Nguyễn Đình Bin
26-3-2024
Thấm thoắt thế mà đã tròn 20 năm, một phần năm thế kỷ, kể từ khi Bộ Chính trị Đảng CSVN ban hành nghị quyết công khai đầu tiên về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Nghị quyết 36-NQ/TW, ngày 26-3-2004. Cho đến thời điểm đó, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác này đều là “MẬT”.
Nghị quyết 36-NQ/TW là bước cụ thể hóa và triển khai Nghị quyết 7 của Trung ương Đảng (khóa X) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đối với đồng bào ta đang sinh sống ở nước ngoài, một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nay đã hơn 5 triệu. Là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử, mở ra một thời kỳ mới, có giá trị cơ bản, to lớn, toàn diện và lâu dài, đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mỗi nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chính sách… của Đảng hay Nhà nước đều có một quá trình ra đời riêng, không giống nhau.
Hôm nay, 26-3-2024, kỷ niệm 20 năm ban hành, tôi xin chia sẻ với quý bạn đọc quá trình ra đời cụ thể của văn kiện lịch sử này, một mốc son trong cuộc đời trên 40 năm làm lính Cụ Hồ của tôi trên mặt trận ngoại giao.
Tôi bồi hồi nhớ lại quá trình nẩy sinh ý tưởng, thai nghén, đề xuất, rồi xây dựng và hoàn thiện dự thảo; những chặng đường gian nan, vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, kiên trì bảo vệ lý lẽ của mình, vận động, tranh luận thẳng thắn, thuyết phục…, để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ; không hề nản chí, tìm mọi cách, mọi cơ hội thúc đẩy để cuối cùng, sau 4 năm ròng rã, đã được Bộ Chính trị chấp thuận và ban hành.
Đầu năm 2000, sau khi nhận quyết định của Thủ tướng Phan Văn Khải bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Ủy ban (nay là Ủy ban Nhà nước) về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), tôi khẩn trương tìm hiểu công việc, nắm các tư tưởng chỉ đạo của lãnh đạo Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực công tác này, để định hướng cho mình và xây dựng chương trình công tác tổng thể cho nhiệm kỳ Chủ nhiêm của tôi.
Tôi nghiên cứu lại Nghị quyết 08-NQ/TƯ, ngày 29/11/1993 của BCT (khóa VII), một văn kiện đã thể hiện nhiều quan điểm đổi mới chủ yếu của Đảng. Nhưng, đến thời điểm ấy, Nghị quyết ban hành đã được gần 7 năm, tình hình trong nước, cộng đồng NVNONN, cũng như thế giới đã có nhiều điểm rất mới. Tôi thấy cần phải tiến hành tổng kết việc thực hiện nghị quyết quan trong này, từ đó đề xuất những kiến nghị đáp ứng những đòi hỏi của tình hình mới.
Sau khi báo cáo, được lãnh đạo Đảng chấp thuận, việc tổng kết thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TƯ đã được triển khai.
Quá trình thực hiện tổng kết cho thấy: Nhận thức chung của lãnh đạo các ngành, các cấp về cộng đồng NVNONN và công tác cộng đồng còn nhiều điểm quá lạc hậu và lệch lạc nữa. Thậm chí nhiều người còn không biết đã có NQ – 08/TƯ. Điều này hiểu được, vì đó là một nghị quyết MẬT, và ban hành đã gần 7 năm. Trong khoảng thời gian này, rất nhiều lãnh đạo các ngành, các cấp đã thay đổi. Các nghị quyết, chỉ thị MẬT thì chỉ được phổ biến và quán triệt trong diện đã được chỉ định. Sau khi được phổ biến, quán triệt thì lưu trữ trong hồ sơ MẬT. Ngoại trừ cơ quan chuyên trách, các cơ quan ban, ngành khác, và các cấp, mấy khi lãnh đạo cũ lại bàn giao đầy đủ cho người thay thế mình.
Chính thực tế này đã làm cho tôi nảy sinh ý tưởng cần kiến nghị BCT ra một Nghị quyết mới và phải là CÔNG KHAI, bởi tôi nghĩ: Để có thể làm tốt công tác đối với cộng đồng NVNONN trong thời kỳ mới thì, điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất là phải tạo được một nhận thức chung, thực sự đổi mới, đúng đắn và thống nhất, không chỉ trong cán bộ lãnh đạo, các cấp ủy đảng, đảng viên, cán bộ công chức các cơ quan chuyên trách và liên quan, mà phải là tất cả các cơ quan, bộ, ngành, các cấp trong toàn bộ hệ thống chính trị, từ trung ương đến tận cơ sở. Ngoài ra, toàn thể nhân dân ta, và đăc biệt là cộng đồng NVNONN, cũng phải được biết và hiểu tư duy mới đó của Đảng và Nhà nước ta.
Hơn nữa, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đối với cộng đồng NVNONN là hoàn toàn quang minh, chính đại, không hề có gì trái với lợi ích của các nước, nơi bà con ta đang làm ăn, sinh sống, mà ngược lại, còn góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các nước đó với nước ta. Bởi vậy, cũng rất cần phải tuyên truyền rộng rãi cho thế giới biết và hiểu.
Biện pháp khả thi và hiệu nghiệm nhất để đạt được các mục tiêu nói trên là BCT ra một nghị quyết mới CÔNG KHAI. Bởi vì, không chỉ nhân dân ta mà cả thế giới đều biết rõ: Ở nước ta, Đảng CSVN là đảng duy nhất cầm quyền, và BCT là cơ quan uy quyền thực sự của Đảng, nên NGHỊ QUYẾT CỦA BCT thực tế LÀ PHÁP LỆNH CAO NHẤT.
Tôi xác định đây là nhiệm vụ chủ yếu, có tầm quan trọng quyết định trong chương trình công tác tổng thể của Ủy ban NVNONN, trong thời kỳ tôi làm Chủ nhiệm. Nhưng khi họp cán bộ, nhân viên cơ quan để xây dựng chương trình này, gọi là “Đề án tăng cường công tác vận động cộng đồng”, tôi nêu ý tưởng này ra thì đã có một số ý kiến phản đối ngay trong số cán bộ chủ chốt, vì cho rằng đây là một lĩnh vực rất phức tạp, nhậy cảm; các nghị quyết, chỉ thị của Đảng lâu nay đều là MẬT, Nghị quyết 08 cũng là MẬT, BCT không thể ra nghị quyết CÔNG KHAI được.
Tôi đã cho thảo luận, tranh luận thật sự dân chủ, thẳng thắn. Cuối cùng, ý tưởng đổi mới này đã đạt được nhất trí hoàn toàn. Tôi vui mừng, tập trung lực lượng khẩn trương xây dựng Đề án theo các ý kiến chỉ đạo cụ thể của tôi, kiến nghị 8 giải pháp tổng thể, mà điểm then chốt nhất, quyết định nhất là BCT ra một Nghị quyết mới CÔNG KHAI.
Nhận thức rõ đây là một công việc rất quan trọng và nhạy cảm, tôi đã tranh thủ trình trước hai Ủy viên BCT (Phó thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm, phụ trách đối ngoại, là Thủ trưởng trực tiếp cũ của tôi, và Trưởng Ban kinh tế Trung ương Trương Tấn Sang, mà tôi rất quen biết) để cho ý kiến sơ bộ. Tôi rất mừng được cả hai ông bật đèn xanh – ông Trương Tấn Sang còn khen là đề án tốt.
Rà soát kỹ lại, sửa sang lần chót văn bản, ngày 28/7/2000, tôi đã ký Tờ trình Đề án lên Thường vụ BCT (Khóa VIII, Trung ương Đảng không có Ban Bí thư) và Thủ tướng Chính phủ.
Tiếp đó là những ngày tháng hồi hộp chờ đợi. Qua các mối quan hệ công tác, tôi cố gắng thúc đẩy việc đưa Đề án ra trình xin ý kiến Lãnh đạo. Nhưng, thời điểm đó, có thể lãnh đạo Đảng đang tập trung vào việc chuẩn bị tiến hành Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng, vào tháng 4-2001, nên chưa xem xét.
Khi ấy, tôi đang là Ủy viên Trung ương Đảng (khóa VIII), nên mặc nhiên sẽ tham dự Đại hội IX như đại biểu chính thức. Đây là một cơ hội rất tốt, để trình bầy rõ và tranh thủ sự đồng tình của hơn 1000 đại biểu, gồm các lãnh đạo cao nhất cấp trung ương, các bộ, ban, ngành, các tỉnh thành và đại diện ưu tú của toàn Đảng, đối với đề xuất chính sách có tính đột phá này của chúng tôi. Nên tôi đã đề nghị được tham luận tại Đại hội về công tác đối với cộng đồng NVNONN.
Được chấp thuận, tôi liền đưa nội dung đã thai nghén cho nghị quyết CÔNG KHAI của BCT vào bài tham luận, rồi gửi lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tôi được biết đây là bài tham luận đầu tiên về công tác Việt kiều tại một Đại hội toàn quốc của Đảng. Tôi mừng [khi] nhận được thông báo là tham luận tôi trình đã được chấp thuận nguyên văn, không phải điều chỉnh, bổ sung gì cả. Sau Đại hội, càng mừng hơn [khi] tham luận của tôi đã được đánh giá là một trong vài tham luận mới mẻ, ấn tượng nhất tại Đại hội IX.
Có lẽ bài tham luận ấy đã góp phần thúc đẩy Lãnh đạo xem xét Tờ trình tôi đã gửi lên ngày 28/7/2000. Nửa năm sau Đại hội IX, đầu tháng 10/2001, tôi thật vui mừng nhận được công văn của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phan Văn Khải đối với “Đề án tăng cường công tác vận động cộng đồng”, trong đó Thủ tướng chỉ thị “Ban cán sự Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chuẩn bị Đề án trình Bộ Chính trị có Nghị quyết (hoặc Chỉ thị) về lĩnh vực công tác này”.
Thế là tôi hăm hở cùng mấy cán bộ hữu quan của Ủy ban, bắt tay vào xây dựng đề cương, rồi đề cương chi tiết và cuối cùng là dự thảo văn kiện mà chúng tôi vẫn kiên trì kiến nghị là “Nghị quyết CÔNG KHAI của BCT”, theo các ý cụ thể tôi đã nghiền ngẫm kỹ.
Tiếp đó là quá trình trao đổi, lấy ý kiến đóng góp của Mặt trận Tổ quốc và các Bộ, ngành liên quan, như Thủ tướng đã chỉ đạo. Quả thực, đây là một công việc khá gian truân. Nhưng, qua kiên trì trao đổi cởi mở, tranh luận thẳng thắn, ra sức thuyết phục…, cuối cùng, ngoại trừ một cơ quan còn phân vân giữa “Nghị quyết” hay “Chỉ thị”, còn 12 Bộ, cơ quan, ban, ngành liên quan khác đều nhất trí với chúng tôi là kiến nghị BCT ra” Nghị quyết CÔNG KHAI “.
Sau khi rà soát lại lần cuối dự thảo Nghị quyết, ngày 20/5/2002, tôi thật sự vui mừng ký Tờ trình dự thảo Nghị quyết lên BCT và Thủ tướng Chính phủ. Tiếp đó, lại là những tháng ngày cố gắng thúc đẩy việc xem xét kiến nghị này, nhưng vẫn chưa có thông tin gì khích lệ.
May thay, gần 10 tháng sau, ngày 12/3/2003, taị hội nghị toàn thể lần thứ 7, TƯ Đảng khóa IX ra Nghị quyết về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vì dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Tôi như mở cờ trong bụng: Thời cơ đã đến để làm sống lại kiến nghị tâm huyết mà tôi đã kiên trì đeo đuổi suốt ba năm qua.
Bởi, BCT ra nghị quyết mới này chính là cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương nói trên đối với cộng đồng NVNONN, một bộ phận không thể tách rời của toàn dân tộc Việt Nam. Thế là tôi lại rà soát, điều chỉnh lại các văn bản. Và, một tháng sau khi ban hành Nghị quyết TƯ 7, ngày 14/4/2003, tôi ký một Tờ trình mới lên BCT, nhắc lại và nhấn mạnh kiến nghị của chúng tôi, nói rõ là để cụ thể hóa Nghị quyết TƯ 7, trong bối cảnh tình hình và yêu cầu mới.
Để tạo thêm cơ sở tiếp tục thúc đẩy lãnh đạo xem xét kiến nghị mới này, tôi nghĩ cần phải kiến nghị cử một đoàn liên ngành, gồm lãnh đạo môt số ngành quan trọng hữu quan, và phải có đại diện xứng đáng của miền Nam, thăm Canada và đặc biệt là Hoa Kỳ, hai nước có cộng động người Việt đông đảo nhất, đa dạng nhất, mà đa số ra đi từ miền Nam, để tiếp xúc với tinh thần mới chủ động tiến công, thực sự cởi mở, thẳng thắn, chân tình, và cố gắng tiếp xúc được với một số cựu lãnh đạo chính quyền Sài Gòn và nhân vật bất đồng chính kiến nổi bật, để nắm và báo cáo lãnh đạo tình hình cộng đồng NVNONN mới nhất. Cho đến thời điểm đó, tôi đã có một số lần đi thăm, tiếp xúc với cộng đồng ở các địa bàn khác nhau, nhưng chỉ với danh nghĩa đoàn của Ủy ban về NVNONN.
Tôi rất mừng, kiến nghị đó đã được chấp thuận. Tôi đã được cử làm Trưởng đoàn, gồm lãnh đạo các ngành quan trọng liên quan như ông Nguyễn Tiến Võ, Ủy viên thường trực Đoàn Chủ tịch UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Trịnh Xuân Giới, Phó Trưởng ban thường trực Ban Dân vận Trung ương. Về đại diện miền Nam, lúc đầu là ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng sau, do ông Nhân có việc cần đột xuất nên ông Trần Văn Tạo, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành Phố Hồ Chí Minh, nguyên Ủy viên TV Thành ủy, Trưởng Ban Tư tưởng – Văn hóa và Giám đốc Sở Công an của Thành phố đã tham gia đoàn.
Tôi đã họp đoàn, trao đổi ý kiến về Đề án chuyến đi. Tôi nêu ý kiến cá nhân về mục đích yêu cầu, phương châm chuyến đi như đã nói trên. Nhưng đã không được đồng tình. Tôn trọng các thành viên trong đoàn, tôi đành ký Tờ trình Đề án theo ý kiến đồng thuận. Sau khi được Ban Bí thư phê duyệt, tôi nghĩ nếu chỉ triển khai theo tinh thần Đề án thì chuyến đi sẽ không thể đem lại kết quả như tôi mong muốn. Bởi vậy, tôi đành “lách”, xin gặp Bí thư TƯ Đảng, Phó Thủ tướng phụ trách đối ngoại Vũ Khoan, đã nhiều năm là đồng nghiệp, rất quen biết và hiểu nhau mà tôi kính trọng (đầu năm 2000, ông được đề bạt Bộ trưởng Thương mại thì tôi thay ông làm Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao).
Tôi báo cáo, tại sao tôi đã ký trình một Đề án chuyến đi như vậy và trình bầy thẳng thắn ý kiến riêng của tôi, xin được triển khai với tinh thần mới thực sự chủ động, tiến công, cởi mở, thẳng thắn…; cụ thể là cho phép thăm dò, nếu được thì cho gặp gỡ một số cựu lãnh đạo chính quyền Sài Gòn cũ như cựu Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ… và một số người bất đồng chính kiến nổi bật. Nếu qua gặp gỡ thấy thuận thì cho phép tôi lấy danh nghĩa Chủ nhiệm Ủy ban về NVNONN, không phải Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, mời về thăm đất nước, một đề xuất, theo như tôi biết, lần đầu tiên được nêu ra.
Tôi rất mừng là những đề xuất đó đã được ông Vũ Khoan chấp thuận. Tôi đã họp, quán triệt tinh thần mới đó trong toàn đoàn. Các thành viên phấn khởi, nhưng cũng tỏ [ra] rất lo lắng trước trách nhiệm mới nặng nề.
Trong chuyến đi này, ngoài các cuộc làm việc chính thức với các quan chức hữu quan nước sở tại, một trọng tâm là gặp gỡ, đối thoại với các thành phần khác nhau trong cộng đồng kiều bào. Tôi không bao giờ có thể quên không khí thực sự cởi mở, thẳng thắn, chân tình, trên tinh thần hòa giải dân tộc, cũng như những giây phút xúc động trong các cuộc gặp gỡ đó. Có một số kiều bào, sau bao năm tháng bị bưng bít, tác động bởi tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch, đã khóc khi nghe tôi thông báo tình hình đất nước và trả lời thẳng thắn, chân tình các câu hỏi, làm sáng tỏ các chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước nói chung và đối với đối với cộng đồng nói riêng.
Điểm đặc biệt nhất trong chuyến đi này, như tôi vừa nói trên, là lần đầu tiên gặp một số cựu lãnh đạo chính quyền Sài Gòn cũ hoặc bất đồng chính kiến nổi bật, trong đó có cựu Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, ông Đỗ Ngọc Yến, Tổng Giám đốc Công ty Báo Người Việt, ông Nguyễn Ngọc Hải, “Chủ tịch Ủy ban bảo vệ chính nghĩa quốc gia” chống cộng nối tiếng ở thành phố Houston, nhạc sĩ Phạm Duy…
Tôi còn nhớ như in: Sáng 14/6/2003, tôi cùng Tổng Lãnh sự nước ta lúc đó tại San Francisco Nguyễn Mạnh Hùng đã chơi golf với vợ chồng ông Nguyễn Cao Kỳ. Sân golf được lực lượng an ninh bảo vệ nghiêm ngặt. Chỉ có một Flight duy nhất 4 người chúng tôi chơi. Sau lời chào hỏi nhau theo phép xã giao thông thường, ông Kỳ liền nói với tôi: “Có lẽ chúng ta nên gọi nhau là anh”. Tôi giơ tay xiết chặt tay ông, đáp: “Tôi cũng nghĩ như anh”.
Dạo được mươi bước, ông Kỳ dừng lại, nhìn tôi:
– Anh có biết hồi kháng chiến chống Pháp, vì sao tôi lại về thành (Hà Nội) không?
– Không. Tôi làm sao biết được!
– Tôi bị sốt rét rất nặng, phải xin phép về nhà chạy chữa. Một đêm, đang sốt mê man, tỉnh lại, tôi thấy mình đang nằm trên một thuyền nhỏ giữa sông Hồng. Tôi hỏi mẹ tôi: “Mẹ đưa con đi đâu đấy?”. “Con sốt nặng thế này, phải đưa về thành chữa trị”. Lúc ấy, tôi đã cố lấy hết sức bình sinh để nhẩy xuống sông bơi về. Nhưng không thể. Sau đó thế nào, chắc anh hiểu.
Tôi nhìn ông, tỏ thông cảm:
– Cảm ơn anh đã cho tôi biết sự thật. Tôi rất hiểu.
Đi tiếp mấy bước, tôi dừng lại, nhìn vào mắt ông, thân tình:
– Anh Kỳ à. Anh lớn tuổi hơn tôi nhiều; từng trải qua bao thời cuộc, cảnh đời bể dâu; bôn ba khắp nơi trong, ngoài nước… Giờ chúng ta đều đã ở chặng cuối đời… Tôi muốn nghe ý kiến, nhìn nhận chân tình của anh về tình hình đất nước, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước hiện nay. Anh cứ nói thẳng, đừng ngại gì.
Thế là suốt gần 5 tiếng đồng hồ, chúng tôi vừa đánh golf vừa chuyện trò, trao đổi ý kiến, có lúc tranh luận nữa, nhưng thật sự cởi mở, thẳng thắn, chân tình…, đề cập đến cả thời cuộc ở khu vực Đông Nam Á và thế giới, theo dòng chẩy lịch sử.
Cựu cựu Phó Tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ đã bày tỏ đồng tình đối với các chủ trương đổi mới của Đảng CSVN; nói rõ không tán thành các hoạt động chống đất nước và ý kiến của một số cá nhân, nhóm phái trong cộng đồng đòi áp đặt mô hình dân chủ phương Tây vào đất nước ta…
Chơi xong lỗ đầu tiên, bà Kim, phu nhân ông Kỳ nói với tôi: “Anh Bin à. Chúng ta thi nhá. Mỗi lỗ 5 đô la”. Tôi bắt tay bà vui vẻ: “Đồng ý. Dù tôi chơi rất dở”. Vợ chồng ông Kỳ đánh golf thì khỏi nói rồi. Phía chúng tôi, Tổng lãnh sự Mạnh Hùng chơi tốt. Còn tôi chơi rất kém, do cánh tay phải bị sai khớp, đã thành tật từ nhỏ, không thể gập lại và cử động như bình thường. Học và đánh golf chỉ là do yêu cầu phục vụ ngoại giao. Vợ chồng ông Kỳ liên tục dẫn điểm, khi nhiều, khi ít. Chúng tôi rượt đuổi. Đến lỗ thứ 17, áp chót, điểm số là 8-9, vẫn nghiêng về phía vợ chồng ông Kỳ. Thật may mắn, kết quả lỗ cuối cùng là 9-9. Bà Kim reo lên “Thế là huề nhá! Anh Bin”. “Thật không thể đẹp hơn!”, tôi cười đáp, bắt chặt tay hai vợ chồng ông Kỳ. Rồi cả bốn chúng tôi cùng vỗ tay kết thúc cuộc chơi golf.
Tôi đã dặn trước đoàn tìm một tiệm ăn đàng hoàng, nhưng không phải loại sang nhất, để tiết kiệm ngân sách. Cả đoàn sẵn sàng chờ tôi. Nếu cuộc gặp thuận, tôi sẽ mời vợ chồng ông Kỳ cùng về ăn trưa với đoàn. Tôi liền hoan hỉ mời vợ chồng ông Kỳ về gặp gỡ và cùng dùng cơm trưa với toàn đoàn chúng tôi. Vợ chồng ông đã hồ hởi nhận lời ngay.
Bên bàn ăn, tôi và ông Kỳ tiếp tục trò chuyện. Kết thúc bữa cơm trong không khí hòa giải, cởi mở, vui vẻ, tôi đứng lên, xúc động, bầy tỏ cảm tưởng chân thành của tôi về cuộc gặp gỡ; cảm ơn ông Kỳ và phu nhân. Với danh nghĩa Chủ nhiệm Ủy ban về NVNONN, tôi mời vợ chồng ông Kỳ về thăm quê hương. Một thoáng ngỡ ngàng, rồi niềm vui và xúc động đã lộ rõ trên nét mặt dày dạn phong sương của ông. Ông đã cảm ơn và sau đó bày tỏ với tôi mong muốn được Nhà nước cho phép đưa một đoàn doanh nhân về làm ăn, hợp tác với đất nước, như một cử chỉ hòa giải.
Nửa năm sau, đầu tháng 1-2004, khi vừa tới Paris nhận nhiệm vụ Đại sứ tại Pháp được ít ngày, tôi rất mừng nhận được tin cựu Phó Tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ đã về thăm quê hương, sau nửa thế kỷ xa cách, bể dâu. Sự kiện này đã gây chấn động dư luận trong và ngoài nước, đặc biệt là cộng đồng NVNONN, cho thấy tinh thần đổi mới thực sự mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Tôi cũng không thể nào quên cuộc gặp gỡ tối 9/6/2003 với vợ chồng ông Nguyễn Ngọc Hải tại nhà ông. Ông Hải là con một Tri huyện thời Pháp. Vợ chồng ông là người miền Bắc, sau Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 mới di cư vào Nam. Vừa bước vào nhà, tôi có ấn tượng như tới thăm một gia đình trí thức ở Hà Nội, một không gian đầy ắp màu sắc và hương vị văn hóa truyền thống Việt Nam.
Sau phần chào hỏi, ông mời đoàn chúng tôi vừa dùng cơm tối vừa nói chuyện. Vừa ngồi vào bàn ăn, ông Hải đã nói thẳng với tôi: Ông đang là “Chủ tịch Ủy ban bảo vệ chính nghĩa quốc gia” của thành phố Houston. Ông là người chống cộng sản và vẫn kiên quyết chống cộng sản.
Thế là bắt đầu cuộc đối thoại và tranh luận rất thẳng thắn và không ít lúc có thể nói là “nảy lửa” giữa tôi và ông suốt bữa cơm kéo dài gần hai tiếng đồng hồ. Ông lý giải và bảo vệ lập luận cơ bản của ông là theo chủ nghĩa cộng sản thì sẽ mất độc lập dân tộc, rơi vào vòng thống trị của Nga cộng, Trung cộng. Vì vậy, ông đã đi với Pháp rồi Mỹ; vì đó là cách duy nhất để chống lại nguy cơ đô hộ của Nga cộng, Trung cộng, bảo vệ độc lập dân tộc (?!).
Còn tôi, đã lấy những sự thật lịch sử của nước ta, của Đảng ta và quan hệ quốc tế liên quan, đồng thời làm rõ những chủ trương, chính sách đổi mới hiện nay, những thắng lợi lịch sử và thành tựu to lớn để chứng minh cho ông chân lý hiển nhiên là, chỉ có dưới ngọn cờ và sự lãnh đạo của Chủ tich Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam thì đất nước ta mới giành lại được độc lập, thống nhất và đang trên đường xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tôi cũng nói với ông thẳng thắn, chân thành: Quá trình lịch sử nào mà chẳng có sai lầm, khuyết điểm, vấp váp. Nhưng, quan trọng là phải nhận ra, rút kinh nghiệm, sửa chữa, khắc phục. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã và đang tiếp tục như vậy.
Biết ông Hải là một người tài hoa, giỏi đàn, ca…; được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Liên hiệp hội ngoại kiều thành phố Houston; trong đoàn chúng tôi, ông Tạo cũng là một cây văn nghệ trong phong trào sinh viên phản chiến, tôi đã chủ động đề nghị chủ nhà và khách biểu diễn mấy tiết mục ca nhạc dân tộc để thay đổi không khí. Mọi người vỗ tay hưởng ứng. Thế là cả hai bên chủ và khách đều biểu diễn. Đang thực sự vui vẻ thì một thành viên trong đoàn hát một bài phản chiến của Trịnh Công Sơn. Lập tức chủ nhà đứng lên, cầm đàn hát luôn một bài ca ngợi lính VNCH.
Trước tình huống đó, tôi đứng lên, chậm rãi, trịnh trọng:
“Thưa anh Hải cùng các chị, các anh. Cho phép tôi xưng hô như vậy. Tối nay, tôi thực sự xúc động và cảm ơn anh, chị Hải đã đón tiếp đoàn chúng tôi thật cởi mở, chân tình. Bom đạn đã ngừng nổ, đất nước đã thu về một mối gần 30 năm rồi. Quá khứ là đã qua, không thể làm lại. Như những người con của mẹ Việt Nam, chúng ta hãy khép lại quá khứ, cùng nhau chung sức, chung lòng xây dựng lại và bảo vệ Tổ quốc thân yêu, đã bị chiến tranh bao năm tàn phá. Tôi đề nghị anh Hải và anh Tạo trong đoàn chúng tôi cùng biểu diễn một bài ca dân tộc”.
Thế là cuộc gặp gỡ vợ chồng ông Hải đã kết thúc bằng một bài hát dân tộc, mà ông Hải chủ nhà là người hát và ông Trần Văn Tạo, thành viên đoàn chúng tôi, là người đệm đàn. Khi chia tay, ông Hải phát biểu giọng xúc động: “Tôi không ngờ các anh chị lại là những người thật dễ thương!”.
Vợ chồng ông Hải tiễn tôi ra tận cổng. Biết ông quê Hưng Yên, tôi nói: “Anh Hải à, Chúng ta còn là đồng hương nữa đấy. Tôi quê Hải Dương. Đã có 3 thập niên hai tỉnh chúng ta hợp nhất là Hải Hưng mà”. Rồi tôi mời vợ chồng ông về thăm lại quê hương. Xiết chặt tay hai người, tôi nói: “Trăm nghe không bằng một thấy. Anh, chị cứ về đi. Sẽ ngạc nhiên. Quê hương chúng ta đã thực sự thay da, đổi thịt, dù vẫn còn nhiều khó khăn, vấn đề phải khắc phục. Anh chị sẽ được đón tiếp như những người con, sau bao năm lưu lạc nơi đất khách, quê người!”
Chỉ vài tháng sau, vào dịp Quốc khánh, tháng 9-2003, ông Hải đã về thăm quê, sau gần 50 năm xa cách. Đầu năm 2007, tôi đang làm Đại sứ tại Pháp, một Phó Cục trưởng dẫn đầu Đoàn Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, thăm Hoa Kỳ, trao giấy miễn thị thực xuất nhập cảnh mỗi khi về nước cho các kiều bào tiêu biểu, về qua Paris cho tôi biết: Ông Hải là một trong số kiều bào đầu tiên ở thành phố Houston được anh trao giấy. Ông ấy rất phấn khởi, đã nói với anh khi nhận giấy: “Ông Bin đã nhuộm đỏ tôi”.
Khi tôi nêu ý định gặp ông Đỗ Ngọc Yến, Tổng Giám đốc Công ty Báo Người Việt, tờ báo lớn nhất của người Việt ở Hoa Kỳ, đã có ý kiến can ngăn mạnh mẽ, cho rằng đây là một nhân vật phức tạp, nguy hiểm. Nhưng tôi vẫn quyết định thực hiện. Cuộc gặp, đối thoại thẳng thắn đã giúp tôi hiểu hơn về ông, một cơ hội tốt để trực tiếp nói rõ đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta cho người có ảnh hưởng lớn trong truyền thông tới cộng đồng.
Tôi cũng không thể nào quên buổi tối đến thăm Nhạc sĩ Phạm Duy tại nhà ông. Ông đã xúc động đón tiếp, cảm ơn tôi là quan chức của Đảng và Nhà nước đầu tiên đến thăm và chuyện trò thân tình, cởi mở với ông. Nhạc sĩ đã ngồi vào Piano, say sưa biểu diễn một trích đoạn tác phẩm mới về truyện Kiều mà ông đang hoàn thiện. Bữa đó, ca sĩ Ái Vân cũng có mặt. Thật là một diễm phúc, lần đầu tiên trong đời tôi được nghe tiếng đàn dương cầm của người nhạc sĩ tài hoa xuất chúng biểu diễn sáng tác của chính ông, cùng tiếng hát hút hồn của một ca sĩ nổi tiếng. Tôi rất mừng là nhạc sĩ Phạm Duy đã trở về và được cống hiến tài năng của ông cho quê hương đến tận cuối đời.
Tôi rất mừng về kết quả chuyến thăm; đã khẩn trương làm báo cáo tường tận lên BCT và Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, tôi lại chủ động gặp Bí thư TƯ Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan, để trực tiếp báo cáo và xin trình lại kiến nghị chúng tôi đã trình BCT, đề nghị ông giúp thúc đẩy. Tôi rất mừng đã được ông đồng ý.
Thế là lại một lần nữa, tôi cùng mấy cán bộ hữu quan trong cơ quan khẩn trương rà soát, chỉnh lý lại văn bản đã trình trước đây. Và, chỉ một tuần sau chuyến đi, ngày 25/6/2003, tôi lại ký Tờ trình mới lên BCT, khẩn thiết kiến nghị BCT sớm ban hành Nghị quyết CÔNG KHAI, để đáp ứng yêu cầu trước tình hình mới, với niềm hy vọng lớn hơn bao giờ hết. Thật là may mắn, ông Vũ Khoan đã dành thời gian đích thân đọc và cho ý kiến chỉ đạo trực tiếp vào văn bản.
Vào thời điểm đó, tôi đã có quyết định của Lãnh đạo cấp cao cử làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền nước ta tại Pháp. Tôi đặt mục tiêu: Phải hoàn thành bằng được công việc then chốt này mà tôi đã tâm huyết, trăn trở thai nghén, xây dựng, theo đuổi, thúc đẩy… từ khi mới nhận nhiệm vụ Chủ nhiệm Uỷ ban VNVNONN, đã gần bốn năm tròn. Tôi đã dành thời gian, công sức, cùng mấy đồng nghiệp hữu quan, hoàn chỉnh dự thảo. Rồi lại lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, ban, ngành hữu quan một lần nữa. Tôi rất vui đã thực hiện được mục tiêu đề ra: Hoàn chỉnh lần cuối cùng các văn bản và kịp trình Dự thảo nghị quyết lên BCT trước khi lên đường đi Paris nhận nhiệm vụ mới, tháng 12/2003.
Cũng như các lần trước, trong Tờ trình, tôi đã báo cáo ý kiến mới nhất của tất cả các cơ quan, bộ, ban, ngành liên quan để BCT có đầy đủ cơ sở xem xét. Đáng lưu ý là, lần cuối này, ngoài một cơ quan ngay từ đầu vẫn giữ ý kiến phân vân giữa kiến nghị BCT ra “Nghị quyết” hay “Chỉ thị” thì có thêm một cơ quan tham mưu rất quan trọng trước đây tán thành, nay không đồng ý với việc kiến nghị BCT ra Nghị quyết CÔNG KHAI nữa.
Ít tháng sau, trong khi đang công tác tại Pháp, tôi vô cùng vui mừng nhận được tin và toàn văn Nghị quyết số 36-NQ/TW, bản Nghị quyết CÔNG KHAI đầu tiên của Bộ Chính trị Đảng CSVN về cộng đồng NVNONN, ban hành ngày 26/3/2004.
Tôi thầm nghĩ: Tiếp theo báo cáo kết quả đoàn liên ngành chúng tôi thăm Canada, Hoa Kỳ (tháng 6-2003), và kiến nghị khẩn thiết lần chót của chúng tôi (tháng 12-2003), việc cựu Phó Tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ, đáp lại lời tôi mời, đã về thăm quê hương (tháng 1-2004), như giọt nước tràn ly, cuối cùng đã thúc đẩy Bộ Chính trị Đảng CSVN, ngày 26-3-2004, ra Nghị quyết CÔNG KHAI đầu tiên về cộng đồng NVNONN.
Hôm nay, 26-3-2024, kỷ niệm tròn 20 năm đi vào cuộc sống, tôi mừng vì nghị quyết lịch sử này, không chỉ được cộng đồng NVNONN vui mừng đón nhận, dư luận trong và ngoài nước hoan nghênh, mà đã và đang tiếp tục được triển khai, bằng các chính sách, quyết định, biện pháp cụ thể của Nhà nước, phục vụ thiết thực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mặc dù vậy, tôi vẫn rất buồn vì mong ước cháy bỏng, mục tiêu chủ yếu tôi đeo đuổi, khi nẩy sinh ý tưởng, thai nghén, đề xuất… nghị quyết 36, là HÒA GIẢI, HÒA HỢP, ĐOÀN KẾT DÂN TỘC thực sự, thì đến nay, sau 20 nghị quyết được ban hành, và gần nửa thế kỷ chiến tranh đã chấm dứt, vết thương dân tộc vẫn còn rỉ máu; người Việt chúng ta, anh em một nhà, vẫn chưa thực sự hòa giải được với nhau!!! Mà, không hòa giải được với nhau thì nói gì đến cùng đoàn kết, chung sức, chung lòng, để khơi dậy, phát huy tốt nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, và kết hợp sức mạnh ấy với sức mạnh thời đại, như Đảng CSVN đã tổng kết rất đúng, đặng xây dựng và bảo vệ thành công một nước Việt Nam thực sự độc lập, tự chủ, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ trên đất liền, bầu trời và biển, đảo, dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, có vị trí, vai trò quốc tế xứng đáng, trước các khó khăn, nguy cơ, thách thức, cả đối nội và đối ngoại, ngày càng nóng bỏng, đang hiển hiện trước mắt, trong thế giới đầy biến động, cạnh tranh và thách thức quyết liệt này?!
Theo thiển nghĩ của tôi, có nhiều nguyên nhân, trong đó, nguyên nhân chính, cơ bản, cốt lõi, quyết định nhất, như tôi đã lý giải trong bài viết cách đây gần hai năm, ngày 30-4-2022, là do Đảng CSVN, người đang gánh vác trọng trách lãnh đạo đất nước, dù đã có nghị quyết về đổi mới toàn diện và đồng bộ, vẫn chưa thực hiện đổi mới thật sự về chính trị, vẫn kiên trì níu giữ mô hình quản lý đất nước cũ – hệ thống chính trị hiện hành – theo quan điểm Mác – Lênin, XHCN, thực chất là Đảng trị, độc quyền, không dân chủ, đã quá lẻ loi, lạc lõng, lỗi thời trên thế giới.
Đây chính là điều đã và đang ngăn cản dân tộc ta hàn gắn vết thương nội chiến, thực hiện hòa giải, hòa hợp, đại đoàn kết.
Hoặc Bin ngây thơ đóng kịch
hoặc hắn tòng phạm chủ ý,
khi làm đại sứ tại Paris từ 2004 là lúc TRIỆU HOA ĐUA NỞ trên Đất Pháp đặc biệt là Paris và quan vùng ngoại ô mọc lên như nấm các CÔNG TY MÀN HÌNH vịt kìu iêu nước CHUYÊN RỬA TIỀN như CẶP ĐÔI HOÀN HẢO Audrey & Antoine TRAN, Tập đoàn (!!) của Trương hữu Ngọ (đều là cựu Phan Châu Trinh) và nhất là thằng Hoàng Chúc trường X cháu Hoàng Văn Nghiên cựu chủ tịch Hà Nội RỬA TIỀN bạc tỉ đô la …như tôi đã trình bày HỒ SƠ vịt kìu iêu nước rửa tiền tại Nước Pháp từ năm 2016 – 2023 gần 100.000 lượt vào đọc
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Hoà hợp hoà giải chỉ là chiêu bài “ngọt ngào”, là cái áo “hấp dẫn” mặc ngoài để đi
làm việc mờ ám hay nói thẳng ra là đi lừa bịp và nhờ đó họ đã thắng cuộc vì đã lừa
bịp được nhiều người miền Nam thật thà nên đã giúp họ thắng cuôc nhưng ông này
là quan chức phải biết rõ “động cơ” của nó, tuy nhiên ông ta có lẽ muốn tỏ ra mình
là người có lương tâm khi sắp xuống lỗ thì mới vớt vát như trên ! Bởi vì vài người
nổi tiếng hơn ông ta đã làm gương cho ông ta noi theo như Chế Lan Viên, Nguyễn
Khải, thậm chí Nguyễn Đình Thi cũng đặt “cục gạch” ở phiá…thua cuộc , như nhà
phê bình văn học Vương Trí Nhàn từng nói thẳng ra cái ý đồ trên của họ !
Thế nhưng, VC. thật sự đả có chút thành công khi dụ dỗ được một vài nhận vật nổi
tiếng lẫn mang tiếng trước đây ở miền Nam như NCK, PD. toàn là dân miền Bắc có
lý luận “thực dụng”. Có điều oái oăm là NCK. tưởng làm vưi lòng VC. thì sẽ được họ
đền đáp cho chôn xác ở quê nhà Sơn Tây nhưng rốt cuộc đã không chỉ … xôi hỏng
bỏng không mà còn bị người đời cả 2 phía khinh bỉ tàn tệ !
Ông Nguyễn Đình Bin là người có tâm Phật (= thức tỉnh, nhận biết, giác ngộ) nhưng chưa thật tâm thức tỉnh như lời Đức Thế Tôn dạy.
Ông Bin vẫn đứng trong hàng ngũ ĐCS Việt Nam,
nghĩ rằng chính nghĩa thuộc về đảng mình,
lẽ phải thuộc về đảng mình
và dùng Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị ĐCS nhằm “đánh thức tâm Phật”của người VN ở nước ngoài.
Ông chưa đạt tới hạnh phúc viên mãn (cõi niết bàn–nirvana) bỏi vì ông còn thiếu 5 điều :
Biết thời thế
Biết người
Biết mình
Biết dừng
Biết ứng biến
Nhưng người VN ở nước ngoài -những người từng sống ở miền Bắc và những người miền Nam sống sau năm 1975
-biết rõ đường lối và chủ trương của ĐCS Việt Nam “là vậy nhưng không phải vậy”,
nên họ “không nghe nhũng gì Cộng sản nói, mà xem những gì Cộng sản làm”.
Họ biết thời thế, biết người, biết mình, biết dừng và biết ứng biến.
Hy vọng ông Nguyễn Đình Bin sẽ đạt được hạnh phúc viên mãn ngay trong cuộc đời này.
Thiền sư Thích Nhất Đảng
Ông Nguyễn Đình Bin là người có tâm Phật (= thức tỉnh, nhận biết, giác ngộ) nhưng chưa tự mình thức tỉnh như lời Đức Thế Tôn dạy
bỏi vì ông còn thiếu 5 điều:
Biết thời thế
Biết người
Biết mình
Biết dừng
Biết ứng biến
Ông Nguyễn Đình Bin vẫn đứng trong hàng ngũ ĐCS Việt Nam,
nghĩ rằng chính nghĩa thuộc về đảng mình,
lẽ phải thuộc về đảng mình
và dùng Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị ĐCS nhằm “đánh thức tâm Phật”của người VN ở nước ngoài.
Nhưng người VN ở nước ngoài -những người từng sống ở miền Bắc và những người miền Nam sống sau năm 1975
-biết rõ đường lối và chủ trương của ĐCS Việt Nam “là vậy nhưng không phải là vậy”,
nên họ “không nghe nhũng gì Cộng sản nói, mà xem những gì Cộng sản làm”.
Họ biết thời thế, biết người, biết mình, biết dừng và biết ứng biến.
Hy vọng ông Nguyễn Đình Bin sẽ đạt được hạnh phúc viên mãn ngay trong cuộc đời này.
Thiền sư Thích Nhất Đảng
” KHẨU PHÂT TÂM XÀ ” Đó là BẢN CHẤT GIAN MANH thành hình TRONG TÂM THÂN của CSVN tù XƯA NAY vẫn như vậy, KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI mà mọi người VN ĐỀU KINH NGHIỆM QUA . Người dân VN ĐÃ PHẢI CHỊU BIẾT BAO ĐỚN ĐAU KHỐN KHỔ vì đã bị ĐCSVN LƯỜNG GẠT BẲNG NHỮNG LỜI LẼ ĐƯƠNG MẬT đẻ RỘI PHẢI KẾT THÚC THÂN PHẬN TRONG TỦI NHỤC ĐỐN ĐAU.
Sau ngày 30/4 BÊN THẮNG TRẬN đã ra Thông Báo là QUÂN CÁN CHÍNH ” NGUY QUÂN NGỤY QUYỀN ” CHỈ CẦN RA TRÌNH DIỆN MANG THEO CHÚT ÍT QUẦN ÁO ĐỂ ĐI HOC TẬP TRONG VÀI NGÀY RỒI TRỜ VỀ LẠI NHÀ SINH SỐNG BÌNH THƯỜNG. Nghe vầy nên RẤT NHIỀU NGƯỜI TIN TƯỞNG NÊN ĐÃ PHẢI ” ĐUA ĐẦU LỌT VÀO TRÒNG “. Rồi NHÀ CỬA TÀI SẢN BỊ TICHj THÂU, VỢ CON BỊ ĐÀY ĐI VÙNG KINH TẾ MỚI NƠI RỪNG THIÊNG NƯỚC ĐỘC sống chết mặc bây Hay PHẢI đi ra biển để MAY TÌM ĐƯỜNG SỐNG SÓT..
Nhưng SỰ THẬT là THẾ NÀO, ông Bin CHẮC ĐÃ BIẾT hay KHÔNG MUỐN BIẾT GÌ CẢ ? ( Nguyễn Cao Kỳ CHỈ LÀ TÊN VÕ BIỀN VÔ LIÊM SĨ miêng nói Ở LAI CHỐNG CÔNG ĐẾN CÙNG nhưng BỎ CHẠY TRƯỚC ( có phần GIỐNG CS ), KHÔNG PHẢI LÀ CON NGƯỜI QUỐC GIA CHÂN CHÍNH để mà đem ra LÊN LỚP )
Nay đả gần 50 năm TRÔI QUA nhưng ĐCSVN CÓ NHÌN NHÂN và XIN LỖI những HÀNH VI LƯƠNHF GẠT và TÀN ÁC BAO GIỜ ĐÂU ? Mà KÊU GỌI HÒA HỢP HÒA GIẢI để MONG LƯỜNG GAT ( Khúc RUỘT NGÀN ĐÔLA ) chăng ?
Trong khi Thương Phws Binh VNCH VẪN BỊ ÁP BỨC BẠC ĐÃI TRONG NƯỚC. Các Chương Trình Cứu Trợ Thương Phế Binh VNCH thf BỊ LÀM KHÓ DỄ, Ca Sĩ VN ở Hải Ngoai về VN TRINHF DIỄN thì BỊ HÀNH HẠ ĐỦ THỨ CHUYỆN CHO NHỤT CHÍ. Trong nước thì KHÔNG AI DÁM NÓI CHUYỆN Công An vì SỢ BỊ Công An MỜI LÊN LÀM VIỆC ( KHÓ TRỞ VỀ ).
Còn RẤT NHIỀU CHUYỆN BẤT CẬP CĂN BẢN mà ĐCSVN CẦN ” LÀM HƠN LÀ NÓI Hòa Hợp Hòa Giải SUÔNG :.
“Đây chính là điều đã và đang ngăn cản dân tộc ta hàn gắn vết thương nội chiến, thực hiện hòa giải, hòa hợp, đại đoàn kết.”
Tôi nghĩ khác: Đây chính là bi kịch cũa dân tộc Việt qúa khao khát độc lập, trong bối cảnh độc lập không nhất thiết phải lấy lại bằng qúa nhiều xương máu, ảo tưởng về tiềm năng vượt trội của một quốc gia còn chậm tiến chờ sự cứu rỗi của những thế lực ma qủy khóa áo nhân bản(do tham vọng của những người thèm khát làm nên lịch sử bất chấp xương máu phải hy sinh, không bao giờ chấp nhận sự thật về nhân sinh quan thay đổi của nhân loại).
Tôi chỉ tiếc cho ông Bin đã lầm lỡ đứng trong hàng ngũ cs, tiếc cho ông mơ mộng chế độ cs sẽ đổi thay. Chỉ có phá bỏ chế độ cs chứ không thể sửa chữa nó, đó là thực tế ai cũng thấy và ai cũng biết. Chỉ có csvn là giả vờ không biết nên cứ vòng vo ra nghị quyết này nọ gọi là đổi mới hòng lừa bịp những người cả tin, trong đó có các nhân vật mà tác giả nhắc tên trong bài! Phải thế không nào?
“… Tôi cũng nói với ông thẳng thắn, chân thành: Quá trình lịch sử nào mà chẳng có sai lầm, khuyết điểm, vấp váp. Nhưng, quan trọng là phải nhận ra, rút kinh nghiệm, sửa chữa, khắc phục. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã và đang tiếp tục như vậy….” (Trích)
T/G không biết rằng hơn 40 năm qua thân nhân đến viếng nghĩa trang quân đội BH vẫn còn bị làm khó sao?
Theo thiển nghĩ của tôi, có nhiều nguyên nhân, trong đó, nguyên nhân chính, cơ bản, cốt lõi, quyết định nhất, như tôi đã lý giải trong bài viết cách đây gần hai năm, ngày 30-4-2022, là do Đảng CSVN, người đang gánh vác trọng trách lãnh đạo đất nước, dù đã có nghị quyết về đổi mới toàn diện và đồng bộ, vẫn chưa thực hiện đổi mới thật sự về chính trị, vẫn kiên trì níu giữ mô hình quản lý đất nước cũ – hệ thống chính trị hiện hành – theo quan điểm Mác – Lênin, XHCN, thực chất là Đảng trị, độc quyền, không dân chủ, đã quá lẻ loi, lạc lõng, lỗi thời trên thế giới.
Đây chính là điều đã và đang ngăn cản dân tộc ta hàn gắn vết thương nội chiến, thực hiện hòa giải, hòa hợp, đại đoàn kết.
RẤT THẲNG THẮN NHƯNG MỘT CON ÉN KHÔNG THỂ MANG LAI MÙA XUÂN . NHÌN VAO HIỆN TRANG CỦA ĐẢNG CSVN , CHỦ NGHĨA MAC LÊ CHỈ LÀ VỎ BỌC BÊN NGOIA CỦA SỰ MUA QUAN BÁN CHỨC TRANH DÀNH QUYỀN LỰC ĐỂ THAM NHŨNG .
VIỆT NAM CÓ THỰC SỰ ĐỘC LẬP TỰ DO ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC HAY KHÔNG ? NẾU ÔNG ĐÌNH BIN TRẢ LỜI LÀ CÓ , ÔNG ĐÃ TỰ DỐI LÒNG MÌNH .
Đứng trong “đội ngũ” của một dòng nước ngược thật là muôn vàn khó khăn để nó đổi chiều, thành chảy suôi.