Điểm phim thắng giải Oscar 2024: “20 ngày ở Mariupol”

Đào Tuấn

13-3-2024

Lời giới thiệu của Tiếng Dân: Bộ phim tài liệu “20 ngày ở Mariupol“, của đạo diễn Mstyslav Chernov, 39 tuổi, người Ukraine, đã giành giải Oscar 2024 cho phim tài liệu xuất sắc nhất hôm 10-3-2024 vừa qua ở Hollywood, Hoa Kỳ.

“20 ngày ở Mariupol” ghi lại trận chiến khốc liệt nhất của quân xâm lược Nga ở Mariupol, một thành phố nằm phía Đông Nam Ukraine. Kết quả là, có khoảng 8.000 người bị giết chết ở Mariupol, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch). Sau gần ba tháng, đến ngày 20-5-2022, thành phố Mariupol rơi vào tay quân xâm lược Nga.

Sau đây là bài điểm phim “20 ngày ở Mariupol” của nhà báo Đào Tuấn:

***

Chúng tao bị bắn. Tao không tên. Tại sao tao phải rời bỏ ngôi nhà của mình. Dkm đừng lẽo đẽo đi theo nữa.

Tên anh là gì?

Dmm

“Mẹ đừng lo lắng. Mọi thứ sẽ qua.

“Cháu không muốn chết.

Chiến tranh bắt đầu!

190.000 quân Nga đang tiến vào.

Pháo và tên lửa khắp nơi.

Thành phố bị bao vây.

Người dân dán băng dính lên kính để đỡ nguy hiểm khi bom nổ.

Nhưng người dân có tội gì?!

Hàng ngàn người cố gắng chạy trốn tên lửa.

Máy bay xuất hiện. Có tiếng xe cứu thương. Ôi chúa ơi. 1-2-3… 9-10.

“Hãy cho Putin thấy đôi mắt của đứa trẻ. Và cả các bác sĩ đang khóc nữa…”

Evangelia mới 4 tuổi.

Tất cả chìm trong biển lửa.

Không có điện. Không có internet.

Ngày n+

Các cuộc tấn công khắp thành phố.

Ở đây toàn thường dân mà.

Chúng ta có cần nhiều lời không!

“Nó ở cạnh trường học. Trường số 29. Đang đá bóng. Mất hai chân rồi”.

Illya 16 tuổi.

Chúng tôi gửi hình ảnh về trụ sở, lưu ý cân nhắc về hình ảnh. Chắc chắn rồi: Sẽ thật đau đớn khi xem.

Tất cả mọi người nằm xuống. Xin chúa cứu chúng con.

Không còn kháng sinh để ngăn nhiễm trùng huyết. Bác sĩ phẫu thuật phải dùng đèn pin.

Nhà xác chật kín.

Ngày thứ n+

Trận chiến vẫn tiếp tục.

Gọi CIU ngay. Không còn nhịp tim. Chúa ơi. Tại sao? Nhưng tại sao.

Không còn gì có thể hoạt động.

Đất nước này 8 năm qua đã trải qua những gì!

Cuộc cách mạng phẩm giá; Sáp nhập crime; Donbas bị xâm chiếm; MH17; Cuộc bao vây sân bay Donetsk

Chiến tranh dường như vô tận.

Ngày n

Tín hiệu vô tuyến duy nhất bằng tiếng Nga: Mariupol đã bị bao vây. Hãy tự nguyện buông tay xuống.

Một tt mua sắm bị cướp phá.

Chết tiệt.

Ôi, đây từng là nhà của tôi! Chúng tôi không có diện, không có thức ăn. Không có gì cả.

Hành lang nhân đạo đã bị đóng lại.

Chúng tôi bị cắt đứt khỏi Ukraine, khỏi mọi người.

Mắc kẹt.

Sự tuyệt vọng bắt đầu xuất hiện.

“Họ lấy cắp mọi thứ… Chúng tôi là người hay súc vật? Mà sao giờ này mày vẫn còn định chơi bóng à?

“Bình tĩnh lại. Đừng đi cướp của ai nữa.

“Đầu tiên là phụ nữ, trẻ em và người già. Còn các bạn có thể tự tìm nước được. Mấy cái giếng ở ngay cạnh trụ cầu.

Chiến tranh như một tia X, soi tỏ mọi thứ.

Không lương thực, thuốc men nhưng kinh khủng nhất là sự cô lập. Không biết điều gì đang xảy ra quanh mình, điện thoại chỉ được sử dụng như đèn pin.

Đừng khóc ư? Nhưng tôi muốn về nhà!

Đèn sắp hết dầu rồi.

Ngày n:

Chiến tranh như một căn bệnh.

Những chiếc túi chứa xác có màu đen. Hố chôn tập thể. “Tôi đang làm việc, tôi không nói chuyện được, vì tôi sẽ khóc”!

Cột khói ở đúng toà nhà bệnh viện. Máy bay đang quay trở lại. Chúng tôi phải ở đâu?

Mẹ cháu!

Tất cả chạy vào trong ngay.

Không ai trả lời được bao nhiêu người chết và bị thương trong hoàn cảnh hỗn loạn này.

Bệnh viện Phụ sản: Có ai còn sống không?!

Máy bay kìa. Nấp đi.

Chẳng lẽ phải cần thêm những cái chết để chấm dứt?!

Bom vẫn rơi. Và đã có thêm tiếng súng máy hạng nặng. Người Nga đã vào thành phố.

Sở cứu hỏa bị phá hủy từ một cuộc không kích.

Tan hoang. Trường đại học cũng bị phá hủy. Những vết thương mới mỗi ngày.

“Tôi có thể nói gì đây. Họ đang bắn vào chúng tôi đấy”.

Cố lên ư? Cả ngày nay lúc nào cũng có máy bay trên đầu.

Ngày thứ 17:

Bệnh viện hết thuốc giảm đau. Bệnh nhân la hét “giết tôi đi”.

“Chị ấy bị vỡ xương chậu. Chúng tôi đã làm mọi cách nhưng không thể cứu được. Đứa bé trong bụng cũng chết”.

Bom rơi trúng hầm. Mọi người chết hết. Hai đứa con của tôi nữa. Ai trả con cho tôi.

Đừng ra ngoài. Một y tá vừa trúng đạn bắn tỉa.

Signal 580. A có thấy gì không?!

Xe tăng chữ Z. Nã đạn vào khu dân cư. Ôi nó đang quay nòng pháo kìa.

Tự sự của Chernov: Những thước phim giờ đã không thể gửi đi. Nếu một ngày con gái hỏi: Cha đã làm gì để ngăn sự tàn bạo, ngăn loại virrus hủy diệt này?

Tôi cần phải có câu trả lời.

Những đoạn thoại rời rạc trong phim đấy các bạn ạ. Một bộ phim với diễn viên là những thường dân giữa lằn ranh sống chết. Nó chân thực đến từng tiếng chửi dmm (vietsub). Chân thực khuôn mặt. Chân thực nước mắt. Cả máu, nỗi đau, cái chết, phẫn nộ, giận dữ và cả sự tuyệt vọng nữa.

Các bạn không cần phải chọn phe khi xem bộ phim tài liệu này. Vì, như những câu thơ Nguyễn Duy:

Nghĩ cho cùng

Mọi cuộc chiến tranh

Phe nào thắng thì nhân dân đều bại…

Ảnh: Những giọt nước mắt một phụ nữ Ukraine sinh con trong ngày thứ 17 của cuộc chiến tranh, trong tình trạng mất một chân vì mảnh bom. Ảnh trong phim

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Ừ thì cũng như Dr Zhivago của Boris Pasternak được giải Nobel, đều phục vụ cho mục tiêu chính là chống Cộng Sản của Mỹ

    U Cà cần lắm những trí thức đấu tranh, nhừng người quá đam mê 2 chữ thống nhứt, những vị thiền sư yêu hòa bình, U Cà cần lắm học tập tư tưởng Phan Chu Trinh, khai dân trí, đấu tranh 1 cách ôn hòa & có học . Bạo lực sẽ kêu gọi bạo lực, trí thức nhà ta, từ Phạm Đamn Trang cho tới Tiến Sĩ Nguyễn Quang A, ai cũng bảo thế

    Oh, và học thêm tinh thần nhân văn của Ngụy . Chít có ngày con ạ . Thấy Ngụy hông ? Nope. EXACTLY

  2. Putin : tao có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới.
    Tao thôn tính lãnh thổ Ukraine.
    Đó là sự thật.
    Hãy chấp nhận đi.

  3. Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga là dã man, tàn bạo.
    Báo chí Việt Nam không dám động đến mấy chữ này, toàn dùng một giọng lưỡi của Nga.
    Cái cách cộng sản Việt Nam chọn lẽ phải và công lý là như thế.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây