào vạc dầu
    tau chưởi cho cha mẹ bây có còn sống cũng điên tàn
    đui què câm điếc làm cô hồn sống lang thang đầu đường xó chợ
    bốc đất mà ăn xé áo quần mà nhai cho bây có nhìn ra
    cũng phải tránh xa
    tau chưởi cho con cái bây đứa mới đi đứa đã lớn
    sa chân sẩy tay đui què sứt mẻ nửa đòi nửa đoạn
    chết không được mà sống cũng không được
    tau chưởi cho dứt nọc dòng giống của bây cho bây chết sạch hết
    không bà không con
    không phúng không điếu
    không tưởng không niệm
    không mồ không mả
    tuyệt tự vô dư
    tau chưởi cho bây chết hết
    chết sạch hết
    không còn một con
    không còn một thằng
    không còn một mống
    chết tiệt hết
    hết đời bây


    Đi vào Cõi Thi ca Uất hận của Thi sĩ Trần Vàng Sao
     
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây