Nước ơi là nước

Võ Xuân Sơn

11-4-2024

Cả triệu con người nhốn nháo vì không có nước. Cả một vùng rộng lớn của đồng bằng sông Cửu Long vốn dĩ rất trù phú, bây giờ phải chờ từng ca nước ngọt, để nấu ăn.

Chúng ta có thể dự đoán trước được điều này không? Có đấy chứ. Hơn 10 năm trước, tôi đã nghe một số người cảnh báo về ngày này. Đó là khi những lời cảnh báo đã lan tỏa lên mạng xã hội. Chứ còn trước đó, tôi tin là đã có những cảnh báo được gởi đến cho các cấp lãnh đạo.

Các cấp lãnh đạo tôn kính của chúng ta đã làm gì? Chúng ta không được phép biết. Ở ta, các cấp lãnh đạo làm gì là bí mật quốc gia. Khi nào họ thấy cái gì cần cho dân biết thì họ xì ra. Chẳng hạn như họ cần cho dân biết, rằng ông Chủ tịch nước có sai phạm, thì họ đăng rùm lên. Nhưng ông ấy sai phạm gì, thì họ không nói, kể cả khi ông ấy phải từ chức vì sai phạm. Có lẽ họ cho rằng dân không cần biết.

Vì vậy, chúng ta không biết các lãnh đạo đã làm gì để người dân không rơi vô thảm cảnh như bây giờ, không có miếng nước ngọt để nấu ăn, để uống… Và bây giờ, khi cả một vùng rộng lớn với hàng triệu dân của đồng bằng sông Cửu Long trù phú ngày nào đang nhốn nháo vì không có nước ngọt, chúng ta cũng không biết họ sẽ bị như vậy đến bao giờ?

Ảnh: Người dân Tiền Giang thức đêm hứng từng can nước. Nguồn: VTC

Để xảy ra thảm cảnh này, chắc chắn là lỗi của người dân. Đồng bằng sông Cửu Long thì thiếu gì lu khạp. Nhiều đến mức mà có người đòi mang số lu khạp ấy lên chống ngập cho Sài Gòn. Tại sao người dân không chịu tích trữ nước vô lu, khạp, tạo thành quỹ bình ổn nước ngọt, giống như quỹ bình ổn xăng dầu của nhà nước? Hay là có tích trữ nhưng mang dùng vô việc khác, tới lúc giá xăng dầu lên thì quỹ chẳng còn gì, ý lộn, tới lúc không có nước ngọt thì quỹ cũng sạch bách.

Ước gì bây giờ, mỗi thôn, mỗi xóm ở vùng đang thiếu nước, đều có một cái tượng đài. Tượng ông nào cũng được, râu dài, râu ngắn, hay không râu cũng được, có tóc hay trọc đầu cũng OK, miễn là nó có khả năng phun ra nước ngọt, để người dân có nước ngọt xài. Nhưng chỉ thấy toàn là mấy cái tượng đài trơ mắt ra nhìn cảnh người dân nhốn nháo.

Mà thôi, đã ước thì ước cho sang. Ước gì dân ta được bầu ra những người có đủ tâm và tầm, biết vì nước, vì dân bằng hành động, không phải lúc nào cũng vì nước vì dân bằng cái lỗ miệng.

Bình Luận từ Facebook

9 BÌNH LUẬN

  1. Hề… hề….
    1. Gần 40 năm trước, tôi ở ĐBS Cửu Long và đã thấy được rằng dòng Cửu Long chỉ có phù sa vào mùa nước lũ giống như sông Hồng, và đã thấy được việc NẠO VÉT KHAI THÁC CÁT ở đây đã làm sạt lở và mặn hoá đất đai như thế nào. Nói rõ thì là như thế này: Mội mét khối cát móc trộm từ sông Hồng thì cần phải có 40 năm phù sa bù đắp, còn ở sông Cửu Long thì phải mất tới 200 năm cơ, nhưng mà, tiềm năng khai thác cát trộm ở đây lại cao hơn rất nhiều so với vùng sông Hồng, mặt khác sông Hồng có đê ngăn lũ ngăn mặn còn sông Cửu Long bị mặn tràn càng ngày càng sâu!
    2. Khi tới Phnom Penh dòng sông mẹ Mè Khoỏng – Mê Kông được chia thành 3 nhánh:
    2.1. Nhánh chính có thủy lực mạnh nhất vẫn được gọi là Mê Kông, nhánh này khi chảy vào đất Việt được gọi là sông Tiền Giang.
    2.2. Nhánh phụ có thủy lực yếu hơn được gọi là Tonle Bassac, khi chảy vào đất Việt được gọi là Ba Thắc, sông Hậu Giang.
    (Khi sông Tiền chạy tới Vàm Nao thì nó sẻ nước sang sông Hậu, vì thế kể từ Vàm Nao thì thủy lực sông Hậu lại cao hơn sông Tiền, nhưng, cả hai sông đều hết các chất dinh dưỡng tự nhiên cho con người, phải bổ sung fluo để chống sâu răng.
    2.3. Nhánh đặc biệt được gọi là Tonle Sap vì nó có tính năng điều tiết: Mùa mưa thì nó trở thành Chi lưu của Mê Kông, đưa nước vào dự trữ ở Biển hồ, còn mùa khô thì nó lại trở thành Phụ lưu, chuyển nước từ Biển hồ bổ sung cho hạ nguồn.
    3. Khi nước Lào chuẩn bị làm đập thủy điện Xayaburi, thì các giới chức Thái Lan đã lẳng lặng đào, vét kênh mương ở vùng Đông Bắc (là nơi khô hạn, thiếu nước canh tác nhất, thậm chí, họ còn làm đường hầm xuyên núi để dẫn nước từ hồ này để đổ về thượng nguồn của sông Mê Nam, trong khi báo giới Việt cả ngợi Lào là TRÁI TIM NĂNG LƯỢNG của ĐÔNG NAM Á!!?
    4. Nước Việt rất thụ động và chính giới nước này vẫn còn tư duy CHIM TRỜI CÁ NƯỚC trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên. Ở mức đường cùng này rồi thì mong các chính giới Việt hãy năn nỉ Campuchia đừng đào đoạn Mê Kông – Ba Thắc, vì đoạn này (nếu có), sẽ xả nước mạnh hơn nhiều so với Vàm Nao, và vì thế, toàn bộ Tứ giác Long xuyên sẽ thiếu nước triền miên!
    5. Điều duy nhất có thể làm được trong thời điểm này là: Cấm mọi loại CÁT TẶC!!

    • Bổ sung: Những người dưới hạ nguồn sau các đập thủy điện đều hiểu rõ rằng phù sa lắng đọng ở lòng hồ dẫn đến dòng nước trong dưới hạ lưu đã gây xói lở đất đai ở ven sông tạo nên phù sa mới bồi đắp cửa biển, mặt khác, do dòng chảy yếu nên nó mất khả năng thau chua rửa mặn và trung tính hoá nước thải. Ô nhiễm dòng sông và môi trường cũng từ đó mà ra!

    • Bổ sung tiếp: Đã đến lúc tôi cầu mong giới chức nước Việt đừng bao giờ giở giọng QUAN NGẠI SÂU SẮC hoặc đổ lỗi cho việc BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU hoặc đổ lỗi cho việc THAY ĐỔI DÒNG CHẢY để biện minh cho các tắc trách của mình trong mọi việc SAU ĐẬP THỦY ĐIỆN. Xin hãy tập trung mọi nguồn lực (hãy xoá bỏ các kinh phí xây dựng tỉ tỉ các loại tượng đài và kinh phí 350 nghìn tỷ để chấn hưng văn hoá) để tạo hồ chứa nước ở Đồng bằng sông Cửu Long:
      Phương án 1: Nạo vét và đào sâu vùng trũng Đồng Tháp Mười để tạo thành hồ nước dự trữ (càng sâu càng tốt) với đập chắn tương đương với mức lũ lịch sử 1978), phương án này có nhược điểm là bỏ mất cảnh quan nguyên thuỷ của Đồng Tháp Mười, không còn là nơi Sếu Đầu đỏ đáp xuống cho du khách chụp hình nữa!
      Phương án 2: Chọn khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu (ngay sát biên giới) để tạo thành hồ dự trữ nước (cũng với mức đập ở độ cao 1978), nhược điểm của phương án này là phải di rời dân và vì thế cầu mong rằng đừng bao giờ có Lê Đình Kình thứ 2 cho đến thứ n… xuất hiện!!

      • Bổ sung tiếp nữa: Đã bao giờ giới chức nước Việt có thể lường trước việc bọn Tầu nhái Campuchia nổI điên (hoặc do bọn Tầu thật xúi bẩy) mà đắp đập chắn cả hai dòng Mê Kông và Tonle Bassac ngay tại biên giới nước Việt không?. Lúc ấy, ĐỒNG THÁP MƯỜI hoặc các huyện Tân Châu, Phú Tân.. sẽ phải trở thành THƯỢNG NGUỒN BẤT ĐẮC DĨ của sông CHÍN RỒNG (hiện nay đã bị cụt mất vài đầu rồi!) đấy. Vậy nên cần phải LẬP HỒ CHỨA NƯỚC ngày thôi!!!

  2. Chuyện NƯỚC SÔNG HỔ ĐANG PHẢI CẠN NƯỚC, TRIỀU CƯƠNG CỨ DÂNG CAO, ĐẤT ĐAI ĐBSCL NHIỄM MẶN NẶNG NỀ là NHỮNG CHUYỆN đã được KÊU CỨU SUỐT HƠN 10 NĂM NAY vì đã và đang gây ra BIẾT BAO KHỔ SỞ ĐAU THƯƠNG cho người dân, nhất là NÔNG DÂN MIỀN NAM.
    Va nay lại THÊM NẠN HẠN HÁN lại đang đến làm khổ cả người dân Miền Trung, nơi mà HẰNG NĂM VẪN PHẢI HỨNG CHỊU LỦ LỤT QUÁI ÁC nguyên do từ việc XÂY ĐẬP và PHÁ ĐẤT RỪNG BỪA BÃI ở MỌI NƠI.
    Những PHẦN ĐẤT NÀY CỦA ĐẤT NƯỚC ĐANG PHẢI LÂM NGUY, ĐANG PHẢI CHỊU CHẾT DẦN CHẾT MÒN vì những TAI HỌA NÀY VẪN CỨ NGÀY MỘT XÃY EA TIẾP DIỄN.
    Có thể BỞI VÌ CÁC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẤT NƯỚC đang sống trị vì ở tận Miền Bắc QUÁ XA XÔI hay đang ở TRONG NHỮNG BIỆT ĐIỆN NGUY NGA cho nên KHÓ THẤY ĐƯỢC HOÀN CẢNH KHỔ SỞ CỦA NGƯỜI DÂN MIỀN NAM ĐẤT NƯỚC/
    Đã cõ BIẾT BAO DỊP GẶP GỞ với Giới Lãnh Đạo Trung Quốc NHƯNG KHÔNG LẬN NÀO DÁM YÊU CẦU HỌ TỪ BỎ hay HẠN CHẾ KHAI THÁC CÁC ĐẬP NƯỚC XÂY TRÊN THƯỢNG NGUỒN Sông Mekong, mà CHỈ LÀM TOÀN CHUYỆN TUNG HÔ VÔ BỔ VỚ VẨN.
    Trong nước thì TRUNG ƯƠNG, CÁC BỘ NGÀNH LIÊN HỆ như TNMT…KHÔNG CÓ QUY HOẠCH CHẶT CHẼ, CỨ ĐỂ MẶC CHO ĐỊA PHƯƠNG KHAI THÁC ĐẠP NƯỚC MỌI NƠI và TÀN PHÁ ĐẤT RỪNG BỪA BẢI VÔ TỘI VẠ đẻ làm gây ra TAI HỌA LŨ LỤT LIÊN MIÊN…rồi nay lại THIẾU NƯỚC VÌ HẠN HÁN . Thật oái ăm !
    BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU là Tác Động Thiên Nhiên XÃY RA BẤT CỨ LÚC NẠO nhưng việc ĐỐI PHÓ và PHÒNG CHỐNG KỊP THỜI ĐỂ BẢO TỒN ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN là BỔN PHẬN và VẬN DỤNG TRÍ TUỆ và TÀI NĂNG CỦA CẤP LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC
    Chỉ MÃI LO CA NGỘI CHỦ NGHĨA, CHỦ TRƯƠNG ĐƯƠNG LỐI CHÍNH TRỊ mà KHÔNG LÀM ĐƯỢC NHỮNG CĂN BẢN CỐT YẾU này thì cũng CHỈ LÀ VÔ NGHĨA, VÔ DỤNG CHO NGƯỜI DÂN mà thôi.

  3. – Không nước thì dân bệnh tật,đói khát chết hết dễ lãnh đạo ! Chỉ cần miền Bắc bình yên là đủ! Mẹ nó , sợ gì!
    – Năm 1995, tới phiên Việt nam làm chủ tịch ủy hội SÔNG MÊ KÔNG, Chủ tịch đã bỏ quyền phủ quyết có trước 1975 (khi miền Bắc chưa Giải phóng miền Nam). Nếu giữ quyền phủ quyết thì khi có một thành viên nào trong Uỷ hội không đồng ý thì không được xây dựng thủy điện trên phần chảy qua các nước thành viên.
    – Việt nam còn cho rằng xây thủy điện không ảnh hưởng dòng chảy của Mê Kông!?
    – Từ năm 2000 về trước,các Bộ trưởng Nông nghiệp toàn là người miền Bắc có lý luận nhưng không một vị nào nắm vững đặc điểm đồng bằng Sông Cửu Long.
    – Các dự án lớn như vùng lúa Tứ giác Long Xuyên, đập ngăn mặn Ba lai, hệ thống đập Cái Lớn,Cái Bé …gần như thất bại và tốn bao ngàn tỉ chả ích gì cho hôm nay!

  4. Bs Sơn kêu gào nước ơi là nước; còn dân thì kêu trời ơi là trời! Ngó xuống mà coi, chúng tôi bị TC ngăn đập cướp nước, biên giới thì chúng cướp đất, ngoài biển chúng cướp đảo. Còn gì để sống hỡi trời? Vậy mà Huệ còn đi qua nịnh Tập để xin ghế TBT nữa nè, ông ơi là ông hãy sai thiên lôi đánh cho chúng vỡ sọ hết cho dân nhờ.

  5. Chuyện lạ: mọi nơi ở miền Tây hầu như khô queo, thì mới sáng hôm qua 11/4 trên YouTube có clip đăng nước ngập đường mênh mông ở tp Mỹ Tho mà là nước mặn, gọi là triều cường. Mà nghe báo đài nói gần đâu đó nơi này vừa hoàn tất siêu cống ngăn mặn vừa đưa vào hoạt động. Mà giữa mùa khô gay gắt sao lại có hiện tượng này? Điều đặc biệt dường như các báo quốc doanh không đưa tin chỉ có các YouTuber làm chuyện này. Lạ lắm, chắc là nước lạ tràn về tp?

  6. Tại sao không dùng tiền xây tượng đài
    Để đắp đập múc hồ thật nhiều để có kể hoạch dự trữ nước ngọt từ những năm trước chuyện này nằm trong tầm tay của những người quản trị đất nước
    Hậu qủa thiếu nước trầm trọng như bây giờ lo do sự yếu kém thiếu tầm nhìn thiếu cái tâm thiện lương của những kẻ lãnh đạo không quan tâm đến đời sống của người Dân

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây